Rubik là gì?
Rubik hay còn gọi là Lập phương Rubik, khối Rubik hay game Rubik. Đây là một trong các trò chơi trí tuệ theo hướng giải đố cơ học được thực hiện trên một khối hình lập phương. Trò chơi này được đặt theo tên gọi của người phát minh ra nó đó chính là Emo Rubik, nhà điêu khắc, giáo sư kiến trúc người Hungary. Ông tạo ra trò chơi này vào năm 1974 với khối lập phương đầu tiên có kích thước 3×3.
Khối Rubik 3×3 này có tổng cộng 6 mặt khác nhau. Trong từng mặt lại có tổng cộng 9 ô vuông chia thành 3 hàng. Các ô vuông này có 6 màu khác nhau bao gồm màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá cây, màu cam, mày xanh dương và màu trắng.
Tất cả các ô vuông ở các mặt của khối Rubik sau đó được xáo trộn màu sắc. Sau đó, người chơi phải sử dụng tư duy và khả năng tính toán để đưa từng mặt của khối Rubik 3×3 này thành một màu đồng nhất với nhau. Như vậy 6 mặt của lập phương Rubik là 6 màu riêng.
Chơi Rubik được xem là một trong các trò chơi giải đố được chơi nhiều nhất. Các khối Rubik, đặc biệt là khối 3×3 là loại đồ chơi bán chạy trên thế giới với hàng triệu khối được các công ty đồ chơi bán ra hàng năm. Ngoài ra còn có các cuộc thi trong thế giới Rubik để tìm ra người xoay các khối lập phương nhanh nhất.
Hướng dẫn cách chơi Rubik 3×3 cơ bản dễ hiểu nhất
1/ Giới thiệu về khối Rubik 3×3
Khối 3×3 chính là khối đầu tiên và nguyên bản nhất của trò chơi hình học nổi tiếng này. Đây là một khối lập phương bao gồm 6 mặt thường được làm từ chất liệu nhựa. Từng mặt lại có kích thước tiêu chuẩn 3x3x3 tức là 3 ô vuông chiều ngang kết hợp với 3 ô vuông chiều dọc. Tổng cộng 1 mặt gồm có 9 ô vuông nhỏ, tổng 6 mặt là 54 ô vuông.
Khối Rubik 3×3 còn là khối lập phương phổ biến và được nhiều người chơi nhất trên thế giới. Về màu sắc, khối lập phương này có đủ các màu đỏ, xanh lá cây, xanh dương, vàng, cam và trắng. Các khối Rubik khác lớn hơn có thể có thêm các màu sắc khác như hồng, tím hay nâu. Tuy nhiên với khối lập phương 3×3 thì đây là 6 màu nguyên bản nhất khi trò chơi mới được hình thành.
2/ Tên gọi các viên của khối Rubik 3×3
Viên cạnh – Viên có hai màu ở cạnh của khối lập phương.
Viên góc – Viên có ba màu. Vị trí của nó nằm ở các góc của khối vuông Rubik. Giống như viên cạnh, viên góc có thể di chuyển theo quy luật riêng.
Viên ở chính tâm – Viên nằm ở trung tâm trục Rubik có một màu đồng thời được 8 viên khác bao xung quanh ở từng mặt của khối lập phương. Có 6 viên tâm ở 6 mặt và chúng luôn cố định. Dù người chơi có xoay Rubik thế nào thì luôn có 6 viên ở trung tâm không di chuyển.
3/ Kí hiệu các mặt quay và cách xoay khối Rubik
Mặt trái kí hiệu là L (Left)
Mặt phải kí hiệu là R (Right)
Mặt trên kí hiệu là U (Upper)
Mặt dưới kí hiệu là D (Down)
Mặt trước chính diện với người xoay gọi là F (Front)
Mặt sau được gọi là B (Behind)
Đây chính là cách ghi chú của Singmaster hay còn gọi là ghi chú hướng xoay. Nó quy ước các mặt của khối Rubik theo phương nhìn của người chơi đồng thời xoay theo chiều kim đồng hồ. Khi các ký tự này được ghi cùng với dấu ‘ (nháy đơn) thì xoay ngược chiều kim đồng hồ. Còn nếu quay hai lần (quay 180 độ) thì đánh số 2. Ví dụ D2 tức là quay mặt dưới 2 lần. Nếu là con số khác thì tương ứng với số lần phải quay mặt này.
Muốn chơi Rubik, đầu tiên người chơi phải xáo trộn các mặt và màu sắc của từng ô vuông lên với nhau. Đồng thời làm quen và ghi nhớ các mặt cùng với kí hiệu riêng của từng mặt đó.
Cách giải Rubik 3×3 theo từng tầng đơn giản nhất cho người mới
1/ Cách xoay Rubik 3×3 với tầng 1
Trong việc giải Rubik 3×3, tầng 1 hay mặt trên được đánh giá là tầng đơn giản nhất. Bởi lúc này người chơi chưa cần chú ý nhiều tới các mặt khác của khối lập phương. Để thuận tiện cho việc chơi trò chơi này, các người chơi thường quy ước tầng 1 là tầng thực hiện xong mặt trắng, mặt này có kí hiệu là U. Như vậy nhiệm vụ của người chơi khi giải Rubik tầng 1 đó là hoàn thành được mặt trắng.
+ Tạo viên tâm màu trắng nằm ở mặt trên
Bước đầu tiên để giải tầng 1 của khối Rubik đó là xoay khối lập phương để viên tâm nằm đúng mặt U phía trên. Vị trí viên tâm này không thay đổi trong suốt quá trình xoay, người chơi không được di chuyển viên tâm ra khỏi mặt U. Mục đích của bước này đó là tạo thành một dấu thập trắng (Cross trắng) ở mặt trên với các viên màu trắng nằm liền kề với viên tâm.
+ Tạo thành hình dấu thập trắng ở mặt trên
Tiếp theo bạn phải tạo một dấu thập trắng (Cross trắng) ở mặt U của khối lập phương. Cách tạo thành dấu thập trắng xung quanh viên tâm được thực hiện như sau.
Nếu ở hàng dưới của mặt L hoặc R có một ô cạnh màu trắng, bạn chỉ cần xoay mặt đó một lần để đưa ô trắng lên tầng 2.
Nếu có một ô cạnh màu trắng nằm ở hàng 2 của mặt R hoặc L, lúc này người chơi tiến hành xoa mặt B hoặc mặt F tùy theo mặt nào nằm cạnh ô màu trắng đó. Xoay cho tới khi nào ô trắng ở vị trí mặt dưới.
Khi có một ô cạnh màu trắng ở mặt dưới, người chơi tiếp tục xoay mặt dưới cho tới khi ô cạnh màu trắng đó nằm đối diện với một ô cạnh trống ở mặt trên. Lưu ý ô cạnh trống này phải không có màu trắng. Sau đó người chơi lật khối lập phương để ô cạnh trống đó nằm đúng vị trí UF. Tiếp theo sau mặt trước 2 lần (tức là F2) để ô màu trắng vào chính xác vị trí UF.
Các ô cạnh màu trắng khác được thực hiện tương tự như trên cho tới khi các ô này đều nằm ở mặt U đồng thời tạo thành dấu thập trắng quanh viên tâm.
+ Mở rộng dấu thập trắng ra các góc
Sau khi tạo được dấu thập màu trắng ở mặt U, công việc tiếp theo của bạn đó là mở rộng nó tới các viên góc. Để thực hiện điều này bạn phải áp dụng công thức Rubik 3×3 bằng cách quan sát các viên cạnh phía trên nằm ở các mặt R, L, B và F. Sau đó xoay khối lập phương để các viên này nối với một viên tâm cùng màu. Ví dụ ô tâm F màu đỏ thì ô cạnh FU phải có màu đỏ tương ứng.
Thực hiện việc xoay mặt U cho tới khi có ít nhất hai mặt trong bốn mặt R, L, B và F có viên tâm và viên cạnh cùng màu với nhau.
Lật toàn bộ khối Rubik để một trong các cạnh sai nằm ở mặt F tuy nhiên dấu thập màu trắng phải đảm bảo vị trí ở mặt U.
Xoay mặt F 2 lần (F2) đồng thời một ô cạnh màu trắng phải được chuyển xuống mặt D. Sau đó, người chơi chú ý quan sát màu còn lại của viên đó (ô nằm ở vị trí FD).
Xoay mặt dưới cho tới khi nào viên cạnh đổ nằm dưới viên đỏ ở chính tâm.
Xoay tiếp mặt đỏ một góc 180 độ, lúc này cạnh trắng trở lại mặt trên (U).
Xem lại mặt dưới (D) xem có ô cạnh trắng mới không. Cùng với đó là các màu còn lại của viên cạnh có ô trắng đó.
Tiếp tục xoay mặt D cho tới khi viên cạnh xanh lá nằm dưới viên tâm có màu xanh lá.
Thực hiện việc xoay mặt có màu xanh lá một góc 180 độ. Lúc này mặt U tiếp tục xuất hiện hình dấu thập trắng.
Mục tiêu của bước này hoàn thành khi tất cả bốn mặt R, L, B và F đều có viên cạnh cùng màu với viên tâm.
+ Di chuyển các viên góc trắng về vị trí của mặt trắng
Bước tiếp theo trong hướng dẫn xoay Rubik 3×3 đối với tầng 1 đó là đưa viên góc trắng lên mặt trắng. Đây là một bước tương đối khó đối với người mới học chơi Rubik, do đó bạn nên thực hiện chính xác. Nhiệm vụ của người chơi sau khi hoàn thành bước này đó chính là tạo được thêm 4 ô góc trắng của mặt U.
Xác định một viên góc có màu trắng ở mặt D. Cùng với đó là một viên gốc có 3 ô có 3 màu khác nhau. Các viên này lần lượt được gọi là viên trắng, viên X và viên Y cho thuận tiện. Tương tự mặt X là mặt có viên tâm là màu X.
Tiếp tục xoay mặt D cho tới khi viên góc trắng, viên X và viên U nằm ở trung tâm của các mặt X và mặt X.
Thực hiện việc xoay toàn bộ khối lập phương để viên góc trắng, viên X và viên Y nằm đúng vị trí DFR. Lúc này, viên chính tâm ở hai mặt R và F cùng có màu với viên Y và viên X. Trong khi đó, mặt trên của khối Rubik tiếp tục là mặt màu trắng.
Viên góc lúc này có thể nằm ở 3 vị trí khác nhau. Tùy theo vị trí mà bạn có thể thực hiện cách xoay khác nhau. Nếu viên góc màu trắng nằm ở vị trí DFR (mặt dưới) thì tiến hành xoay theo thứ tự F D2 F’ D’ F D F’. Trường hợp viên góc trắng nằm ở vị trí FRD (mặt trước) thì xoay theo thứ tự F D F’. Còn nếu viên góc trắng nằm ở vị trí RFD (mặt phải) thì xoay theo thứ tự R’ D’ R.
Sau khi thực hiện xong bước trên, người chơi tiếp tục tiến hành xoay Rubik 3×3 tương tự đối với các góc còn lại. Điều này giúp cho ba viên trắng còn lại trở lại đúng vị trí mặt trắng. Đồng thời ta có cả mặt U phía trên của khối Rubik là mặt trắng. Ngoài ra, ở từng mặt R, L, B và F có viên chính tâm cùng màu với ba viên ở hàng trên.
2/ Cách giải Rubik 3×3 với tầng 2
+ Tìm vị trí một viên cạnh không có màu vàng ở mặt D
Bạn phải nhanh chóng xác định một viên cạnh ở mặt D không có màu vàng. Trong đó có hai màu của viên cạnh mà bạn cần chú ý tới đó là màu X và màu Y của viên cạnh nằm ở mặt D. Đồng thời đây phải là viên cạnh. Mặt trên là màu trắng vừa được tạo thành xong.
+ Lật khối Rubik để màu X nằm ở mặt F
Người chơi tiến hành xoay khối lập phương theo trục thẳng đứng giống như khi xoay một quả cầu. Khi nào ô tâm có màu X nằm đúng ở vị trí mặt trước (mặt F) thì dừng lại. Lưu ý trong quá trình xoay phải đảm bảo mặt D và mặt U phải ở nguyên vị trí khi lật khối Rubik 3×3.
+ Tiến hành xoay mặt D
Bước tiếp theo trong cách chơi Rubik 3×3 khi thực hiện tầng 2 đó là người chơi tiến hành xoay mặt D. Việc xoay này phải đảm bảo sao cho viên cạnh có màu X và màu Y phải nằm đúng vị trí DB. Trong đó, viên Y nằm ở mặt sau (mặt B), viên X nằm ở mặt dưới (mặt D).
+ Quan sát vị trí của màu Y để điều chỉnh khối lập phương
Sau khi thực hiện các bước ở trên, tùy theo vị trí của viên tâm có màu Y mà bạn thực hiện các hành động xoay khác nhau. Cụ thể nếu viên tâm ở mặt trái (mặt L) có màu Y thì người chơi xoay theo thứ tự F’ D’ F D L D L’. Còn nếu viên tâm ở mặt phải (mặt R) có màu Y thì xoay F D F’ D’ R’ D’ R.
Tiếp theo, người chơi thực hiện tiếp các bước giống như trên cho tới khi hoàn thiện hai tầng trên cùng của khối Rubik 3×3. Bắt đầu từ bước tìm viên cạnh mới trên mặt D mà không có ô nào màu vàng. Khi người chơi xoay xong thì các mặt R, L, B và F đều có hàng trên và hàng thứ hai có cùng màu với nhau.
Trường hợp nếu một trong số các viên cạnh của mặt D có màu vàng thì người chơi phải tính toán điều chỉnh lại. Các viên cạnh cạnh đều phải có hai ô màu đồng thời không có ô nào màu vàng. Nếu có viên cạnh màu vàng ở mặt D thì bạn thực hiện như sau.
3/ Công thức xoay Rubik 3×3 tầng 3
+ Tiến hành lật khối Rubik để mặt vàng là mặt U
Người chơi lật khối lập phương để đảm bảo mặt trên là mặt có màu vàng. Vị trí này không thay đổi cho tới khi toàn bộ khối Rubik được giải xong.
+ Tạo hình dấu thập màu vàng trên mặt U
Trên mặt U, người chơi tiến hành tạo hình dấu thập màu vàng (Cross vàng) theo một trong số các cách sau.
Trường hợp nếu có cả 4 viên cạnh màu vàng thì bạn tạo được xong dấu thập vàng cùng với viên chính tâm màu vàng.
Nếu trên mặt U có hai viên cạnh màu vàng nằm đối diện nhau thì người chơi thực hiện xoay mặt U cho tới khi nào hai viên cạnh màu vàng nằm ở vị trí UR và UL. Công thức xoay đó là B L U L’ U’ B’
Nếu trên mặt U có hai viên cạnh màu vàng nằm liền kề nhau ở hai vị trí UR và UF thì áp dụng công thức xoay B U L U’ L’ B’
Trường hợp không có viên cạnh nào màu vàng thì người chơi áp dụng một trong hai công thức trên. Lúc này hai viên cạnh màu vàng được lật lên mặt U. Sau đó người chơi lại sử dụng thêm một lần công thức trên tùy thuộc vào vị trí của các viên cạnh.
+ Di chuyển một viên góc vàng lên mặt U
Bước tiếp theo khi xoay Rubik tầng 3 đó là bạn thực hiện đưa một viên góc màu vàng lên mặt trên. Lúc này bạn lật khối lập phương cho tới khi mặt trước là mặt xanh biển, mặt vàng là mặt trên sau đó mới đưa viên góc vàng về vị trí chính xác.
Sau khi thực hiện xong, bạn có thể thấy khối Rubik như bị xáo trộn lung tung. Tuy nhiên bạn chỉ cần thực hiện tương tự với các viên góc màu vàng còn lại là được. Trong đó mặt xanh biển là mặt trước, tiếp tục đưa viên góc khác tới vị trí UFR bằng cách xoay mặt U rồi lặp lại các bước như trên.
4/ Hoàn thành giải Rubik 3×3
Giải Rubik tầng 3 xong, bước cuối cùng trong cách chơi Rubik 3×3 đó chính là hoàn thiện khối Rubik để cho 6 mặt của nó tạo thành 6 màu khác nhau.
+ Xoay mặt U cho tới khi một viên cạnh trùng màu với viên tâm liền nó
Ở bước này, bạn phải thực hiện chính xác để một viên cạnh trùng với màu của viên tâm liền nó tuy nhiên không phải hai hay ba viên cùng màu. Ví dụ mặt F có tâm màu xanh nước biển thì bạn phải xoay mặt U cho tới khi ô phía trên của viên tâm xanh nước biển có màu giống nó.
+ Đưa các viên cạnh còn lại về vị trí
Sau khi có một viên cạnh cùng màu với viên chính tâm trong tổng số 4 viên cạnh, người chơi tiến hành lật cả khối lập phương sao cho viên cạnh cùng màu này ở mặt trái. Tiếp theo kiểm tra viên FU có trùng màu với viên tâm ở mặt R không.
Nếu trùng màu thì áp dụng công thức R2 D’ R’ L F2 L’ R U2 D D2. Lúc này khối lập phương cơ bản được hoàn thiện chỉ còn lại các viên góc.
Trường hợp không trùng màu thì bạn xoay U2 rồi lật cả khối Rubik tương tự như lật một quả cầu để mặt R trở thành mặt F. Công thức áp dụng đó là R2 D’ R’ L F2 L’ R U2 D R2.
+ Kết thúc việc giải khối Rubik 3×3
Sau khi thực hiện các bước hướng dẫn xoay Rubik 3×3 ở trên, lúc này chỉ còn các viên góc, bạn tiến hành hoàn thiện khối lập phương là xong.
Như vậy khối Rubik hoàn toàn được giải xong. Lúc này bạn có một khối lập phương với 6 mặt là 6 màu khác nhau sau khi thực hiện công thức giải Rubik 3×3.
Các biến thể khác của trò chơi xoay Rubik
Với từng khối hình khác nhau, người chơi có thể mất nhiều thời gian cho việc tìm và áp dụng các cách giải Rubik. Các biến thể Rubik với độ khó cao thường phù hợp với các người chơi có nhiều kinh nghiệm hoặc chơi trò chơi này lâu năm.
Với người chơi mới tốt nhất nên khởi đầu với cách chơi Rubik 3×3 hoặc có thể lựa chọn Rubik 2×2 hoặc Rubik 4×4 để học cách chơi trò chơi tư duy này. Ngoài ra, bạn còn có thể chơi Rubik online trên các ứng dụng di động hay máy tính một cách tiện lợi.
Một số kinh nghiệm xoay Rubik nhanh nhất từ các cao thủ
1/ Nên tháo lắp khối Rubik và tra dầu thường xuyên
Một cách giúp bạn xoay khối Rubik nhanh hơn đó là bạn nên tháo khối Rubik ra sau một thời gian chơi. Sau đó tra chất bôi trơn lên các bộ phận xoay bên trong khối. Bạn có thể sử dụng dầu ăn hoặc tốt nhất là dầu silicon để giúp cho khối lập phương xoay trơn tru hơn. Cuối cùng áp dụng cách lắp Rubik để lắp lại như ban đầu.
2/ Giải khối vuông Rubik theo từng tầng
Khi bạn chơi Rubik, một lưu ý quan trọng dành cho bạn đó là ở từng tầng, khi bạn xoay các miếng ghép mới thì các miếng ghép khác dịch chuyển theo. Nó phá hỏng các miếng ghép mà bạn từng ghép được trước đó. Vì vậy, bạn nên chia ra theo từng tầng và áp dụng công thức giải Rubik phù hợp để tránh phá đi các phần của các tầng trước đó.
3/ Màu của viên ở chính tâm quyết định màu của mặt Rubik
Viên Rubik ở vị trí chính tâm của từng mặt của khối Rubik là cố định. Dù người chơi có xoay Rubik thế nào thì 6 viên ở trung tâm của khối lập phương không di chuyển. Chính vì vậy, màu sắc của viên chính tâm quyết định màu sắc của từng mặt Rubik tương ứng. Bạn nên chú ý tới điều này trong cách lắp Rubik 3×3 và cách giải toàn khối lập phương.
4/ Sử dụng máy bấm giờ Rubik để cải thiện khả năng xoay
Một kinh nghiệm chơi Rubik đối với các Cuber – người chơi Rubik đó là nên sử dụng các Rubik Timer hay còn gọi là đồng hồ bấm thời gian để nâng cao khả năng chơi Rubik của bản thân. Đồng hồ này giúp cho bạn biết chính xác thời gian mình giải khối Rubik trong bao lâu. Đồng hồ này giúp bạn thuận tiện hơn trong việc ghi lại thời gian giải khối lập phương so với các dụng cụ bấm giờ thông thường khác.
5/ Áp dụng các phương pháp giải Rubik khác nhau
Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ công thức Rubik thì có thể viết lại vào giấy các trường hợp cụ thể đi kèm với đó là công thức tương ứng. Cùng với đó nên luyện tập thường xuyên để trở thành người chơi Rubik giỏi.
Kết luận
Xoay Rubik thực sự là một trò chơi thú vị. Nó yêu cầu ở người chơi khả năng tư duy toán học cùng với tính toán các công thức xoay phù hợp với từng giai đoạn giải. Đây là trò chơi không chỉ giúp bạn phát triển khả năng tư duy, trí tuệ mà còn cả nhanh mắt, nhanh tay và sự linh hoạt.
Nhà cái W88 tặng ngay 90.000 VND miễn phí cho người mới vừa đăng ký thành công tài khoản chơi cá cược thể thao, đánh bài, xổ số,…Thắng sẽ được rút tiền mặt về tài khoản ngân hàng
Link đăng ký nhận 90.000 VND miễn phí
Link 1 – Link 2 – Link 3