Top 7 # Văn Bản Hướng Dẫn Bầu Cử Trong Đảng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Hướng Dẫn Bầu Cử Trong Đảng

Theo Hướng dẫn quy định:

Ứng cử, đề cử ở đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở

Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử để đại hội xem xét bầu vào cấp uỷ thì làm đơn ứng cử nộp đảng uỷ cơ sở.

Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội để đại hội xem xét bầu vào cấp uỷ thì chuẩn bị phiếu đề cử nộp cho đoàn chủ tịch đại hội; phiếu đề cử phải có ý kiến đồng ý của người được đề cử.

Ứng cử ở đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương trở lên

Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu nếu ứng cử để đại hội xem xét bầu vào cấp uỷ thì làm đơn ứng cử nộp đoàn chủ tịch đại hội.

Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử để đại hội xem xét bầu vào cấp uỷ thì nộp hồ sơ ứng cử cho cơ quan tổ chức của cấp uỷ triệu tập đại hội chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội. Hồ sơ của người ứng cử thực hiện theo Phụ lục số 01 kèm theo Hướng dẫn này.

Đề cử ở đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương trở lên

Đại biểu chính thức của đại hội nếu đề cử đảng viên chính thức trong đảng bộ không phải là đại biểu của đại hội để đại hội xem xét bầu vào cấp uỷ thì chuẩn bị hồ sơ đề cử, nộp đoàn chủ tịch đại hội.

Tại đại hội (hội nghị), nếu việc ứng cử, đề cử được tổ chức tại các đoàn đại biểu thì trưởng đoàn đại biểu tổng họp danh sách những người ứng cử, được đề cử (không lấy danh nghĩa đoàn đại biểu đề cử; không biểu quyết danh sách ứng cử, đề cử tại đoàn) nộp đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị).

Hướng dẫn cũng nêu rõ, việc ứng cử, đề cử đối với cấp uỷ viên từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương thực hiện theo Điều 13 Quy chế bầu cử trong Đảng.

Trách nhiệm của người đề cử trong việc giới thiệu nhân sự tham gia cấp uỷ tại đại hội

Hướng dẫn quy định, người đề cử nhân sự tham gia cấp uỷ phải chịu trách nhiệm trước đại hội về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp uỷ của người mà mình đề cử.

Sau đại hội, nếu xác minh người được đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đoàn chủ tịch đề xuất với đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.

Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì tiến hành các thủ tục lấy phiếu xin ý kiến đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử tại đại hội.

Về số dư và danh sách bầu cử, hướng dẫn quy định, trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người. Trong trường hợp này, cấp uỷ triệu tập đại hội chỉ nên lựa chọn giới thiệu 1 người.

Trường hợp cấp ủy triệu tập đại hội đề cử 1 người và tại đại hội không có người ứng cử, được đề cử thêm thì đoàn chủ tịch xin ý kiến đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử là 1 người.

Trường hợp cấp uỷ triệu tập đại hội đề cử 1 người và tại đại hội có người ứng cử, được đề cử thêm vượt quá 2 người thì đoàn chủ tịch lấy phiếu xin ý kiến đại hội về người ứng cử, được đề cử thêm tại đại hội để lựa chọn nhân sự lập danh sách bầu cử tối đa là 2 người.

Việc bầu uỷ ban kiểm tra các cấp thực hiện có số dư như bầu cấp uỷ.

Lấy phiếu giới thiệu bí thư cấp uỷ

Về lấy phiếu giới thiệu bí thư cấp uỷ, hướng dẫn nêu rõ, sau khi đại hội bầu được cấp uỷ khoá mới, Đoàn chủ tịch đại hội chủ trì việc lấy phiếu giới thiệu của Đại hội đối với nhân sự bí thư cấp uỷ trong số các nhân sự vừa trúng cử cấp uỷ viên.

Ban kiểm phiếu của Đại hội tổ chức kiểm phiếu, báo cáo kết quả với Đoàn chủ tịch Đại hội và cấp uỷ cấp trên; bàn giao biên bản kiểm phiếu và phiếu giới thiệu cho cấp uỷ khoá mới.

Cấp uỷ khoá mới tiếp tục thực hiện quy trình để bầu bí thư cấp uỷ theo tinh thần hướng dẫn số 34 của Ban Tổ chức Trung ương (đối với trường hợp đại hội bầu trực tiếp Bí thư).

Sau đó, tố chức công bố kết quả giới thiệu của Đại hội về nhân sự bí thư tại hội nghị đầu tiên của cấp uỷ khoá mới và thực hiện quy trình bầu bí thư theo quy định (đối với trường hợp Đại hội không bầu trực tiếp Bí thư). Nếu kết quả giới thiệu của Đại hội khác với phương án nhân sự được duyệt thì báo cáo cấp uỷ cấp trên cho ý kiến chỉ đạo trước khi bầu bí thư cấp uỷ.

Hướng dẫn cũng nêu rõ, những trường hợp không được triệu tập dự đại hội là những đảng viên trước thời điểm khai mạc đại hội bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố bị can, bị truy tố; những đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, thủ tục bầu cử.

Các cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội đã có quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ hưu mà thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm khai mạc đại hội; hoặc chuyển công tác ra ngoài đảng bộ trước thời điểm khai mạc đại hội cũng thuộc trường hợp không triệu tập dự đại hội.

Những trường hợp không triệu tập dự đại hội

Hướng dẫn quy định: Những đảng viên ở đại hội đảng viên, những cấp uỷ viên và những đại biểu ở đại hội đại biểu mà trước thời điểm khai mạc đại hội bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố bị can, bị truy tố; những đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, thủ tục bầu cử.

Những cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội đã có quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ hưu mà thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm khai mạc đại hội; hoặc chuyển công tác ra ngoài đảng bộ trước thời điểm khai mạc đại hội.

Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 6/10/2014 của Ban Bí thư khóa XI.

Văn Hưng VPTH

Hướng Dẫn Về Bầu Cử Trong Đảng

Hướng Dẫn Số 03-hd/tw Hướng Dẫn Một Số Vấn Đề Cụ Thể Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn 244 Về Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Số 32 Về Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn 04 Về Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Về Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Thi Hành Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Một Số Vấn Đề Cụ Thể Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Về Khen Thưởng Trong Đảng, Hướng Dẫn 03 Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Huong Dan 986 Ve The Thuc Trinh Bay Van Ban Dang Trong Quan Doi, Hương Dẫn 1031 Về Sinh Hoạt Đảng Trong Quận Doi, Huong Dan To Chuc Dang Ky Cong Dan Trong Do Tuoi Tham Gia Dan Quan Tu Ve, Quy Định Về Thực Hiện Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Trong Tổ Chức Đảng Trong Quân Đội, Tiêu Chuẩn Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Trong Sạch Vững Mạnh Trong Quân Đội, Bản Đăng Ký Những Công Việc Trọng Tâm Cần Tập Trung Giải Quyết Trong Năm 2017 Nhằm Tăng Cường Kỷ Luậ, Hãy Kể Tên Hai Văn Bản Quan Trọng Được Thông Qua Trong Đại Hội Đảng Lần Ii, Nội Dung Chính Trong Hướng Dẫn Đầu Tiên Về Giải Quyết Các Xung Đột Trong Chăm Sóc Người Bệnh , Tải Những Nội Dung Cốt Lõi Trong Dự Thảo Các Văn Kiện Đại Hội Đảng Xiii Của Đảng, Đơn Đăng Ký Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Trên Đất Trồng Lúa, Dàn ý Khuynh Hướng Sử Thi Trong Những Đứa Con Trong Gia Đình, Quy Định 72 Bch Tw Đảng Về Tổ Chức Đảng Trong Công An Nhân Dân, Quy Định 192-qĐ/tw, Ngày 18/5/2019 Của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng “về Tổ Chức Đảng Trong Công An, Quy Định 192-qĐ/tw, Ngày 18/5/2019 Của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng “về Tổ Chức Đảng Trong Công An , Về Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng Của Đảng Viên, Bản Đăng Ký Đảng Bộ Trong Sạch Vững Mạnh, Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng Của Đảng Viên, Đang Ký Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng , Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch Vững Mạnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay, Các Đồng Chí Hãy Trình Bày Các Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch, Vững Mạnh Trong Giai, Các Đồng Chí Hãy Trình Bày Các Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch, Vững Mạnh Trong Giai , Phân Tích Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch Vững Mạnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay, Hướng Dẫn âm Và Hướng Trọng Lực Dương Của Rễ Có ý Nghĩa Gì Đối Với Đời Sống Của Cây, Hướng Dẫn Về Việc Miễn Công Tác Và Sinh Hoạt Đảng Đối Với Đảng Viên, Hướng Dẫn Số 27-hd/btctw Về Việc Miễn Công Tác Và Sinh Hoạt Đảng Đối Với Đảng Viên, Hướng Dẫn Số 559/hd-ct Ngày 02/5/2012 Của Tổng Cục Chính Trị Về Khen Thưởng Tổ Chức Đảng, Đảng Viên, Hướng Dẫn Về Khen Thưởng Tổ Chức Đảng Và Đảng Viên, Hướng Dẫn Thi Hành Kỷ Luật Tổ Chức Đảng, Đảng Viên, Hướng Dẫn Đăng Ký Sử Dụng Tài Khoản Đăng Ký Kinh Doanh, Hướng Dẫn Đăng Ký Ntdt Khi Kh Đang Kê Khai Qua Mạng Tại Vtax, Không Ngừng Nâng Cao Phẩm Chất, Năng Lực Của Đội Ngũ Cán Bộ, Đảng Viên Trong Đảng Bộ Tổng Cục Kỹ Thu, Không Ngừng Nâng Cao Phẩm Chất, Năng Lực Của Đội Ngũ Cán Bộ, Đảng Viên Trong Đảng Bộ Tổng Cục Kỹ Thu, Hãy Kể Tên 4 Đẳng Cấp Trong Chế Độ Đẳng Cấp Varna ở ấn Độ, Hướng Dẫn Kiểm Điểm Tập Thể, Cá Nhân Và Đánh Giá, Xếp Loại Chất Lượng Tổ Chức Cơ Sở Đảng, Đảng Viên, Hướng Dẫn Kiểm Điểm Tập Thể, Cá Nhân Và Đánh Giá, Xếp Loại Chất Lượng Tổ Chức Cơ Sở Đảng, Đảng Viên , Chỉ Thị Mà Đảng Và Nhân Dân Ta Đang Thực Hiện Trong Giai Đoạn Hiện Nay, Đăng Ký Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng (quy Định Tại Điều 10,11,12 – Chương Ii Quy Định Số 08-qĐ/tu Ng, Đăng Ký Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng (quy Định Tại Điều 10,11,12 – Chương Ii Quy Định Số 08-qĐ/tu Ng, Nội Dung Nhận Thức Về Xây Dựng Đảng Trong Thời Kỳ Đổi Mới Của Đảng, Nội Dung Nhận Thức Về Xây Dựng Đảng Trong Thời Kì Đổi Mới Của Đảng, Bài Thu Hoạch Hương Nghiệp 9 Định Hướng Nghề Nghiệp Trong Tương Lai, Văn Hóa Trong Đảng, Văn Hóa Trong Đảng Là Gì, Góp ý Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Thể Lệ Bầu Cử Trong Đảng, Văn Hóa úng Sử Trong Đảng, Quy Chế Dân Chủ Trong Đảng, Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Báo Cáo Kết Quả Bầu Cử Trong Đảng, Thủ Tục Bầu Cử Trong Đảng, Bai Hoc Quy Bao Cua Dang Trong Viet Nam, Van Hoa Trong Dang Dieu 10 11 12, Lời Tuyên Thệ Trong Lễ Kết Nạp Đảng, Vai Trò Của Đảng Viên Trong Quy Chế Dân Chủ, Đơn Xin Vào Đảng Trong Quân Đội, Quy Chế Giám Sát Trong Đảng, Nguyên Tắc Bầu Cử Trong Đảng, Ban Dang Ki Đổi Mới Sáng Tạo Trong Dạy Và Học, Đăng Ký Đổi Mới Sáng Tạo Trong Dạy Và Học, Đoàn Kết Nội Bộ Trong Đảng, Thể Lệ Và Nguyên Tắc Bầu Cử Trong Đảng, Quy Chế 68 Giám Sát Trong Đảng, Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng Mới Nhất, Nguyên Tắc Thủ Tục Bầu Cử Trong Đảng, Điều 7 Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Điều 10,11,12 Văn Hóa Trong Đảng, Nguyên Tắc Thể Lệ Bầu Cử Trong Đảng, Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng 2019, 4 Lời Tuyên Thệ Trong Kêt Nạp Đảng, Quy Định 244 Về Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Quy Chế 68 Về Giám Sát Trong Đảng, Có Tên Trong Sổ Đăng Ký Ruộng Đất, Thủ Tục Đăng Ký Dự án Đầu Tư Trong Nước, Thể Lệ Bầu Cử Trong Đảng Năm 2017, Don Xin Tu Chúc Trong Dảng, Quy Định Bầu Cử Trong Đảng, Quy ước Trong Định Dạng Văn Bản, Bản Đăng Ký Đổi Mới Sáng Tạo Trong Dạy Và Học, Giá Tri Cot Loi Trong Van Kien Dh Dang Xiii, Báo Cáo Công Tác Đảng Trong Truong Hoc, Công Tác Đảng Trong Trường Học, Quyết Định 07-qĐ/tu Về Văn Hóa Trong Đảng, Trong Kĩ Thuật Uốn Dây Kẽm Tạo Dáng Cho Cây Cần Quấn, N Trong Tài Liệu Sử Dụng Tại Đại Hội Chi Bộ, Đảng Bộ Cơ, Ve Thuc Hien Van Hoa Trong Dang, Bản Đăng Ký Đổi Mới Sáng Tạo Trong Dạy Và Học Violet, Vê Thưc Hiiên Văn Hoa Trong Dang, Vấn Đề Xay Dựng Văn Hóa Trong Đảng Hiện Nay,

Hướng Dẫn Số 03-hd/tw Hướng Dẫn Một Số Vấn Đề Cụ Thể Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn 244 Về Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Số 32 Về Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn 04 Về Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Về Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Thi Hành Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Một Số Vấn Đề Cụ Thể Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Hướng Dẫn Về Khen Thưởng Trong Đảng, Hướng Dẫn 03 Thực Hiện Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng, Huong Dan 986 Ve The Thuc Trinh Bay Van Ban Dang Trong Quan Doi, Hương Dẫn 1031 Về Sinh Hoạt Đảng Trong Quận Doi, Huong Dan To Chuc Dang Ky Cong Dan Trong Do Tuoi Tham Gia Dan Quan Tu Ve, Quy Định Về Thực Hiện Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Trong Tổ Chức Đảng Trong Quân Đội, Tiêu Chuẩn Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Trong Sạch Vững Mạnh Trong Quân Đội, Bản Đăng Ký Những Công Việc Trọng Tâm Cần Tập Trung Giải Quyết Trong Năm 2017 Nhằm Tăng Cường Kỷ Luậ, Hãy Kể Tên Hai Văn Bản Quan Trọng Được Thông Qua Trong Đại Hội Đảng Lần Ii, Nội Dung Chính Trong Hướng Dẫn Đầu Tiên Về Giải Quyết Các Xung Đột Trong Chăm Sóc Người Bệnh , Tải Những Nội Dung Cốt Lõi Trong Dự Thảo Các Văn Kiện Đại Hội Đảng Xiii Của Đảng, Đơn Đăng Ký Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Trên Đất Trồng Lúa, Dàn ý Khuynh Hướng Sử Thi Trong Những Đứa Con Trong Gia Đình, Quy Định 72 Bch Tw Đảng Về Tổ Chức Đảng Trong Công An Nhân Dân, Quy Định 192-qĐ/tw, Ngày 18/5/2019 Của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng “về Tổ Chức Đảng Trong Công An, Quy Định 192-qĐ/tw, Ngày 18/5/2019 Của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng “về Tổ Chức Đảng Trong Công An , Về Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng Của Đảng Viên, Bản Đăng Ký Đảng Bộ Trong Sạch Vững Mạnh, Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng Của Đảng Viên, Đang Ký Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng , Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch Vững Mạnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay, Các Đồng Chí Hãy Trình Bày Các Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch, Vững Mạnh Trong Giai, Các Đồng Chí Hãy Trình Bày Các Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch, Vững Mạnh Trong Giai , Phân Tích Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng Đảng Trong Sạch Vững Mạnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay, Hướng Dẫn âm Và Hướng Trọng Lực Dương Của Rễ Có ý Nghĩa Gì Đối Với Đời Sống Của Cây, Hướng Dẫn Về Việc Miễn Công Tác Và Sinh Hoạt Đảng Đối Với Đảng Viên, Hướng Dẫn Số 27-hd/btctw Về Việc Miễn Công Tác Và Sinh Hoạt Đảng Đối Với Đảng Viên, Hướng Dẫn Số 559/hd-ct Ngày 02/5/2012 Của Tổng Cục Chính Trị Về Khen Thưởng Tổ Chức Đảng, Đảng Viên, Hướng Dẫn Về Khen Thưởng Tổ Chức Đảng Và Đảng Viên, Hướng Dẫn Thi Hành Kỷ Luật Tổ Chức Đảng, Đảng Viên, Hướng Dẫn Đăng Ký Sử Dụng Tài Khoản Đăng Ký Kinh Doanh, Hướng Dẫn Đăng Ký Ntdt Khi Kh Đang Kê Khai Qua Mạng Tại Vtax, Không Ngừng Nâng Cao Phẩm Chất, Năng Lực Của Đội Ngũ Cán Bộ, Đảng Viên Trong Đảng Bộ Tổng Cục Kỹ Thu, Không Ngừng Nâng Cao Phẩm Chất, Năng Lực Của Đội Ngũ Cán Bộ, Đảng Viên Trong Đảng Bộ Tổng Cục Kỹ Thu, Hãy Kể Tên 4 Đẳng Cấp Trong Chế Độ Đẳng Cấp Varna ở ấn Độ, Hướng Dẫn Kiểm Điểm Tập Thể, Cá Nhân Và Đánh Giá, Xếp Loại Chất Lượng Tổ Chức Cơ Sở Đảng, Đảng Viên, Hướng Dẫn Kiểm Điểm Tập Thể, Cá Nhân Và Đánh Giá, Xếp Loại Chất Lượng Tổ Chức Cơ Sở Đảng, Đảng Viên , Chỉ Thị Mà Đảng Và Nhân Dân Ta Đang Thực Hiện Trong Giai Đoạn Hiện Nay, Đăng Ký Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng (quy Định Tại Điều 10,11,12 – Chương Ii Quy Định Số 08-qĐ/tu Ng, Đăng Ký Thực Hiện Văn Hóa Trong Đảng (quy Định Tại Điều 10,11,12 – Chương Ii Quy Định Số 08-qĐ/tu Ng,

Quy Chế Bầu Cử Trong Đảng

Quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất

QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI)

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương.

Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quy định.

Tổ chức Đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo Quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc bầu cử

Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.

Điều 3. Hình thức bầu cử

1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:

– Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.

– Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.

– Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.

– Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.

– Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

– Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.

– Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:

– Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu…).

– Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Chương II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ

Điều 4. Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội

1- Chuẩn bị các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.

2- Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp ủy trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

3- Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.

6- Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất.

Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch

1- Điều hành việc bầu cử

3- Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.

4- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

5- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

6- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.

7- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.

Điều 6. Nhiệm vụ của đoàn thư ký

2- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu.

3- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp ủy khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội.

Điều 7. Ban kiểm phiếu

1- Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.

Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.

2- Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:

– Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.

– Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.

– Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định.

Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội.

Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.

Điều 8. Áp dụng đối với việc bầu cử không phải tại đại hội

Các tổ chức phụ trách việc bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra… được áp dụng theo các quy định trên.

Chương III. ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ

Điều 9. Ứng cử

Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:

1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.

2- Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.

3- Ủy viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.

4- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).

5- Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.

6- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

Điều 10. Thủ tục ứng cử

1- Đảng viên chính thức ở đại hội đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp ủy cơ sở.

2- Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội.

3- Cấp ủy viên ứng cử trực tiếp tại hội nghị cấp ủy để được bầu vào ban thường vụ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư), ủy viên ủy ban kiểm tra.

4- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử trực tiếp tại hội nghị ủy ban kiểm tra để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

5- Đảng viên không phải là đại biểu của đại hội nếu ứng cử vào cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên, thì chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội phải hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử nộp cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có:

– Đơn ứng cử.

– Bản khai lý lịch được xác nhận của cấp uỷ cơ sở.

– Bản kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định.

– Giấy chứng nhận sức khỏe.

– Bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt và nơi cư trú.

Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

Điều 11. Đề cử

Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:

1- Đoàn Chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.

2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.

3- Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

4- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử ủy viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).

5- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).

6- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu làm ủy viên ủy ban kiểm tra; đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).

7- Ủy viên ủy ban kiểm tra đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

Điều 12. Thủ tục đề cử

1- Ở Đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp ủy bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử.

2- Ở đại hội đại biểu cấp huyện và tương đương trở lên, đại biểu chính thức của đại hội đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp ủy thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.

3- Cấp ủy triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội.

Điều 13. Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư

1- Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.

2- Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.

3- Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.

Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp

1- Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.

2- Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

3- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Điều 15. Quyền bầu cử

1- Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.

Điều 16. Quy định về số dư và danh sách bầu cử

1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dự tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% – 15%.

2- Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị).

Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).

Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.

Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.

4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C…; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.

5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.

6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.

Điều 17. Phiếu bầu cử

1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp uỷ cơ sở. Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.

Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.

2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:

– Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.

– Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.

Điều 18. Danh sách trích ngang của các ứng cử viên

Từ đại hội cấp huyện và tương đương trở lên, trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức, đoàn chủ tịch đại hội cung cấp danh sách trích ngang của các ứng cử viên (xếp thứ tự như danh sách bầu cử) để đại biểu nghiên cứu trước.

Chương IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CỬ

Điều 19. Bầu cấp uỷ

2- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).

5- Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử

6- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.

7- Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp uỷ khoá mới.

8- Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.

9- Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ.

10- Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư.

Điều 20. Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên

1- Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định.

2- Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định.

Điều 21. Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp uỷ khoá mới

1- Đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khoá trước được tái cử hoặc đồng chí được cấp uỷ cấp trên uỷ nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khóa trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị. Riêng ở Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Quy chế này.

2- Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị với số lượng từ 1 đến 3 đồng chí; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương là 5 đồng chí.

3- Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị (sau đây gọi chung là đoàn chủ tịch) báo cáo để cấp uỷ thông qua chương trình làm việc và tiến hành các thủ tục bầu cử.

Điều 22. Bầu ban thường vụ

Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ được bầu thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, nhiều nhất không quá 1/3 số lượng cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.

1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu và đề nghị số lượng uỷ viên ban thường vụ cần bầu.

3- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu vào ban thường vụ khóa mới.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

6- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử ban thường vụ.

8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 23. Bầu bí thư, phó bí thư cấp uỷ

Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử uỷ viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được để cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp ủy viên. Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp uỷ thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.

1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.

2- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp ủy khóa trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

4- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

5- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.

6- Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).

7- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp ủy ủy nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư.

Điều 24. Bầu uỷ ban kiểm tra

Uỷ ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng uỷ cơ sở trở lên, do hội nghị cấp uỷ cùng cấp bầu; thành viên ủy ban kiểm tra gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy. Đại hội chi bộ (đảng ủy bộ phận) không bầu ủy ban kiểm tra mà phân công chi ủy viên hoặc đảng viên làm công tác kiểm tra.

1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo với hội nghị về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp để hội nghị xem xét, quyết định.

3- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu để bầu ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và ý kiến của ban thường vụ khóa mới.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

5- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

6- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

7- Bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra.

8- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

9- Uỷ ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra đã được bầu.

Sau khi được bầu, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra điều hành ngay công việc của uỷ ban kiểm tra khoá mới, được ký các văn bản với chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

Điều 25. Bầu Bộ Chính trị

1- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.

Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.

2- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.

4- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.

5- Tiến hành ứng cử, đề cử.

7- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người từ ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

8- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.

9- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 26. Bầu Tổng Bí thư

1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.

3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 27. Bầu Ban Bí thư

1- Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.

3- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

6- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.

8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 28. Bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương

1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương để hội nghị xem xét, quyết định.

2- Hội nghị tiến hành biểu quyết về số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Đoàn Chủ tịch đề cử danh sách do Bộ Chính trị khóa trước giới thiệu bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ý kiến của Bộ Chính trị khóa mới.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bàu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 29. Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước dự kiến giới thiệu (nếu có) và ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới.

2- Tiến hành ứng cử, đề cử.

3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 30. Bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ; bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra

1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu bầu bổ sung ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.

2- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu bổ sung vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

5- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

6- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 31. Bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

1- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về yêu cầu bầu Tổng Bí thư; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức (chuyển từ dự khuyết lên chính thức), Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

2- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu làm Tổng Bí thư; bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

…………………………

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Hành chính được chúng tôi cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Nội dung của Quy chế bầu cử trong Đảng gồm những vấn đề chủ yếu sau:

1. Về cách thức bầu cử:

a) Bầu cử bằng cách bỏ phiếu kín, được áp dụng trong các trường hợp bầu cấp ủy, bầu ban thường vụ cấp ủy, bầu bí thư, phó bí thư, bầu chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các thành viên ủy ban kiểm tra của cấp ủy, bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên.

b) Bầu cử bằng cách biểu quyết giơ tay, được áp dụng khi bầu những thành viên đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu bầu cử…

2. Về thực hiện các quyền của đảng viên và đại biểu đại hội đảng bộ các cấp khi ứng cử, đề cử, bầu cử.

4. Về lập ban kiểm phiếu.

5. Về cách tính kết quả bầu cử: Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số thành viên trong tổ chức (tổng số cấp ủy viên được bầu, tổng số đảng viên hoặc đại biểu được triệu tập đến đại hội, hội nghị, trừ số bị bác tư cách hoặc vắng mặt có lý do chính đáng suốt thời gian đại hội, hội nghị…). Nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu, lấy người đạt số phiếu cao hơn, không cần có số phiếu quá một nửa.

6. Về lập biên bản bầu cử và báo cáo danh sách những người trúng cử lên cấp ủy cấp trên để được chuẩn y.

7. Về xử lý các sai phạm.

Đổi Mới Công Tác Bầu Cử Trong Đảng

Trong điều kiện mới của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đang được đổi mới mạnh mẽ. Một phương thức cầm quyền mới là cầm quyền khoa học, dân chủ, sáng tạo và trách nhiệm. Cầm quyền theo pháp luật phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ được bầu vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp, các ngành. Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nên bầu cử trong Đảng có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015 – 2020), tháng 10-2015 _Ảnh: Tư liệu TTXVN Quy chế bầu cử trong Đảng

Bầu cử trong Đảng không chỉ giúp lập ra các cấp ủy đảng để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, mà còn là căn cứ có ý nghĩa quyết định để Đảng phân công cán bộ nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng trong hệ thống chính trị. Bầu cử trong Đảng là công tác vô cùng hệ trọng; bảo đảm cho mọi đảng viên thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng để lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín vào cấp ủy một cách dân chủ, nghiêm túc, đúng Điều lệ; làm cho Đảng ta thực sự là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, đoàn kết, kỷ cương, thống nhất cao. Vì vậy, Đảng ta luôn coi trọng công tác bầu cử, xem đây là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Nhiều nhiệm kỳ qua, cùng với đổi mới các khâu trong công tác cán bộ, công tác bầu cử trong Đảng cũng có nhiều đổi mới quan trọng, đáp ứng các yêu cầu của công tác xây dựng Đảng.

Các quy định về bầu cử trong Đảng luôn bám sát và tuân thủ đúng Điều lệ, các nghị quyết Đại hội Đảng, các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng thời, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của công tác xây dựng Đảng và yêu cầu, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng trong từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ, công tác bầu cử trong Đảng đã được cụ thể hóa thành quy chế bầu cử trong Đảng. Điều này tạo cơ sở vững chắc cho công tác bầu cử được triển khai theo đúng nguyên tắc, đúng quy trình; bảo đảm quyền của đảng viên trong bầu cử, ứng cử, cũng như thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong công tác bầu cử.

Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành theo Quyết định số 77-QĐ/TW, ngày 22-6-2000, của Bộ Chính trị khóa VIII; Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009, của Bộ Chính trị khóa X; Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9-6-2014, của Bộ Chính trị khóa XI đánh dấu những bước phát triển quan trọng của chế độ bầu cử trong Đảng ta qua các kỳ đại hội. Đáng chú ý, Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9-6-2014, của Bộ Chính trị khóa XI đã có nhiều đổi mới và bổ sung quan trọng so với các nhiệm kỳ trước đây. Các quy chế bầu cử trước đây chỉ áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng, từ chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương; còn việc bầu cử ở cấp Trung ương có quy chế riêng. Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014 có đối tượng điều chỉnh được mở rộng hơn, áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng, từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương. Các tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo quy chế phù hợp với thẩm quyền. Như vậy, việc mở rộng đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014 đã tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong công tác bầu cử của mọi tổ chức đảng trong hệ thống.

Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014 đã quy định cụ thể về ứng cử và đề cử của đảng viên, cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ để được bầu vào các cơ quan lãnh đạo, các chức danh lãnh đạo và ủy ban kiểm tra các cấp. Các quy định này nhằm khắc phục tình trạng lúng túng, vướng mắc khi thực hiện quyền ứng cử, quyền nhận đề cử của đảng viên trong hoạt động bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng.

Để thể hiện rõ hơn nguyên tắc tập trung dân chủ trong bầu cử, Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014 quy định danh sách ứng cử viên do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội. Danh sách bầu cử cấp ủy bao gồm danh sách do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử và những người ứng cử, được đề cử tại đại hội.

Kế thừa quy định số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu của quy chế cũ, với mục đích để việc bầu cử trong Đảng được tập trung, khắc phục tình trạng phải bầu cử nhiều lần do phân tán phiếu bầu, Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014 xác định rõ: “Số dư tối đa của danh sách bầu cử do đại hội chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% đến 15%. Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử). Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu. Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu” (Điều 16).

Đối với việc bầu cử có số lượng ít, Quy chế này quy định rõ về tỷ lệ số dư: “Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu” (Điều 16).

Các quy định về trình tự, thủ tục bầu cử tiếp tục kế thừa các quy định của các quy chế trước đây nhưng được thiết kế cụ thể, mạch lạc và chặt chẽ cho từng quy trình bầu cử: Bầu cử cấp ủy, bầu đại biểu dự đại hội cấp trên, bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên đầu tiên của cấp ủy khóa mới; bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy; bầu ủy ban kiểm tra; bầu Bộ Chính trị, bầu Tổng Bí thư; bầu Ban Bí thư; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Nhìn chung, các quy định về chế độ bầu cử trong Đảng được quy định phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của một Đảng cách mạng; vừa đáp ứng nhu cầu phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng, vừa tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong mỗi hoạt động của công tác bầu cử. Những đổi mới trong công tác bầu cử trong Đảng gắn bó mật thiết với các đổi mới mỗi khâu của công tác cán bộ, góp phần tạo sự đồng bộ và hiệu quả của toàn bộ công tác cán bộ, đáp ứng các nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua mỗi kỳ đại hội.

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã Long Sơn (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) khóa XXIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 _Nguồn: chúng tôi Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác bầu cử trong Đảng

Công tác bầu cử trong Đảng thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng vừa có “tâm”, vừa có “tầm”, thực hiện sứ mệnh “cầm quyền của Đảng” trong các điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn công tác bầu cử trong Đảng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức cầm quyền đang đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện:

Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng nói chung, trong công tác bầu cử trong Đảng nói riêng là tập trung dân chủ. Các quy chế bầu cử trong Đảng đã từng bước làm rõ hơn nội hàm của tập trung dân chủ, coi đây nguyên tắc xuyên suốt của chế độ bầu cử trong Đảng. Tuy nhiên, sự tương quan giữa nội hàm “dân chủ” và nội hàm “tập trung” vốn là 2 mặt tạo nên tập trung dân chủ trong các quy định của quy chế bầu cử trong Đảng cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn, nhất là các quy định về hạn chế quyền của cấp ủy viên không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy (Điều 13 Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014); danh sách ứng cử viên do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị) (Khoản 2, Điều 16 Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014); trường hợp danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử, ứng cử (Khoản 3, Điều 16 Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014). Các quy định này bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy triệu tập đại hội về công tác nhân sự, đề cao trách nhiệm của cấp ủy viên; sự thận trọng và chặt chẽ trong công tác cán bộ của Đảng; sự thành công của công tác nhân sự trong đại hội, nhưng xét từ góc độ hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đồng bộ với các quy định bảo đảm yêu cầu phát huy dân chủ trong Đảng, trong công tác cán bộ nói chung và trong công tác bầu cử nói riêng.

Theo quy định của Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014, danh sách đề cử cấp ủy mới, do cấp ủy triệu tập đại hội đề xuất với đại hội là danh sách chính thức. Do vậy, danh sách này cũng cần được sớm công bố công khai ngay sau khi đại hội khai mạc để các đại biểu đại hội sớm tiếp cận thông tin về nhân sự, quan sát, tìm hiểu phẩm chất, năng lực của từng nhân sự để thể hiện chính xác sự đánh giá, tín nhiệm của mình, tránh được tình trạng “bầu mà không biết mặt”.

Thứ hai, dân chủ trong bầu cử ở một mức độ nhất định phụ thuộc vào “số dư” trong danh sách bầu cử. Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014 đã xác định danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu. Đây là một số dư có thể xem là hợp lý trong điều kiện hiện nay để bảo đảm khả năng tập trung phiếu, hạn chế việc bầu thêm, bầu thiếu,… Tuy nhiên, từ phương châm “tìm nhân tài từ số đông”, từ “đa số lựa chọn thiểu số” thì tỷ lệ không quá 30% số dư so với số lượng cần bầu vẫn chưa phải là số dư lớn, chưa tạo được dư địa rộng cho người đi bầu. Do vậy, trong điều kiện phát triển mới của dân chủ trong Đảng, cần nghiên cứu tăng dần tỷ lệ số dư phù hợp trong danh sách đề cử so với số lượng cần bầu để tạo ra nhiều lựa chọn, cân nhắc bầu chọn của các đại biểu dự đại hội theo những lộ trình thích hợp.

Cùng với việc xây dựng chương trình hành động và công khai chương trình hành động của các ứng cử viên, đặc biệt là các ứng cử viên trong danh sách đề cử chính thức của cấp ủy triệu tập đại hội, cần nghiên cứu tổ chức các hình thức gặp gỡ ứng cử viên bên lề đại hội, để các ứng cử viên có điều kiện giao lưu, tiếp xúc trực tiếp với nhiều đại biểu đại hội, giúp cho các đại biểu hiểu rõ hơn các ứng cử viên để không chỉ đơn thuần “biết mặt, biết tên”, mà còn biết rõ thêm về năng lực và phẩm chất, phục vụ tốt cho sự lựa chọn khi quyết định bằng phiếu bầu. Điều này đòi hỏi phải sắp xếp chương trình đại hội sao cho thật khoa học, linh hoạt thì mới tạo được khoảng thời gian hợp lý để có thể tổ chức được nhiều cuộc tiếp xúc bên lề tại nơi đại hội diễn ra. Việc tổ chức các hoạt động tiếp xúc công khai, chính thức cũng giúp hạn chế tình trạng “vận động hành lang” không chính thức, vi phạm quy định.

Do tính chất phức tạp, nhạy cảm của công tác nhân sự nên việc tuyên truyền, vận động bầu cử trong Đảng cần phải được lãnh đạo chặt chẽ, đề phòng những hoạt động mang tính bè phái, lợi dụng dịp bầu cử để công kích, vu cáo, gây rối. Do vậy, cần có quy định chặt chẽ, đặc biệt là những điều cấm trong tuyên truyền, vận động bầu cử và kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi hành vi lợi dụng tuyên truyền, vận động bầu cử để xuyên tạc, vu cáo, gây hoài nghi trước và trong bầu cử.

Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Chi bộ khu Bình Quyền, thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), nhiệm kỳ 2020 – 2022 _Ảnh: chúng tôi

Thứ tư, Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2014 đã quy định cụ thể hơn việc bầu người đứng đầu cấp ủy. Theo đó, đại hội chi bộ bầu trực tiếp bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên, đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội với chức danh bí thư, tổng hợp phần giới thiệu, báo cáo với cấp ủy cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư…

Quy định này mở ra khả năng đại hội bầu trực tiếp người lãnh đạo cấp ủy từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, phù hợp với vị trí, vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong điều kiện đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng. Tuy nhiên, thực tiễn bầu cử trong Đảng chưa ghi nhận thông tin về việc đại hội đảng bộ các cấp trực tiếp bầu bí thư, ngoại trừ đại hội chi bộ. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn việc đại hội chi bộ trực tiếp bầu bí thư, có cơ chế thí điểm để đại hội đảng bộ các cấp trực tiếp bầu bí thư; trên cơ sở đó, xây dựng các luận cứ khoa học để triển khai đồng bộ chủ trương đại hội bầu trực tiếp bí thư cấp ủy từ cơ sở đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương. Cùng với việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế để đại hội trực tiếp bầu người đứng đầu cấp ủy theo những lộ trình thích hợp, cần triển khai nghiên cứu thí điểm đại hội bầu ủy ban kiểm tra đảng ở các cấp địa phương. Những đổi mới trong phương thức cầm quyền của Đảng, tăng cường kiểm soát quyền lực trong Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, của những người đứng đầu cấp ủy đòi hỏi phải nâng cao địa vị pháp lý của cơ quan kiểm tra đảng, bảo đảm cho cơ quan kiểm tra đủ quyền hạn, đủ vị thế để thực hiện được tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước mắt, có thể nghiên cứu thí điểm mô hình đại hội đảng bộ cơ sở hoặc đảng bộ cấp huyện trực tiếp bầu ủy ban kiểm tra. Khi điều kiện cho phép, có thể triển khai chủ trương này đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương; đồng bộ với chủ trương đại hội bầu trực tiếp người đứng đầu cấp ủy.

Đảng ta là đảng cầm quyền, đội ngũ lãnh đạo của Đảng có vị trí đặc biệt, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Việc bầu ra được những đảng viên ưu tú đủ phẩm chất, năng lực, uy tín vào các cấp ủy để thực hành quyền lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ. Uy tín, phẩm chất và năng lực của những người được bầu vào cấp ủy các cấp tạo nên sức mạnh và niềm tin tưởng của đảng viên, quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Do vậy, đổi mới công tác bầu cử trong Đảng để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đang là một yêu cầu có tính cấp thiết. Những đổi mới công tác bầu cử trong Đảng sẽ luôn là tiền đề, là cơ sở quan trọng để đổi mới chế độ bầu cử trong Nhà nước ta, mà trước hết là đổi mới bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước./.

Theo chúng tôi http://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/doi-moi-cong-tac-bau-cu-trong-dang-tiep-can-tu-phuong-dien-doi-moi-phuong-thuc-cam-quyen-cua-dang

Tin, bài đọc nhiều