Top 4 # Trang Web Hướng Dẫn Viên Du Lịch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Trang phục của hướng dẫn viên (HDV) phải gọn đẹp, phù hợp với loại hình du lịch, lộ trình tham quan. Ngoài ra, trang phục cũng cần phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian du lịch. Ví dụ, khi leo núi, xuyên rừng phải mặc những trang phục thoải mái dễ chịu, dễ hoạt động. Hay khi dự các buổi lễ hội ở những nơi tôn nghiêm, phải mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Màu sắc của quần áo, váy cũng cần màu tao nhã phù hợp. Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, HDV du lịch thường có đồng phục theo hãng. Lưu ý giày dép của HDV khi hành nghề phải có ma sát chống trơn tốt, luôn lau chùi sạch sẽ.

Nhìn chung, HDV cần có trang phục phù hợp vừa thể hiện được bản sắc dân tộc vừa lịch sự, gây được thiện cảm. HDV cũng cần phải chú ý đến tâm lý, phong tục tập quán ăn mặc ở mỗi vùng miền, quốc gia sẽ đến cho phù hợp. Đặc biệt, khách từ các nước: Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục.

Đối với nữ HDV du lịch cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự. Tuy nhiên cần phù hợp với gương mặt, hình thể, màu da của mình. Về độ dài hay kiểu tóc, HDV cũng cần lựa chọn kiểu tóc phù hợp. Tóc luôn phải được chải gọn gàng, sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn.

Hành nghề HDV du lịch bạn cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho. Khi sử dụng nước hoa nên tránh sử dụng mùi thơm nồng. Hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa. Tốt nhất không nên dùng nước hoa khi không cần thiết.

Tiêu chuẩn trang phục của hướng dẫn viên du lịch luôn phải đảm bảo gọn gàng, lịch sự và phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài trang phục, thái độ và tác phong làm việc cũng góp phần quyết định sự thành công của HDV du lịch. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách. Với những người đã học trái ngành du lịch, bạn có thể đăng ký học chứng chỉ HDV du lịch bằng cách nộp hồ sơ đăng ký tại:

Địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 0933 827 837 – 02432 97 96 96

Khóa Học Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Nha Trang

Bạn đang loay hoay với sở thích du lịch,muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch mà lại trót học trái ngành không biết phải phải làm sao. Bạn muốn lấy chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch vì hoạt động trong ngành đã lâu nhưng vẫn chưa có thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch? Bạn muốn đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế – thẻ hướng dẫn viên nội địa mà chưa biết phải làm như thế nào? Bạn đang tìm kiếm nơi học nghiệp vụ du lịch uy tín ở Nha Trang Khánh Hòa nhưng giữa nhiều trung tâm không biết nơi nào mới là nơi hợp lý?

Đơn vị tổ chức là Công ty Cổ Phần Giáo Dục Việt Nam trên 10 năm kinh nghiệm.Với thời gian đào tạo theo quy định, sau khóa học bạn sẽ đươc cấp chứng chỉ “nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch”. Chứng chỉ này sẽ dùng để đổi thẻ hướng dẫn viên tại sở VHTTDL tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch là học viên phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên (không quan trọng ngành nghề hay trường). Và đó cũng là điều kiện bắt buộc để làm thẻ hướng dẫn viên (thẻ hành nghề).

Thời gian học:

Lớp ban ngày: học thứ 7 & chủ nhật (Sáng 8h00 – 11h00; Chiều:13h00 -17h00).

Lớp tối: 2-4-6 & 3-5-7 (18h00 – 20h30).

Thủ tục nhập học:

Phiếu đăng ký học (do cơ sở chiêu sinh cấp)

Bản sao giấy khai sinh

Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học, trung cấp, cao đẳng

03 ảnh 3*4.

Địa điểm đăng ký học hướng dẫn viên du lịch tại Nha Trang

Đường B1 Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung ( Đối diện Siêu thị BigC Nha Trang)

THÔNG BÁO LỊCH THI HƯỚNG DẪN DU LỊCH QUỐC TẾ – NỘI ĐỊA THÁNG 2-3 NĂM 2019 TRÊN TOÀN QUỐC

Ghi Chú: Danh sách đăng ký thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế – nội địa được chốt 1 tuần trước ngày thi.

Liên hệ đăng ký học & nhận tư vấn

Hotline: 0938601982

Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Với không ít bạn trẻ, nghề hướng dẫn viên (HDV) du lịch hội tụ nhiều điểm đáng mơ ước: Thu nhập cao, giao tiếp rộng, được đi du lịch không mất tiền… Tuy vậy đằng sau những lợi thế đó, các HDV phải đối mặt với vô số hiểm nguy cạm bẫy…

Có một thực tế đáng buồn là không ít HDV nữ khi tác nghiệp đã bị choáng ngợp trước sự hào phóng của khách và dần dần trở thành… gái bao. Vốn có vẻ ngoài ưa nhìn với nước da trắng hồng và vóc dáng cân đối, ngay sau khi tốt nghiệp ĐH, Lê Thanh H đã được khá nhiều công ty du lịch mời gọi về làm HDV.

Với nhiều nữ sinh viên, những chuyến đi tour từ 5 – 7 ngày có giá hàng nghìn USD đã làm họ lóa mắt. Do số tiền kiếm được quá lớn và dễ dàng nên tâm lý chung của các HDV nữ này là “đằng nào thì tay đã nhúng chàm nên không thể dừng lại”. Tuy nhiên, để moi được tiền của khách cũng không đơn giản. Không ít cô gái sau khi “phục vụ tận tình” các vị khách sộp một đi không trở lại, thậm chí còn rước bệnh vào người. Còn đối với các HDV nam, khi tham gia các tour ở nước ngoài, không ít người do hám lợi đã buôn lậu. Không chỉ có vậy, tại một số địa phương thời gian qua đã xảy ra thực trạng HDV… ăn bớt cơm của khách. Thay vì đặt mỗi người một suất ăn, các HDV đã tự ý giảm số lượng các suất ăn xuống để thu lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng mà còn làm giảm uy tín của các công ty lữ hành.

Về tình trạng trên, ông Lê Thế Cường – Giám đốc một công ty du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Khi quyết định làm HDV, các bạn trẻ đã chấp nhận làm việc trong một môi trường vô cùng phức tạp với vô số cạm bẫy. Ngay cả những cô gái trong sáng, kiên định nhất cũng khó nói lời từ chối trước những số tiền hay món quà đắt giá. Tuy vậy, vẫn còn nhiều HDV có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, kiếm tiền bằng sức lao động chân chính. Sự tận tâm với nghề của họ không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam mà còn khiến cho bạn bè thế giới phải thán phục và ngưỡng mộ”…

… đến người nước ngoài làm HDV “chui”

Hiện nay, một số ngoại ngữ hiếm như Nhật, Thái, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc… rất thiếu HDV du lịch. Theo Luật Du lịch, HDV phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch mới được cấp thẻ HDV. Quy định này nhằm giúp cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ chất lượng nhân lực du lịch nhưng cũng dẫn đến việc nhiều HDV hoạt động “chui”. Có thể nói, hiện tại, HDV tiếng Hàn Quốc thiếu nghiêm trọng nhất do lượng khách du lịch người Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh. Do đó, một số doanh nghiệp lữ hành đã sử dụng HDV người Hàn Quốc (dù họ rất yếu về kiến thức văn hóa, lịch sử Việt Nam) hoặc tuyển những CTV biết tiếng Hàn Quốc để làm HDV. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tại một số điểm du lịch, chúng ta có thể bắt gặp HDV Hàn Quốc đưa đoàn khách ngoại tham quan, thản nhiên hướng dẫn cho khách.

Không chỉ có HDV người Hàn Quốc, một số HDV người Trung Quốc và một số nước khác tới Việt Nam để… hướng dẫn du lịch. Về tình trạng này, một đại diện của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: “Hiện có hai kiểu HDV nước ngoài tồn tại ở Việt Nam: HDV được các công ty du lịch nước ngoài thuê để dẫn đoàn, có HDV người Việt đi kèm hoặc các HDV ngoại trước đây sang làm thuê, sau một thời gian quen đường đi nước bước đã ở lại Việt Nam tự tổ chức tour. Đối tượng thứ hai này thường tổ chức tour khép kín không thông qua công ty trong nước nên giá tour thường rẻ hơn, thu hút được khách du lịch nhưng lại không chịu đóng thuế. Điều này gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Nhà nước, khiến môi trường kinh doanh du lịch ngày càng lộn xộn. Bên cạnh đó, điều đặc biệt nguy hại là khi HDV nước ngoài hướng dẫn cho khách với lượng thông tin không đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam, họ có thể gây hiểu lầm, làm méo mó hình ảnh của đất nước trong mắt du khách”.

Do các quy định về HDV quốc tế hiện nay khá chặt chẽ nên thời gian qua, một số doanh nghiệp đã sử dụng HDV biết các loại ngoại ngữ hiếm chưa tốt nghiệp đại học, chỉ được bồi dưỡng qua ở các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ, thậm chí có HDV chỉ là công nhân, kỹ thuật viên đã từng lao động, học tập ở nước ngoài. Để đội ngũ HDV du lịch quốc tế Việt Nam nhanh chóng được bổ sung về số lượng, cải thiện về chất lượng, nhất là với các ngôn ngữ ít thông dụng, trong thời gian tới, cơ quan chức năng nên mở rộng điều kiện cấp thẻ hướng dẫn du lịch quốc tế, tăng chế độ đãi ngộ đối với các HDV Việt Nam. Có như vậy, tình trạng HDV du lịch vi phạm pháp luật, người nước ngoài làm HDV “chui” tại Việt Nam mới được giải quyết triệt để.

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Tìm Hiểu Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Hiểu một cách đơn giản thì hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện những điều khoản được lý kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế cũng như giúp khách du lịch có những hiểu biết về điểm đến thông qua chuyến đi và bài giới thiệu.

Trong chương trình đào tạo ngành Hướng dẫn viên du lịch, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức tổng quan về du lịch như địa lý du lịch, khoa học quản ký, văn hóa, quản trị kinh doanh, tâm lý và tậ quán của khách trong nước và khách quốc tế cũng như những kỹ năng nghệp vụ như thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch.

Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng quản lý, điều hành cũng như gám sát các nghiệp vụ cơ bản trong những doanh nghiệp du lịch, tham gia điều chính và thực hiện chiến lược, dự án và những kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên cũng sẽ được cung cấp nhiều kiến thức thực tế như Văn hóa tổ chức, Văn hóa du lịch, Phong tục- tập quán- lễ hội- truyền thống, Marketing du lịch, Quản trị lữ hành hay Giao tiếp và lễ tân ngoại giao.. để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

3. Cơ hội việc làm của ngành Hướng dẫn viên du lịch

Với xu thế phát triển hiện nay, du lịch được đánh giá là ngành “công nghiệp không khói” với tốc độ tăng trường nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, ngành Hướng dẫn viên du lịch được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển lớn.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, nững năm qua ngành Du lịch vẫn đang giữ tốc độ tăng trưởng nóng. Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng số 580.000 buồng lưu trú, tạo ra 3.000.000 việc làm.

Dự báo của các chuyên gia kinh tế và nhân lực, trong những năm tới, nhu cầu nhóm ngành này ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng theo đà phát triển chung của thế giới và đóng góp hơn 40% GDP. Những số liệu trên cho thấy, ngành Du lịch nói chung và nghề Hướng dẫn viên du lịch nói riêng đang cần một lượng lớn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Đây là cơ hội để những sinh viên tốt nghiệp tìm được cơ hội việc làm phù hợp.

4. Tìm hiểu tố chất và kỹ năng cần có của người hướng dẫn viên

Năng động, tự tin

Nhanh nhẹn và linh hoạt trong xử lý tình huống

Thích di chuyển và đam mê khám phá

Có khả năng giao tiếp và diễn đạt tốt

Yêu thích du lịch và muong muốn thể hiện bản thân

Có kỹ năng tổ chức và quản lý

Ham học hỏi và có kiến thức sâu rộng

Có khả năng ngoại ngữ tốt

Có sức khỏe tốt, có thể chịu được áp lực công việc.