Xem Nhiều 5/2023 #️ Trang Phục Và Tư Thế Chuẩn Mực Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 7 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 5/2023 # Trang Phục Và Tư Thế Chuẩn Mực Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trang Phục Và Tư Thế Chuẩn Mực Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bất cứ người làm dịch vụ du lịch nào cũng phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp với công việc đòi hỏi, nhưng nhân viên phục vụ bàn và nhân viên đón tiếp trong các khách sạn, các đại lý du lịch và Hướng dẫn viên là những người trực tiếp phục vụ, gặp gỡ với khách du lịch cần phải có trang phục chuẩn mực nhất. Trang phục có thể là đồng phục cơ quan, theo thời tiết hay theo loại hình du lịch. Khi thực hiện hướng dẫn cho khách theo loại hình du lịch thể thao, du lịch leo núi mạo hiểm thì Hướng dẫn viên cần có trang phục gọn, thuận tiện. Nhưng khi thực hiện hướng dẫn theo loại hình du lịch lễ hội, tâm linh cần phải có trang phục trang trọng, lịch sự.

Nhìn chung, hướng dẫn viên cần có trang phục vừa hiện đại, phù hợp, vừa thể hiện bản sắc dân tộc của mình, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với khách du lịch, gây được thiện cảm với khách du lịch. Một Hướng dẫn viên thạo nghề sẽ chú ý đến tâm lý, phong cách ăn mặc của khách du lịch ở các quốc gia khác nhau. Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục là ví dụ cho những quốc gia rất coi trọng việc ăn mặc.

Giày dép của Hướng dẫn viên khi hành nghề phải tốt để có ma sát chống trơn, luôn được lau chùi sạch sẽ. Trong các lần di chuyển trên thang máy, đi dự tiệc tối hay các bữa tiệc có tính chất long trọng, Hướng dẫn viên cần chú ý kỹ hơn đến trang phục. Màu sắc của quần áo, váy cần màu tao nhã. Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, Hướng dẫn viên du lịch có xu hướng sử dụng váy màu đậm, quần áo màu sáng. Có trang phục gọn đẹp, hướng dẫn viên cần khuyến khích khách ăn mặc cho phù hợp với loại hình du lịch và lộ trình tham quan (khi leo núi, xuyên rừng hay dự các buổi lễ hội ở những nơi tôn nghiêm,…) phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian diễn ra chuyến du lịch.

Về nguyên tắc, hướng dẫn viên du lịch cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự nhưng cần phù hợp với gương mặt, hình thể, màu da của mình. Hướng dẫn viên cần có kiểu tóc, độ dài tóc hợp lý và chải tóc gọn gàng, sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn. Cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho, mùi thơm của cây cỏ tự nhiên được ưa chuộng hơn là nước hoa, nói chung nên tránh sử dụng nước hoa khi không cần thiết hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa.

Trang phục của Hướng dẫn viên là yêu cầu nghiệp vụ nhằm làm cho khách có thiện cảm, hòa đồng, tôn trọng và tín nhiệm Hướng dẫn viên. Các tư thế của Hướng dẫn viên đòi hỏi phù hợp với loại hình du lịch, phương tiện di chuyển địa hình có đối tượng tham quan. Những yêu cầu chung với Hướng dẫn viên về các tư thế như sau:

1.Phải tự nhiên khi trước mặt du khách và ngẩng đầu vừa phải, ngay ngắn, tỏ rõ sự lịch thiệp, trang trọng và thân tình.

2.Khi di chuyển không vội vàng hấp tấp hay rề rà, chậm chạp và không chạy không nhảy chân sáo, cần chú ý tới các vật cản, vướng trên đường di chuyển.

3.Thế đứng luôn cân bằng, trọng lượng phân bố đều trên hai chân, lưng thẳng, tay tự nhiên (ngay cả khi cầm micro).

4.Không cho tay vào túi áo, túi quần, không dựa vào tường, cây vào các vật khác nhau khi đang thuyết trình ở mặt đất

5.Cần đứng hay ngồi ở vị trí để khách có thể nghe và thấy rõ Hướng dẫn viên nhưng không che lấp đối tượng cần quan sát, chỉ dẫn và không gây cản trở cho người qua lại.

Trong những hoàn cảnh khác nhau như kiểm tra sự bảo đảm của chất lượng, số lượng của các dịch vụ du lịch theo hợp đồng, giải quyết các tình huống phát sinh, thư giãn, mua sắm giúp khách, Hướng dẫn viên có thể có các tư thế tương đối thoải mái hơn, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách.

Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Trang phục của hướng dẫn viên (HDV) phải gọn đẹp, phù hợp với loại hình du lịch, lộ trình tham quan. Ngoài ra, trang phục cũng cần phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian du lịch. Ví dụ, khi leo núi, xuyên rừng phải mặc những trang phục thoải mái dễ chịu, dễ hoạt động. Hay khi dự các buổi lễ hội ở những nơi tôn nghiêm, phải mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Màu sắc của quần áo, váy cũng cần màu tao nhã phù hợp. Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, HDV du lịch thường có đồng phục theo hãng. Lưu ý giày dép của HDV khi hành nghề phải có ma sát chống trơn tốt, luôn lau chùi sạch sẽ.

Nhìn chung, HDV cần có trang phục phù hợp vừa thể hiện được bản sắc dân tộc vừa lịch sự, gây được thiện cảm. HDV cũng cần phải chú ý đến tâm lý, phong tục tập quán ăn mặc ở mỗi vùng miền, quốc gia sẽ đến cho phù hợp. Đặc biệt, khách từ các nước: Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục.

Đối với nữ HDV du lịch cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự. Tuy nhiên cần phù hợp với gương mặt, hình thể, màu da của mình. Về độ dài hay kiểu tóc, HDV cũng cần lựa chọn kiểu tóc phù hợp. Tóc luôn phải được chải gọn gàng, sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn.

Hành nghề HDV du lịch bạn cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho. Khi sử dụng nước hoa nên tránh sử dụng mùi thơm nồng. Hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa. Tốt nhất không nên dùng nước hoa khi không cần thiết.

Tiêu chuẩn trang phục của hướng dẫn viên du lịch luôn phải đảm bảo gọn gàng, lịch sự và phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài trang phục, thái độ và tác phong làm việc cũng góp phần quyết định sự thành công của HDV du lịch. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách. Với những người đã học trái ngành du lịch, bạn có thể đăng ký học chứng chỉ HDV du lịch bằng cách nộp hồ sơ đăng ký tại:

Địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 0933 827 837 – 02432 97 96 96

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Yêu Cầu Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Hướng dẫn viên (HDV) tìm hiểu điều này! Du lịch là một trong những nghề hấp dẫn giới trẻ và cần nguồn nhân lực hiện nay. Vậy HDV Du lịch là gì? Yêu cầu của nghề HDV Du lịch ra sao? Cùng

Yêu cầu của nghề HDV Du lịch

Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế) Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Những kỹ năng cần có của một HDV Du lịch chuyên nghiệp:

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống

Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề HDV Du lịch. Nghề HDV Du lịch đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch cũng là nghề thường xuyên xảy ra những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang man, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được coi như “con dao hai lưỡi” trong nghề HDV Du lịch. Biết cách sử dụng và sử dụng thành công thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp cho HDV. Tuy nhiên, nếu sử dụng hành động, cử chỉ mơ hồ, gây hiểu sai ý cho du khách có thể sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, phải rất tự tin và sành sỏi trong việc sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.

Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục

Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề HDV Du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.

​ Nếu bạn mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp của bạn, nhất là nghề HDV Du lịch.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch là nghề của đội nhóm, của cả một tập thể với sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được nhất quán và thành công. Đồng thời, nghề HDV Du lịch còn đòi hỏi người hướng dẫn phải biết cách tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt chuyến đi, đặc biệt là trên xe lúc di chuyển đến các điểm đến theo lịch trình. HDV phải biết cách tổ chức, sắp xếp khi nào nói chuyện, thuyết trình, khi nào cần đan xen các hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách để khoáy động tinh thần cho du khách. Vì vậy kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm là rất quan trọng đối với nghề HDV.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

Đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một HDV Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,… góp phần rất lớn vào sự thanhf công của chuyến đi.

Đối với nghề nghiệp, HDV Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.

Đối với du khách, HDV Du lịch không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.

Đối với HDV, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là HDV không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu HDV phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.

Một yêu cầu nữa đối với nghề là HDV không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân HDV, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.

HDV Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy,nghề HDV Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.​

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Vai Trò Nhiệm Vụ Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Khái niệm hướng dẫn viên du lịch là gì?

Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách thấy được vẻ đẹp, nét đặc trưng các di sản – văn hóa cũng như thiên nhiên – con người của một vùng (địa điểm, địa danh) cụ thể khi du khách đặt chân tới. Nói cách khác, hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế và giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến (điểm tham quan) thông qua chuyến đi và bài thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch.

Nói nôm na và nói vui với nhau: hướng dẫn viên du lịch là người mà cái gì cũng biết và có duy nhất 1 cái không biết đó là “xấu hổ”. Và hướng dẫn viên du lịch là người làm cho du khách vui cái mắt, vui cái tai, vui cái mũi, vui cái miệng, vui cái tay…

Hướng dẫn viên du lịch được chia ra như sau:

hướng dẫn viên Quốc tế (international guide)

hướng dẫn viên trong nước (domestic guide)

hướng dẫn viên chuyên nghiệp (tour guide)

hướng dẫn viên suốt tuyến (tour leader / long – distance guide)

hướng dẫn viên từng chặng / địa phương (local guide)

hướng dẫn viên tại điểm (on-site guide)

hướng dẫn viên di tích (heritage guide)

hướng dẫn viên thành phố (city guide)

hướng dẫn viên cộng tác viên (step-on guide)

Yêu cầu cần có của một hướng dẫn viên du lịch

Để làm một hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật thì người hướng dẫn viên cần phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc nội địa. Theo Luật du lịch nếu hướng dẫn viên du lịch không có, không đeo hoặc cho mượn thẻ hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt.

Và một điều quan trọng nữa là hướng dẫn viên phải có một nghiệp vụ du lịch vũng vàng, hướng dẫn viên phải trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức, ngoại ngữ thật vững và một bản lĩnh nghề nghiệp để sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống phát sinh nào trong suốt thời gian dẫn tour.

Trong quá trình làm việc người hướng dẫn viên không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm tôn giáo chính trị…. Đối với du khách, đồng nghiệp thì không được trễ giờ hay sai hẹn. Một quy định “bất thành văn” đối với hướng dẫn viên du lịch là không được say tàu – xe. Ngoài ra, hướng dẫn viên còn phải hiểu, biết nhiều Luật khác nhau, đặc biệt là Luật Du lịch để hướng dẫn cho du khách quốc tế thực hiện đúng luật pháp địa phương – nơi du khách đến du lịch.

Vai trò, nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người đại diện cho địa danh (địa điểm – vùng) giới thiệu với du khách về văn hóa, lịch sử… của nơi mà du khách đến tham quan. Người hướng dẫn viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyển tải văn hóa và tái hiện lại phần nào lịch sử thông qua bài thuyết minh của mình. Đặc biệt khi dấu vết thời gian của văn hóa và lịch sử không còn nhiều.

Bài thuyết minh và cách diễn đạt của người hướng dẫn viên có ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của du khách – tác động lớn đến chất lượng chương trình tour. Nói cách khác, vai trò của hướng dân viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không không thành công của một chương trình du lịch. Nó nâng tầm công ty du lịch, cũng như nâng tầm cho một địa danh hay đất nước với khách du lịch.

Đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên

Người hướng dẫn viên du lịch tuyệt đối không được lợi dụng sự bỡ ngỡ của du khách để “vòi tiền” hay “ăn chặn”  tiền của du khách vì điều đó không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân người hướng dẫn viên mà còn làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh công ty, nơi du khách đã đến tham quan và hình ảnh du lịch của đất nước.

Mỗi chúng ta hãy tự răn mình để không bị cám dỗ trước cái xấu, hãy luôn là người ngay thẳng thật thà trước mình và trước mọi người. Người hướng dẫn viên du lịch hãy trau dồi nghiệp vụ du lịch, tậm tâm trong nghề hướng dẫn viên, ham học hỏi… tạo nên sự uy tín và thương hiệu cho chính bản thân người hướng dẫn viên du lịch.

Các khóa học nghiệp vụ du lịch ngắn hạn dành cho người học trái ngành đam mê làm hướng dẫn viên du lịch

Học trung cấp du lịch tại Hà Nội cho người mới bắt đầu

Khóa học nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch ngắn hạn được tổ chức trên toàn quốc: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Đà Lạt, Nha Trang, TpHCM, Cần Thơ, Phú Quốc…

Đăng ký học nghiệp vụ du lịch theo mẫu

ĐĂNG KÝ HỌC ONLINE

ĐĂNG KÝ HỌC NGAY

Bạn đang xem bài viết Trang Phục Và Tư Thế Chuẩn Mực Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!