Top 11 # Video Hướng Dẫn Giật Bóng Bàn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Giật Bóng Bàn

( Đại Việt Sport) – Trong quá trình chơi bóng bàn thì kỹ thuật giật bóng bàn được rất nhiều người chơi quan tâm. Đại Việt Sport xin giới thiệu một số kỹ thuật giật bóng bàn cơ bản hiện nay.

Bóng bàn là môn thể thao không chỉ rèn luyện cho người chơi sức khỏe mà còn tăng khả năng phán đoán, phản xạ của người chơi. Chính vì vậy mà nó ngày càng thu hút nhiều người chơi quan tâm.

Có thể nói, giật bóng là kỹ thuật chơi bóng bàn được rất nhiều người chơi và các vận động viên chuyên nghiệp sử dụng khi thi đấu. Đây là loại kỹ thuật có xu hướng thiên về tấn công bất ngờ với ưu điểm là độ xoáy của bóng lớn, đường đi của bóng có độ vòng cung cao khiến cho đối phương khó đoán định hướng bóng cùng với đó khả năng bóng vào bàn cao.

Người chơi thường sử dụng kỹ thuật này để chủ động tấn công đối phương hoặc chuyển từ thế bị động sang thế tấn công khi hai bên đang giằng co điểm số, khiến đối phương không kịp phản xạ đối phó.

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật giật bóng bàn, trong đó nếu căn cứ vào hướng tay đánh bóng thì có thể phân chia thành giật bóng thuận tay hoặc giật bóng trái tay. Còn nếu căn cứ vào độ cao của đường cầu vồng sau khi giật bóng và phương pháp đánh bóng thì có giật vồng giật xung và giật vồng xoáy mạnh.

Trong bài viết này Đại Việt Sport xin giới thiệu hai kỹ thuật giật bóng cơ bản nhất đối với người chơi bóng bàn đó chính là kỹ thuật giật bóng thuận tay và trái tay.

– Kỹ thuật giật bóng bàn thuận tay có ưu điểm là dùng lực mạnh, tấn công nhanh, hướng đi của bóng xoáy khiến cho đối phương khó khăn trong việc phán đoán hướng bóng và phản công lại. Để thực hiện kỹ thuật này, chân trái của người chơi đứng lên trước, chân phải lùi sau. Đồng thời hai chân dang rộng, cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng 160 độ, cánh tay và thân người khoảng 45 độ, vai phải ở tư thế thả lỏng và thấp hơn vai trái.

Khi bóng tới điểm thuận tay thì người chơi nhanh chóng đưa vợt bóng bàn theo hướng vòng cung từ phía sau ra phía trước, hơi chếch lên phía trên và sang trái. Đồng thời, khi thực hiện kỹ thuật giật bóng bàn thuận tay, người chơi kết hợp miết cổ tay, xoay phần thân trên và hông và chuyển trọng tâm từ chân phải sang chân trái. Bên cạnh đó, người chơi cần phán đoán hướng bóng, điểm rơi và lực giật bóng phù hợp để tránh bóng bay ra ngoài.

– Kỹ thuật giật bóng bàn trái tay là kỹ thuật được khá nhiều vận động viên chuyên nghiệp sử dụng bởi nó có ưu điểm là giật bóng có độ xoáy lớn đồng thời cân bằng hơn với cách cầm vợt ngang. Để thực hiện kỹ thuật này, chân trái người chơi đứng sau chân phải và hai chân dang rộng bằng vai, hai chân hơi trùng xuống một chút và trọng tâm hạ thấp về chân trái. Thân người và bàn bóng bàn tạo thành một góc khoảng 45 độ.

Khi bóng đi tới, người chơi đưa vợt từ bên trái tay sang phải và hướng từ phía dưới lên trên. Đồng thời dùng lực cổ tay là chủ yếu, vẩy bóng và miết vào bóng tạo thành cú đánh vòng cung sang phía đối phương. Sau đó người chơi thực hiện xoay hông vặn mình từ trái qua phải.

Trong kỹ thuật giật bóng bàn trái tay, người chơi cần ước định được hướng bay của bóng và điểm bóng để tung ra cú giật bóng chính xác đồng thời sử dụng lực đánh vừa phải.

Kỹ Thuật Giật Bóng Bàn Cơ Bản Và Nâng Cao

Trong kỹ thuật giật bóng bàn có 5 kiểu giật bóng :

+/ GIẬT XUNG (hay còn gọi là giật bắn)

+/ GIẬT VỒNG (hay còn gọi là giật cầu vồng)

+/ GIẬT XOÁY NGANG (hay còn gọi là giật ứng dụng) ở kiểu giật này thường gặp ở những người đánh, sử dụng tay trái còn người đánh , sử dụng tay phải rất hiếm

+ /GIẬT ĐỐI LẠI

+/ GIẬT XOÁY XUỐNG

Chân phải đứng sau, chân trái đứng lên trước.

Hai chân dang rộng, tạo góc 45 độ giữa cơ thể với đường biên ngang bàn, giữa cẳng tay và cánh tay tạo góc khoảng 150 – 160 độ, giữa cánh tay và thân người khoảng 45 độ,vai phải thả lỏng thấp hơn vai trái.

Trong quá trình đánh bóng: Khi bóng tới đúng điểm thuận tay, nhanh chóng lăng vợt hướng vòng cung từ sau ra trước, sang trái và hơi chếch lên trên. Kết hợp miết cổ tay, đồng thời xoay hông và phần thân trên, trọng tâm chuyển từ chân phải sang chân trái.

– Cần phán đoán tốt hướng bóng, điểm rơi và chọn thời điểm giật bóng.

– Quá trình tiếp xúc bóng với vợt phải chính xác, lực vừa đủ nếu không bóng sẽ bay ra ngoài.

– Sau khi đánh bóng, thả lỏng thân và trở về vị trí.

– Lưu ý khi xoay hông giật bóng không được gượng ép hoặc cố vượt ngưỡng sẽ gây chấn thương nếu động tác không ăn nhập.

Để cân bằng cho hai bên khi đánh bóng, kỹ thuật giật bóng trái tay ra đời. Cách cầm vợt ngang, giật bóng có sức xoáy lớn được nhiều cao thủ sử dụng.

Chân trái đứng sau chân phải, khoảng cách giữa hai chân dang rộng bằng vai, trọng tâm hạ thấp về chân trái, hai chân hơi trùng xuống. Tạo góc 45 -50 độ giữa người và bàn.

Khi bóng tới đưa vợt từ bên trái tay sang phải hướng từ dưới lên. Điểm tiếp xúc giữa bóng và vợt có thể là giữa trên hoặc giữa dưới sao cho phù hợp với cú giật bóng.

Lực cổ tay là chủ yếu, dùng để vẩy bóng và miết vào bóng tạo cú đánh vòng cung đưa bóng qua lưới. Thực hiện cú xoay hông vặn mình từ trái qua phải, trọng tâm được chuyển dịch đồng bộ.

– Ước định điểm bóng và hướng bay của bóng trước khi tung cú giật bóng trái tay.

– Chọn khoảng cách phù hợp, dùng lực vừa đủ để tạo ra quả bóng khó.

– Phối hợp nhịp nhàng các động tác với cơ thể để tránh bị chấn thương.

Kỹ thuật giật vồng thuận tay

Đây là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt dọc, giật vồng vợt ngang và cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng.

Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh thuận tay

– Đặc điểm: Nếu so sánh với bóng tấn công nói chung thì vị trí đứng giật bóng hơi xa hơn, động tác hơi lớn, tốc độ hơi chậm, độ vòng cung lớn, bóng có độ xoáy lên mạnh. Đường vồng thứ nhất tương đối cao, đường vồng thứ hai tương đối thấp, sau khi rơi xuống chạm bàn lao về phía trước đồng thời rơi trượt xuống dưới. Đối phương đánh trả không thỏa đáng dễ xuất hiện bóng cao hoặc ra ngoài bàn. Nói chung dùng giật bóng để đối phó với bóng xoáy xuống có thể tạo ra cơ hội đập vụt.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở vị trí cách bàn khoảng 60cm, chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể đặt lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, vai phải hơi hạ thấp, tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa ra sau và hạ thấp, đưa vợt xuống phía dưới sau bên phải thân, đồng thời xoay trong làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước. Đợi khi bóng bật lên đang ở thời điểm cao thì dùng lực của cánh tay, cẳng tay làm chính vung vợt lên phía trên và ra trước đón bóng (cùng lúc với xoay thân sang bên trái). Ở thời điểm bóng bật bàn đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng mũi bàn chân phải đạp đất, lườn và háng bên phải xoay sang bên trái để trợ lực. Cẳng tay với sự kéo theo của cánh tay phát lực đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng lên trên và ra trước sang trái. Cần phải sử dụng đầy đủ sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy lên mạnh mẽ. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà ra trước lên trên sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật giật vồng giật xung thuận tay

– Đặc điểm: Tốc độ bóng nhanh, đường vồng thấp nhưng dài, bóng có độ xoáy lên mạnh, sau khi bật lên khỏi bàn có xung lực lao trước lớn đồng thời trượt xuống dưới. Đây là biện pháp giành điểm chủ yếu của vận động viên giật bóng.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng cần dựa vào vị trí của bóng đến mà xác định. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân trên hơi xoay sang phải. Cánh tay tách khỏi thân người, tay phải cầm vợt đưa xuống phía dưới bên phải thân để vợt cao ngang mặt bàn đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước. Sau khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt về phía trước và lên trên để đón bóng. Cùng lúc thân trên cũng xoay sang bên trái. Khi bóng đến ở thời điểm cao nhất hoặc bắt đầu đi xuống dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa và trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng phát lực của cẳng tay là chính đưa vợt theo hướng ra trước lên trên để ma sát vào bóng, kết hợp với vận dụng động tác và sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy mạnh lên trên. Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng thuận tay

– Đặc điểm: Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh ra có xu hướng xoáy lên xoáy nghiêng bên phải mạnh. Trong quá trình bay bóng quẹo sang bên trái. Khi chạm mặt vợt đối phương bóng sẽ bắn sang bên phải, tăng thêm độ khó cho việc đánh trả của đối phương.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, điểm khác nhau ở đây là mặt vợt nghiêng sang trái đánh vào phần giữa bên phải hoặc phần dưới bên phải của bóng. Ngoài ma sát lên trên ra , còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang phải làm cho bóng sản sinh xoáy nghiêng lên bên phải mạnh mẽ.

Né người giật vồng thuận tay

– Đặc điểm: Khi gặp trường hợp bóng đến nửa bàn bên trái, không dùng kỹ thuật trái tay để đánh trả mà di chuyển nhanh ra ngoài góc trái bàn, né người và dùng kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh trả. Từ đó đạt được việc phát huy uy lực của giật vồng thuận tay ở vị trí nửa trái bàn. Đây là một trong những kỹ thuật thường dùng của các vận động viên bóng bàn có cách đánh giật vồng vợt dọc.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước tiên cần nhanh chóng di chuyển ra ngoài góc trái bàn, thân người nghiêng về bàn, chân trái đứng ra trước, thân trên hơi cúi về trước và hóp bụng. Căn cứ vào tình hình bóng đánh đến để sử dụng các kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh bóng cho thỏa đáng, khi đánh bóng cần dựa vào sự khác nhau về điểm rơi và tính chất của bóng đến để điều chỉnh hợp lý vị trí đưa vợt và phương hướng vung vợt….

Kỹ thuật giật vồng trái tay

Kỹ thuật giật vồng trái tay là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt ngang. Vận động viên có cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng cũng đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật này.

Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh trái tay

– Đặc điểm Cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, nhưng phần lớn là các vận động viên vợt ngang sử dụng.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng ở vị trí giữa hoặc lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 60cm hoặc xa hơn một chút. Chân phải hơi đứng ra trước hoặc đứng song song, trọng tâm cơ thể rơi vào cả hai chân, hai gối hơi co, thân trên hơi xoay sang trái. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa sang trái và hạ thấp đưa vợt xuống phía trái thân người, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi bàn đến điểm cao thì cánh tay vung vợt lên trên và ra trước đón bóng. Cùng lúc với nâng thân trên xoay sang phải. Khi bóng đến ở thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa hơi lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng lấy cẳng tay phát lực là chính ma sát vào bóng theo hướng lên trên và hơi ra trước, đồng thời nâng gót chân lên kết hợp với lưng, lườn và háng xoay nâng lên trên sang phải trợ lực cho động tác tay làm cho bóng xoáy lên mạnh hơn. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.

Kỹ thuật giật vồng giật xung trái tay

– Đặc điểm: Cũng giống với giật vồng giật xung thuận tay, nhưng kỹ thuật này thường được phần lớn các vận động viên vợt ngang sử dụng.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng cần căn cứ vào vị trí của bóng đến mà xác định, chân phải đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trái, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, lưng, lườn, háng và thân trên hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, khủy tay áp sát thân người, tay cầm vợt đưa sang bên trái thân và lệch dưới. Đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn thì dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt ra trước lên trên để đón bóng. Cùng lúc xoay thân trên sang phải. Ở thời điểm bóng cao hoặc thời điểm bóng bắt đầu đi xuống, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực là chính đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước và lên trên, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.

Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng trái tay

– Đặc điểm: Trên cơ bản giống với giật vồng xoáy ngang trái tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh đi có kèm theo xoáy lên nghiêng trái rất mạnh, trong khi bóng bay sẽ quẹo phải. Khi bóng tiếp chạm mặt vợt đối phương thường bắn lệch sang bên trái, tăng thêm độ khó cho đối phương khi đánh trả.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Cơ bản kỹ thuật động tác giống với giật vồng xoáy ngang trái tay, điểm khác nhau là mặt vợt nghiêng sang bên phải, đánh vào phần giữa bên trái của bóng hoặc phần dưới bên trái của bóng, ngoài ma sát vào bóng theo hướng từ dưới lên trên còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang trái làm cho bóng sản sinh xoáy lên xoáy nghiêng bên trái mạnh.

Để thêm phần xoáy ngang trong cú giật, vấn đề chính là sử dụng cổ tay của bạn. Nếu bạn để cổ tay thẳng ngang bạn chỉ có cú giật bóng xoáy lên thuần túy. Nhưng nếu bạn thả chúc cổ tay xuống, là bạn sẽ tiếp giáp vòng cung phía ngoài của bóng. Nếu chổng ngược cổ tay lên, là bạn tiếp giáp vòng cung phía trong của bóng, làm nó lạng ra phía tay thuận. Yếu tố quyết định để tạo thêm xoáy ngang cho bóng là điều chỉnh hướng của đỉnh đầu vợt. Nếu bạn để đầu vợt chúc xuống bóng sẽ đi cong vào, nếu đầu vợt chổng lên thì đường bóng sẽ lạng cong ra theo hướng ngược lại. Vì vậy, chính vị trí của đỉnh đầu vợt này nó sẽ quyết định trình trạng xoáy ngang bạn tạo cho bóng. Khi nào bạn nên sử dụng giật xoáy ngang? Ý đồ chính là cố gắng đẩy xa đối thủ ra khỏi vùng chính giữa với bàn. Nếu bạn muốn đẩy đối thủ sang hướng chéo bạn cần sử dụng cú móc để làm đường bóng cong. Nếu bạn định đẩy đối thủ sang hướng thẳng, bạn cần sử dụng cú miết lạng ra (lái cổ tay). Cần chắc chắn rằng bạn làm như vậy là để đẩy xa đối thủ ra khỏi vị trí. Một ưu điểm nữa trong việc sử dụng thêm xoáy ngang trong cú giật là nó sẽ gây khó khăn hơn cho đối thủ kê chặn, vì có ít nhiều biến đổi. Họ đang quen với các đường bóng xoáy lên đơn thuần tới, nhưng khi đường bóng có thêm phần cong ngang thì việc chặn bóng trở nên khó khăn hơn. Nhược điểm: Nó sẽ kém ổn định hơn vì bạn không có được xoáy lên thuần túy để dễ đưa bóng rơi vào bàn. Xu hướng của xoáy ngang là làm cho cú đánh giảm đi độ chính xác.

Cú đánh này có độ tin cậy không cao.

Cần phải chú ý vị trí chân mình, hai chân phải đứng đúng tư thế dang rộng, bạn có thể đứng vuông góc với bàn hoặc có thể chếch sang phía thuận tay một chút

Ban đầu, vợt mở gần như “dựng đứng”, có thể úp, vị trí vợt cần thấp ngang gối hoặc khoảng giữa hông và gối bạn

Thực hiện miết bóng khi tiếp xúc và sau đó vợt kết thúc đúng vị trí ở trên cao tầm đầu của mình với góc 90 độ tại khuỷa tay và góc 90 độ tại nách

Lỗi thường gặp: Tạo xoáy lên bóng với vợt bắt đầu thấp, kết thúc ở trên cao và thực hiện miết bóng tại phía sau lưng của bóng. Nhưng như vậy sẽ bị hạn chế về tốc độ, thỉnh thoảng bóng sẽ bay vượt quá ra ngoài bàn. Giải pháp để đánh bóng nhanh hơn

Ta cần úp vợt về phía trước

Động tác đánh có chút ít cũng hướng về phía trước

Bắt đầu với vợt thấp hơn mặt bàn

Kết thúc với vợt cao trên mắt

Khi tiếp xúc thực hiện miết bóng

Phương đánh thẳng đứng để nâng bóng xoáy xuống

Đứng vuông góc với hướng bạn đưa bóng đi

Mặt vợt úp, hướng vợt từ sau ra trước, lệch sang trái

Tư thế cần có vị trí chân tốt và đứng rộng, vuông góc với hướng bạn muốn đưa bóng đi.

Hạ vợt xuống thấp giữa hông và gối.

Chuyển động ra trước, miết vào bóng khi tiếp xúc và kết thúc vợt, văng hết đà lên cao, mặt vợt úp.

Khi rời xa bàn bạn sẽ có thêm chút thời gian để có thể bắt đầu xoay thêm lườn và có vị trí bắt đầu hướng phía gối trái hoặc ra sau 1 chút, nhưng nếu ở gần sát bàn, bạn không thể có thời gian xoay người nhiều, nên ở gần bàn cú đánh ngắn hơn, ở xa bàn cú đánh dài hơn, đánh bóng ở vị trí gần bàn, mặt vợt úp – hướng vợt từ trong ra ngoài, sang phải.

Vị trí vợt bắt đầu thấp còn kết thúc trên cao. Vì vậy, đối phó với xoáy xuống động tác đánh theo chiều thẳng đứng khá nhiều, chứ không phải là hướng ra trước. Điều này giúp cho việc nâng bóng lên cao vượt qua khỏi lưới. Bản chất của bóng xoáy xuống là làm cho bóng rúc lưới. Vì vậy bạn phải nâng bóng lên qua lưới bằng động tác đánh miết bóng theo hướng thẳng đứng, mặt vợt úp, hướng vợt từ trong ra ngoài – sang phải. Đứng vuông góc với hướng bạn đưa bóng đi.

Trong các kỹ thuật làm quen với môn bóng bàn, có lẽ không có kỹ thuật nào có thứ tự ưu tiên trong giáo trình tập bằng kỹ thuật giật bóng xoáy xuống. Bất cứ trường phái nào, tấn công hay phòng thủ; hay bất cứ dùng loại mút gì, dù là mút tàu, tension hay phản xoáy, đều phải luyện tập kỹ thuật giật bóng xoáy xuống vì giao bóng xoáy xuống và gò bóng là cách mở đầu một quả bóng hiệu quả để phòng thủ. Do đó, kỹ thuật giật bóng xoáy xuống buộc mọi người chơi phải có và luyện tập nghiêm túc. Thế nhưng, sự thành công trong việc luyện tập này hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào tố chất của nguời tập cho dù các huấn luyện viên cũng đã hết mình chỉ dẫn.

Trước khi tìm hiểu về khái niệm Điểm Đánh, chúng ta cần phải tìm hiểu một vài khái niệm đưa tới sự xuất hiện khái niệm điểm đánh trong kỹ thuật bóng bàn.

Cho đến hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết về hiện tượng cốt vợt đàn hồi, nhưng hiện tượng bóng chạm vào các điểm khác nhau trên mặt vợt cho kết quả khác nhau thì không ai phủ nhận được, và đó là hiện tượng của cốt vợt đàn hồi. Việc giải thích sự khác nhau trên bề mặt vợt sẽ rất dài dòng nên sẽ không nêu ở đây, nhưng nói gọn ghẽ nhất, các điểm chạm trên bề mặt vợt là khác nhau cho từng kỹ thuật. Ví dụ điểm chạm của động tác gò bóng sẽ khác hẳn với điểm chạm của động tác giật trên cùng bề mặt vợt, ví dụ như gò và giật bên thuận tay. Nếu chia mặt vợt làm hai nửa trên và dưới thì điểm chạm của cú giật sẽ ở nửa trên, còn của gò bóng ở nửa dưới.

Tương tự như điểm chạm trên mặt vợt, quỹ đạo bóng cũng khác nhau dưới tác động của xoáy. Nói một cách đơn giản nhất, chiều xoáy của bóng tạo ra áp lực và làm bóng có quỹ đạo khác nhau, việc khác nhau của quỹ đạo bóng còn làm thay đổi điểm rơi trên mặt bàn, dẫn đến sự thay đổi về cự ly của người đánh và độ cao thấp của vợt khi tiếp xúc bóng. Nói chung, sự “biến hóa” của quỹ đạo bóng cũng là một yếu tố góp phần làm lệch vị trí chạm bóng trên mặt vợt, nếu người chơi không có sự điều chỉnh thích hợp. Sự điều chỉnh trong trường hợp này gọi là điều chỉnh điểm đánh bóng.

Có một clip rất hay diễn tả quỹ đạo bóng theo xoáy như sau: đoạn 1 diễn tả bóng xoáy lên, quỹ đạo bóng uốn cong xuống rất lớn, đoạn 2 diễn tả bóng xoáy xuống, quỹ đạo bóng hơi thẳng, chứng tỏ bóng sẽ có điểm rơi xa hơn bóng xoáy lên, đoạn 3 bóng có xoáy sang phải, quỹ đạo bóng bay lệch sang trái.

Thứ nhất: Bóng chạm ở đầu vợt luôn có góc bóng bị lệch, những người bắt đầu học giật trái đều nhận thấy điều khác thường là dù động tác giật trái tay có lăn từ trái sang phải, bóng vẫn cứ đi đường thẳng qua thuận tay của đối phương, cho dù trước đó với động tác chận đẩy thì bóng vẫn đi chéo bàn về góc trái tay của đối phương.

Thứ hai: Vợt càng được tăng cường tính kim loại để giảm độ đàn hồi (như tăng cường Cacbon, arylate, các loại sợi kim loại khác), hiện tượng lệch như trên sẽ giảm đi rõ rệt, cho dù vẫn đánh đúng bằng động tác đó.

Thứ ba: Điểm chạm trên mặt vợt khác nhau cho hệ quả khác nhau, cụ thể là các điểm của những động tác ngược nhau thì có điểm chạm ngược nhau, đối xứng nhau qua tâm điểm của vùng sweet spot trên mặt vợt. Điều này cho thấy có sự tồn tại hai trục đàn hồi của vợt.

Vùng sweet spot trên mặt vợt

Chính vì sự khác nhau này làm cú giật dễ bị hỏng nếu như trước đó người chơi đã gò bóng bằng thuận tay. Khi gò bóng bên thuận tay, bạn sẽ chạm bóng ở điểm 10g trên vợt và hình thành điểm đánh trong phản xạ của bạn. Nếu sau đó là giật thì bạn sẽ giật tại điểm 10g được hình thành từ cú gò trước đó, chứ không còn là 4g như khi tập luyện. Trường hợp này chỉ là trường hợp đơn giản nhất vì chưa có sự thay đổi về xoáy của bóng đến (bóng đưa qua đều là xoáy xuống).

Điều này cho thấy không thể chỉ chơi bóng bàn bằng phản xạ, mà còn cần sự can thiệp bằng việc tự điều chỉnh trong thực hiện kỹ thuật, cụ thể là phải thay đổi cách đánh. Việc tập theo phản xạ thường xuyên xảy ra trường hợp khi tập bằng bóng cố định thì giật rất tốt, nhưng khi vào thi đấu bóng đa dạng thì tỷ lệ bóng hỏng là rất lớn.

Kỹ Thuật Giật Bóng Bàn Thuận Tay, Trái Tay Hạ Gục Mọi Đối Thủ

Chúng ta cũng biết rằng, kỹ thuật giật bóng là một trong những điều kiện tiên quyết cho chúng ta trở thành một tay chơi bóng giỏi. Tất nhiên, để trở thành một tay bóng cừ, bạn nhất định phải nắm được một số kỹ thuật giật bóng cơ bản nhất khi loại đối thủ trong những vòng đầu.

Theo một số tìm hiểu, kỹ thuật này có thể chia làm hai loại cơ bản: Đó là nâng cao và cơ bản.

Với kỹ thuật này, bạn có thể áp dụng cách:

+ Giật đối lại

+ Giật bóng xoáy xuống và điểm đánh bóng

Kỹ thuật giật bóng nâng cao

Là những cú giật tấn công nhanh, cộng với độ xoáy cho đối thủ trở tay không kịp nhưng lại cực đơn giản. Trong phần này, các kỹ thuật chủ yếu được áp dụng như:

+ Giật xoáy ngang

2. Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật giật bóng bàn thành công nhất

Đây là một trong những kỹ thuật được thực hiện khi bạn bằng tay thuận.

Thao tác thực hiện như sau:

– Người chơi tiến hành chuẩn bị bằng cách đứng cách bàn 60cm, chân trái cho phía trước, trọng tâm sẽ đặt tại chân phải.

– Hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, cùng với việc đưa thân mình sang phải.

– Sử dụng tay phải để chơi một cách tự nhiên nhất.

– Sau đó, dùng vợt đưa từ bên phải lên, đồng thời cẳng tay xoay trong, đưa vợt sát đất.

Kỹ thuật giật bóng bàn thuận tay

– Khi đón và đánh bóng thì bật lên, tay đưa vợt từ dưới lên cao, cùng với tay phải và tiến hành đưa người sang trái. Dùng tay phải là tay phát lực mạnh nhất để đón bóng.

– Sau đó, khi đưa bóng về phía đối phương thì quay trở lại vị trí ban đầu. Ngoài ra thì chiêu thức này có thể áp dụng với kỹ thuật giao bóng bàn khá tốt nữa đấy.

Kỹ thuật giật trái tay trong bóng bàn

Kỹ thuật trái tay được thực hiện ngược lại. Bạn có thể dùng hướng đánh trái tay để chuyền bóng lại về phía đối phương. Với 2 chân đứng thẳng về hướng muốn đánh, tay hướng từ dưới lên trên, vung vợt từ trái qua phải để đánh vào bóng.

Kỹ thuật giật trái tay trong bóng bàn

+ Thứ nhất, trọng tâm cơ thể phải đồng nhất với hướng lăn của bóng và vợt

+ Có óc tư duy nhanh nhạy, khả năng phản ứng với tình huống nhanh chóng

+ Tiếp xúc với bóng phải chính xác

+ Lực đánh bóng phải tập trung, liên tục áp dụng những chiến thuật khác nhau để hạ gục mọi đối phương, cho họ trở tay không kịp.

Một số lưu ý cần nắm khi chơi bóng bàn hiện nay

+ Tuyệt đối, khi áp dụng kỹ thuật giật trong bóng bàn, hay kỹ thuật đỡ giao bóng bàn, cũng như những kỹ thuật khác, bạn cần phải tuân thủ các quy định về luật chơi trên sân. Đồng thời, không được đánh giá thấp đối phương.

Kỹ Thuật Đối Lại Bóng Giật Xoáy Chậm

Trong trận đấu bóng bàn ta rất hay gặp những đường bóng giật xoáy đi chậm thì ta có 3 phương án để chống lại quả giật này:

Phương án 2: Kỹ thuật đẩy bóng tăng lực (hay còn gọi là bắn bóng chống lại quả giật moi. Đây là kỹ thuật thường gặp cho những vận động viên có lối đánh đôi công gần bàn chủ đạo)

Phương án 3: Kỹ thuật giật bóng đờ mi (kỹ thuật này khó nhất đòi hỏi phải luyện tập nhiều, chủ yếu giành cho vận động viên có lối đánh tấn công làm chủ đạo)

1. Kỹ thuật đẩy bóng tăng lực :

* Đặc điểm kỹ thuật:

Tốc độ nhanh, sức mạnh lớn, điểm rơi biến hóa, có kèm xoáy lên hoặc không xoáy. Có thể hạn chế tấn công của đối phương, buộc đối phương lùi ra xa bàn, tạo cơ hội tấn công. Kỹ thuật này thường sử dụng phối hợp với chặn bóng giảm lực để có thể khống chế và điều động được đối phương, giành quyền chủ động.

* Thực hiện kỹ thuật đẩy bóng tăng lực trái tay:

Giai đoạn chuẩn bị: Đứng ở phần giữa hoặc lệch sang trái bàn, thần người cách bàn khoảng 50cm. Hai chân đứng sang hai bên, chân phải hơi ra trước hoặc hai chân đứng ngang nhau, đứng vuông góc với hướng bóng tới. Hai gối hơi khuỵu, hóp bụng và ngực, thân người xoay ra trước hoặc hơi xoay sang trái. Cánh tay co tự nhiên đưa vợt ra trước bụng hoặc lệch trái, cẳng tay xoay ngoài, làm cho mặt vợt hơi nghiêng ra trước. Vợt cao bằng mặt lưới hoặc hơi cao hơn.

Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh đến vượt qua lưới, cánh tay, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra trước đón bóng. Đồng thời lưng lườn, khớp hông xoay sang phải. Vào cuối thời điểm bóng đi lên hoặc ở lúc cao nhất của bóng đến, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đẩy đánh vào phần giữa của bóng. Trong giây lát đánh vào bóng, cánh tay, cẳng tay và cổ tay phát lực ra trước và hướng xuống dưới đẩy ép bóng phối hợp với dùng sức nhịp nhàng của toàn thân.

Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh vào bóng, cánh tay và bàn tay vung theo đà ra trước và xuống dưới, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện động tác, trọng tâm cơ thể chuyển dịch từ chân trái sang chân phải.

* Đặc điểm kỹ thuật:

Vị trí đứng gần bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh đường vòng cung thấp, đường bóng linh hoạt có kèm theo xoáy lên. Có thể mượn lực bật trỏ lại của bóng đến để nâng cao tốc độ tạo ra cơ hội đập vụt. Đây là kỹ thuật chuyên dùng để đối phó với giật bóng.

* Thực hiện kỹ thuật giật đờ mi thuận tay:

Giai đoạn chuẩn bị: Vị trí đứng ở khu vực giữa hoặc lệch sang bên trái bàn. Thân người cách bàn khoảng 40cm, chân trái hơi đứng ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng lên trên đưa vợt đến vị trí hơi cao ở bên phải thân người. Đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước.

Giai đoạn đánh bóng: Sau khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn, dùng lực của cẳng tay và cổ tay làm chính vung vợt ra trước sang trái đón bóng, đồng thời với xoay thân trên sang trái. Trong thời điểm bóng đi lên, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa, lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, mượn sức xoay của thân làm cho cẳng tay bàn tay nghiêng trước kéo giật bóng.

Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh vào bóng tay vung vợt theo đà ra trước sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện động tác, trọng tâm cơ thể di chuyển từ chân phải sang chân trái.

Võ Văn Luật!