Top 12 # Video Hướng Dẫn Cách Ngồi Thiền Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Cách Ngồi Thiền Căn Bản

Ở bài trước, Chap đã giới thiệu về và những lợi ích của thiền, trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách ngồi thiền.

Ngồi thiền được coi là một cách thức thực tập thiền cơ bản, phổ biến và hiệu quả nhất. Những người mới tiếp xúc với thiền thì nên thực hành phương pháp này đầu tiên. Hiểu một cách đơn giản, ngồi thiền là việc ta ngồi và giữ cho tâm trí thật vắng lặng, kiểm soát, không để vọng tưởng phát sinh và không chạy theo vọng tưởng. Khi bạn kiểm soát được vọng tưởng của mình, tự nhiên tâm sẽ an ổn, tĩnh lặng.

Tiếp đến, bạn lựa chọn tư thế ngồi. Tư thế cơ bản là xếp bằng (khoanh chân) và giữ cho lưng thẳng. Tuy nhiên, tư thế ngồi hiệu quả hơn cả là bán già hoặc kiết già. Các bạn cũng nên lựa chọn một trong hai thế ngồi này, tùy vào khả năng của mình, để làm tư thế chính khi ngồi thiền. Vấn đề này đã được chia sẻ chi tiết hơn qua bài viết: 3 tư thế ngồi thiền cơ bản không thể bỏ qua.

Sau đó, bạn nhắm mắt lại và cố gắng kiểm soát tâm trí bằng cách tập trung quan sát và cảm nhận luồng hơi thở đi vào và đi ra nơi đầu mũi. Nghe thì có vẻ đơn giản chứ kiểm soát tâm trí là việc vô cùng khó. Bạn có thể học cách ngồi thiền chỉ trong vài phút, nhưng ngồi làm sao để đạt hiệu quả, giúp ta tìm được sự bình an trong tâm hồn thì không hề dễ tí nào.

Do đó, các bạn mới thực tập thiền nên thực hiện theo 3 giai đoạn được chia sẻ trong bài viết: 3 giai đoạn cơ bản trong một buổi ngồi thiền. Sau một thời gian thực tập nghiêm túc, thường xuyên và quyết liệt, sẽ đến lúc, bạn có thể cảm nhận được điều tuyệt vời mà thiền mang lại.

Ngồi thiền vào thời gian nào

Ngồi Thiền Và Cách Ngồi Thiền Đúng Nhất Bạn Nên Biết

Một cơ thể khỏe mạnh không đơn giản chỉ chăm chăm vào thể lực mà tinh thần cũng rất quan trọng. Để có một tinh thần khỏe mạnh nhiều người tìm đến các phương pháp khác nhau. Ngồi thiền chính là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất. Ban đầu thiền chỉ được các nhà sư trong chùa sử dụng nhiều. Sau này việc ngồi thiền được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn ra bên ngoài.

Ngồi thiền đem lại cho chúng ta rất nhiều những công dụng. Có thể kể đến là: thiền mang đến một thân hình khỏe mạnh; thiền dùng để chữa bệnh và thiền để cho tâm tránh những kích thích quá độ làm tổn thương

Có ba phương pháp ngồi thiền yoga là: ngồi xếp bằng, ngồi kiết già, ngồi bán già mà chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần dưới. Vị thế khóa của hai chân đó là tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học cách ngồi thiền yoga cho thấy chúng ta giữ vững được tinh thần vững chải, vóc dáng khỏe đẹp, dẻo dai.

Mời các bạn xem video Tư thế thiền Yoga và kĩ thuật thở khi thiền:

Cách ngồi thiền chữa bệnh

Không phải bất cứ căn bệnh nào cũng được trị bằng thuốc. Có nhiều căn bệnh vốn nằm ở trong tâm chúng ta. Bị ở đâu thì chữa ở đó, thiền chính là biện pháp được áp dụng để chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Để ngồi thiền chữa bệnh, chúng ta hãy kiên trì thực hiện theo các tiêu chí sau đây:

Không gian thiền chữa bệnh: chọn một không gian thực sự yên tĩnh, nơi không có người qua lại.

Mỗi ngày ngồi thiền khoảng một tiếng.

Giữ tâm hồn tịnh khi bắt đầu ngồi thiền.

Kết hợp ngồi thiền kết hợp với chế độ ăn chạy không thịt cá, dầu mỡ.

Hiện nay ở Việt Nam đã áp dụng rất nhiều phương pháp ngồi thiền chữa bệnh cho bệnh nhân. Điều quan trọng hơn là phải tìm được thầy chỉ dạy cho những bước cơ bản. Nếu chúng ta tập sai sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm.

Cách ngồi thiền tĩnh tâm

Khi ngồi thiền tĩnh tâm, ta thả lỏng cơ thể, duy trì nhịp thở đầu đặn. Tuyệt đối loại bỏ những suy nghĩ về công việc, về cuộc sống để tâm hồn thư thái. Khi ngồi thiền tĩnh tâm cần lưu ý các vấn đề sau:

Nên ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo theo tư thế mình cảm thấy thoải mái nhất.

Giữ nhịp thở đều đặn trong suốt quá trình ngồi thiền.

Tay được đặt tự do theo ý thích của mình, miễn sao thấy thoải mái. Có thể đặt ngửa tay lên đùi, úp tay xuống đùi, đặt hai tay vào lòng,…

Ta nhắm mắt hoặc mở mắt tùy ý. Thông thường các thầy khuyên chúng ta nên nhắm mắt để không nhìn thấy điều gì tâm sẽ tĩnh hơn. Nếu thấy khó chịu hãy mở mắt ra nhưng hãy mở mắt ra nhìn xuống đất chẳng hạn.

Đối với người mới bắt đầu, ngồi thiền tĩnh tâm không nên ép ngồi quá lâu khoảng chừng 5 phút là được. Sau đó thì cứ thế tăng dần tùy theo khả năng.

Có thể mở nhạc thiền để tập trung tốt hơn. Cũng như bao cách thiền khác hãy chọn những nơi thật yên tĩnh.

5 kiểu ngồi thiền tốt nhất

Ngồi thiền kiểu xếp bằng hay có người gọi là ngồi khoanh chân. Đây là kiểu ngồi phổ biến nhất vì nó dễ thực hiện. Đối với những người mới luyện tập thì đây là cách ngồi dễ nhất. Cách ngồi như sau: Ngồi khoanh chân, thẳng lưng, hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bắt ấn Tam muội. Nếu ai không có vấn đề về chân thì nên tập luyện các tư thế sau bởi tư thế này chỉ nên áp dụng tạm thời. Vì ngồi xếp bằng nên nó dễ khiến xương sống bạn bị chùng xuống. Điều đó ảnh hưởng khá nhiều đến việc tập trung trong khi thiền của chúng ta.

Ngồi bán già có nghĩa là ngồi gác chân này lên bắp chân bên kia. Khi ngồi được tư thế này thì cột sống ta sẽ được giữ thẳng, không bị ngã nghiêng những lúc đang thiền sâu. Tư thế này thích hợp với những người chân không quá cứng. Lưu ý trước khi thực hiện ngồi bán già chúng ta nên luyện tập vài các động tác khởi động để cổ chân và đùi được thả lỏn. Bởi cách ngồi này gây mỏi chân và tê chân.

Kiểu ngồi thứ ba là ngồi kiết già. Ngồi kiết già hay được gọi là ngồi hoa sen. Bạn thực hiện cách ngồi này bằng cách xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái. Còn gót chân ép sát bụng, lòng chân thì ngửa lên trời. Lúc này dùng hai ngón tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt chân trái lên đùi phải kéo nhẹ gốt chân vào bụng. Lưu ý bàn chân ngửa lên trời. Trong ba tư thế kể trên thì đây là tư thế khó nhất. Nó đòi hỏi bạn cần có sự kiên trì tập luyện và chịu được những đau nhức ban đầu.

Ngồi thiền kiểu Nhật được nhiều người áp dụng. Chỉ cần bạn đặt chân trái lên đùi phải, sao cho phần chân, đầu gối, cột xương sống tạo thành một hình tam giác đều. Tiếp theo là cách đặt tay: Đặt tay phải, cọ lên bàn chân, trên chân trái và tương tự như vậy với bàn chân phải. Nhớ đặt các đầu ngón tay cái trước rốn. Đặt lưỡi vào vòm miệng ngay sau răng và không được mở miệng. Đôi mắt chỉ hơi mở và nhìn xuống phía dưới mặt đất khoảng 45 độ. Chỉ hơi mở đôi mắt vì ở tư thế này nếu như đóng kín lại thì rất dễ trôi vào giấc ngủ. Thở ra và thở vào thật sau, hãy thở ra từ bụng, chậm rãi.

Kiểu ngồi thiền trên ghế quan trọng nhất là hãy giữ cho cột sống thẳng với phần dưới của lưng cong. Trường hợp những ai gặp vấn đề về lưng thì nên sử dụng đệm hỗ trợ phần lưng dưới. Hai bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn ngay bên dưới đầu gối khoảng 90 độ. Có thể sử dụng đệm để nâng cao chân. Cách ngồi thiền trên ghế rất giúp ích cho những người hay làm việc văn phòng. Giữ một dáng ngồi khỏe khắn, thẳng xướng sống mà còn mang lại một tinh thần tốt.

Hướng dẫn thực hành ngồi thiền

Khi ngồi thiền ta có thể chọn tư thế xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già,… tùy ý. Lưng nhất định phải thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ vào nướu trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi, cũng có thể đặt đan chéo nhau trước bụng. Bởi cái cốt lõi của ngồi thiền chính là tạo được sự thoải mái trong tư thế ngồi. Nếu như bạn không thể giữ được tư thế khi ngồi thiền thì có lẽ đã ngồi sai cách. Cách tốt nhất bây giờ là điều chỉnh lại tư thế cơ thể.

Đông tác hít thở trong thiền rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mỗi người. Có được một cách thiền đúng nhưng nhịp thở không đúng thì tình trạng rối loạn nhịp thở rất dễ xảy ra. Do vậy, khi thiền bạn sử dụng hơi thở dài, không vội vàng hay gấp gáp. Không nên thở mạnh quá mà phải thở ra một cách chậm rãi. Khi thở ra hít vào tưởng tượng như có một mạch máu trogn đầu theo hơi thở mà lưu thông khắp người. Thở ra hít vào 3 lần hoặc nhiều hơn tùy ý. Khi thở xong hãy để hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng không nên cố thở, không kìm ném hơi thở theo ý mình.

Để hít thở sâu cần được sự tập trung. Cần được giảm các kích thích giác quan khác. Trên thực tế những quan sát qua điện não chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Chính vì vậy, để bổ trợ cho động tác hít thở ta cần khép mắt hờ để loại bỏ những quấy nhiễu bên ngoài.

Giữ một tâm thái tịnh khi ngồi thiền không phải là điều dễ dàng. Nhiều người rất hay bị xao động bởi những phiền nhiễu xung quanh. Nếu như bạn là người nhạy cảm với tiếng ồn thì hãy chọn một nơi thật vắng vẻ, yên tĩnh để ngồi thiền. Hơn nữa, để ổn định tâm thái thì việc ổn định hơi thở nói ở trên cũng rất quan trọng. Hãy đếm một đến năm hoặc mười rồi dừng lại sau đó dừng lại để bắt đầu. Luyện tập được tâm yên thì bạn đã thành công một phần trong việc ngồi thiền.

Những lưu ý khi ngồi thiền

Để quá trình ngồi thiền được hiệu quả hãy hoàn thành các công việc trong ngày để tâm an hơn. Ngồi thiền cũng là một nghệ thuật, bạn cần tắm rửa sạch sẽ để cơ thể được thư giãn tốt hơn.

Khi ngồi thiền nên chọn những bộ quần áo thoải mái tránh mặc những đồ có vải quá cứng và thô hay bó sát.

Sau khi ngồi thiền tuyệt đối không được đứng dậy ngay mà hãy sử dụng một số động tác thứ giãn để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết lưu thông bình thường. Lúc này từ từ buông thõng hai chân, xoay người, xoay hông, cổ tay chân nhiều lần trước khi đứng dậy.

Dùng hai tay vuốt hai bên sóng mũi từ đầu mũi xuống chót cằm. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân.

Khi ngồi thiền phải thả lỏng và làm giãn các cơ trên cơ thể nhất là cơ mặt và cánh tay, không gồng mình, gắng sức ngoài việc ráng giữ cho cột sống thật thẳng.

Mời các bạn đón xem video Nhạc ngồi thiền – nhạc tĩnh tâm – nhạc Phật không lời:

https://www.youtube.com/watch?v=-ARaPRAmioM

Theo chúng tôi (Tổng hợp)

Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:

Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.

Xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Đây là tư thế toạ thiền đúng cách, vững chãi và hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tọa thiền là tâm toạ.

Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.

Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.

Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.

Thở Vào Ra Trong Lúc Toạ Thiền: Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.

Điều quan trọng của toạ thiền là tâm tọa tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Bước đầu tiên là phải đếm hơi thở để trú tâm nơi hơi thở. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập .

Do vì mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng . Một số những pháp môn này như sau:

Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Hướng Dẫn Vượt Qua Trầm Cảm Bằng Cách Ngồi Thiền Đúng!

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đã dành cả cuộc đời để đi truyền giảng cách giúp con người vượt qua mọi khó khăn về tinh thần, tìm đến hạnh phúc, thanh thản trong tâm hồn nhờ thiền tịnh. Thiền sư đã phối hợp kiến thức về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng các phương pháp truyền thống Phật giáo sâu sắc và ngành tâm lý học để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền.

“Phật giáo dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau mà phải đối mặt với nó. Bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì tạo ra những đau khổ đó. Lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong sẽ giải quyết được mọi vấn đề chúng ta gặp phải. Và thiền tịnh có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề lo lắng, giận dữ, sợ hãi và trầm cảm. Đó là cách chữa bệnh tự nhiên “. Qua đó, thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chỉ dẫn về nghệ thuật ngồi thiền tịnh tâm giúp con người vượt qua mọi khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống:

– Đặt một tấm nệm chỉ sử dụng để ngồi vào căn phòng riêng hoặc một góc phòng có đủ không gian yên tĩnh và ánh sáng khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nên tìm một tấm đệm phù hợp với cơ thể giúp bạn ngồi trong khoảng thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi.

– Âm thanh của tiếng chuông là cách tuyệt vời để bắt đầu buổi thiền tịnh tâm. Nếu không có chuông, bạn có thể tải bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại hoặc máy tính để sử dụng khi cần.

– Người ngồi thiền cần ngồi đúng tư thế, giữ cột sống thẳng và thả lỏng toàn thân để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Thư giãn cơ mặt bằng một nụ cười nhẹ, tự nhiên. Nụ cười là giải pháp tốt nhất để thư giãn tất cả các cơ mặt và tâm hồn.

– Chú ý đến hơi thở của bạn khi hít vào và thở ra thật sâu, đều. Bên cạnh đó, khi bạn chú ý đến hơi thở, cơ thể và tâm trí sẽ kết nối với nhau. Mỗi hơi thở có thể đem lại niềm vui, sự bình tĩnh và thư giãn. Đây cũng là lý do vì sao ngồi thiền tịnh tâm lại giúp trấn an tâm trí con người.

– Khi bạn hít thở hãy suy nghĩ đến những điều tích cực. Đừng bận tâm về việc dáng ngồi của bạn trông như thế nào. Hãy ngồi theo cách bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

– Cho dù ở trong nhà hoặc ngoài trời, một nơi yên tĩnh luôn là địa điểm tuyệt vời để tĩnh tâm. Tuy nhiên, thực hành tránh niệm là bạn có thể ngồi tại bất cứ đâu bạn muốn. Có thể là khi ngồi trên xe buýt, xe lửa, nơi làm việc… chỉ cần tập trung tĩnh tâm, duy trì hơi thở nuôi dưỡng và phục hồi bản thân.

– Nên ngồi thiền thường xuyên để hình thành thói quen coi đó là một món ăn tinh thần. Đừng tự tước đoạt sự thư giãn của bản thân và tâm hồn.

Mỗi thông điệp ý nghĩa đều được thiền sư Thích Nhất Hạnh nhắn gửi vào mỗi bước thiền tịnh theo cách nhẹ nhàng, sâu lắng và kèm theo sức mạnh kỳ diệu khiến chúng ta suy ngẫm, chiêm nghiệm và thay đổi cách sống tích cực, khỏe mạnh hơn.