Top 10 # Thông Tư 74 Hướng Dẫn Giao Dịch Chứng Khoán Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Thông Tư 74 Về Giao Dịch Chứng Khoán: Quy Định Cần Chưa Có, Quy Định Có… Lạc Hậu

Bắt đầu từ 1/8, Thông tư 74/2011/TT – BTC, ngày 1/6/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán có hiệu lực. Theo Thông tư này, nhà đầu tư (NĐT) được phép mở nhiều tài khoản, mua – bán một mã chứng khoán trong cùng một phiên, được dùng đòn bẩy tài chính… Những tưởng các công ty chứng khoán, nhà đầu tư (NĐT) sẽ hồ hởi đón nhận chính sách mang tính “cởi trói” này nhưng thực tế cho thấy, Thông tư ra đời trong sự hờ hững của các thành viên thị trường…

Lý giải về sự hờ hững trên, ông Lê Thành Đồng, Giám đốc Khối phân tích Công ty Chứng khoán VICS cho rằng, nếu như chính sách này ra đời cách đây 2 năm thì nó chắc chắn được chào đón nồng nhiệt, bởi đáp ứng được mong mỏi của các thành viên thị trường. Thế nhưng, Thông tư đã không ra đời vào đúng thời điểm thị trường cần. Nay thì việc mỗi NĐT có vài ba tài khoản ở các CTCK và thực hiện cùng mua – bán một chứng khoán trong một phiên hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính đến mức “cháy” cả tài khoản đã là bình thường thì Bộ Tài chính mới ra quy định quản lý này.

Theo giới phân tích và các NĐT, Thông tư 74 có ba lạc hậu và bất cập: Thứ nhất là việc cho phép NĐT được mở nhiều tài khoản, nhưng là mở ở mỗi CTCK một tài khoản. Như vậy, nếu NĐT muốn chuyển tiền, chứng khoán về một tài khoản ở CTCK nào đó sẽ phải tốn thời gian đi lại giữa các CTCK để thực hiện. Thực tế từ lâu, NĐT đã mở nhiều tài khoản tại một CTCK bằng cách sử dụng CMTND của người thân, hoặc bạn bè để mở tài khoản, sau đó dùng hình thức ủy quyền để giao dịch.

Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCK: “Mỗi CTCK phải tự hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản trị rủi ro để đáp ứng yêu cầu giám sát chính xác được tỷ lệ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán cho khách hàng. Mục đích của cơ quan quản lý khi ban hành văn bản hướng dẫn về giao dịch ký quỹ chứng khoán là để đảm bảo tính công bằng cho các CTCK trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giúp cạnh tranh bình đẳng”.

Thứ hai, Thông tư 74 đến giờ mới cho phép NĐT mua, bán một loại chứng khoán trong phiên. Với giao dịch này, các NĐT đã quá quen bằng việc tự mình sử dụng hai tài khoản (TK của mình và TK do mượn CMTND của người thân) để cùng mua – bán chứng khoán trong một phiên, ở tại một CTCK. Do đó, có thể nói việc quy định ra đời nhưng chẳng NĐT nào muốn thực hiện theo vì gây tốn kém chi phí, thời gian.

Thứ ba, Thông tư 74 cho phép các CTCK triển khai sản phẩm cho NĐT vay ký quỹ. Tức hỗ trợ vốn cho NĐT mua chứng khoán với tỉ lệ bằng 30% giá trị chứng khoán NĐT có trong tài khoản. Cụ thể, NĐT có giá trị chứng khoán là 100 triệu đồng thì được CTCK hỗ trợ thêm 30 triệu đồng (nếu có nhu cầu) để mua thêm chứng khoán. Với quy định này, hầu hết CTCK đã triển khai nghiệp vụ này từ vài ba năm nay, dưới các hình thức như hợp tác đầu tư, cầm cố cổ phiếu cho NĐT…

Bà Nguyễn Thu Hà, NĐT sàn Chứng khoán APEC cho rằng, việc Bộ Tài chính đưa ra các quy định tại Thông tư 74 chỉ là việc luật hóa các hoạt động “chui” của thị trường lâu nay. Điều mà các NĐT cần hiện nay là các dịch vụ khác nhằm giảm thiểu rủi ro thì lại… chậm.

Theo các thành viên thị trường, điểm “được” nhất của Thông tư 74 là quy định việc ủy quyền giao dịch chứng khoán giữa các NĐT với nhau phải bằng văn bản có xác nhận việc ủy quyền của chính quyền địa phương hoặc công chứng theo quy định. Đồng thời phải nêu rõ phạm vi ủy quyền. Thời gian qua, đã có xảy ra không ít những vụ tranh cãi, kiện tụng giữa NĐT với môi giới CTCK về các việc như mất chứng khoán, hao hụt tiền trong TK của NĐT. Nay có quy định này, những tranh cãi, kiện tụng sẽ không còn. Trong trường hợp có tranh chấp về vấn đề này thì các bên đã có đủ cơ sở pháp lý để truy tội.

Video Hướng Dẫn Cách Đầu Tư Chứng Khoán, Hướng Dẫn Cách Giao Dịch Chứng Khoán Online

Chào các bạn!

Như mình đã viết ở trong bài: ” Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán chuyên nghiệp “. Nếu bạn có tài khoản ở một trong hai Công ty Chứng khoán lớn nhất hiện nay là SSI và HSC thì bạn sẽ được giao dịch trên tài khoản chứng khoán Online cực kỳ chuyên nghiệp. Đây là một lợi thế rất lớn cho các nhà đầu tư khi được sử dụng kết hợp giữa bảng giá chứng khoán chuyên nghiệp với hệ thống giao dịch cổ phiếu Online tiên tiến và thân thiện nhất hiện nay.

Chi tiết về cách đăng nhập và giao diện tài khoản chứng khoán Online, cũng như cách đặt lệnh mua, lệnh bán, hủy lệnh, sửa lệnh và cách chuyển tiền trực tuyến, thực hiện quyền…Nhật Cường sẽ hướng dẫn các bạn ngay sau đây.

Nhật Cường lấy ví dụ tài khoản mở tại Công ty Chứng khoán HSC làm video hướng dẫn cho các bạn tiện hình dung:

1. Hướng dẫn Đăng nhập và Giao diện Tài khoản Chứng khoán Online: https://www.youtube.com/watch?v=BH2BpVPtDUs 2. Hướng dẫn Đặt lệnh, Sửa lệnh, Hủy lệnh và Đúp lệnh: https://www.youtube.com/watch?v=lkyFy7bZYnQ 3. Sổ lệnh và Lịch sử Sổ lệnh: https://www.youtube.com/watch?v=YHP90Jk9Xas 4. Chuyển khoản Trực tuyến và Hủy lệnh Chuyển tiền: https://www.youtube.com/watch?v=vpSR45FOOx0 5. Thực hiện quyền: https://www.youtube.com/watch?v=m8LCAp7dstw 6. Xem thông tin cổ phiếu: https://www.youtube.com/watch?v=XfixlpAk_9k 7. Nhật ký giao dịch: https://www.youtube.com/watch?v=l76x7kPg61c 8. Xem đồ thị cổ phiếu: https://www.youtube.com/watch?v=if6Uo8_K6_A

Xin lưu ý với các bạn là hệ thống giao dịch online này chỉ chạy được trên nền Windows. Các dòng Máy tính bảng, Macbook hay các điện thoại thông minh cao cấp chạy trên nền Android hay Ios sẽ không cài đặt được.

Như mình đã nói ở trên, đây là hệ thống giao dịch chứng khoán Online chuyên nghiệp dành cho tất cả mọi khách hàng ở hai công ty chứng khoán hàng đầu hiện nay là SSI và HSC. Nếu bạn nào muốn mở Tài khoản ở một trong hai Công ty Chứng khoán này thì liên hệ với mình, mình sẽ trực tiếp mở Tài khoản và hỗ trợ các bạn.

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp. Điện thoại / / Viber: 0912.842.224 Skype: dautu.cophieu Email: dautucophieu68@gmail.com Website: dautucophieu.net

Hướng Dẫn Giao Dịch Chứng Khoán Bsc

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán BSC

KPI.

là từ viết tắt của Key Performance Indicator – Chỉ số đo lường hiệu suất chính. KPI là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức/bộ phận/cá nhân. Có 2 loại chỉ số đo KPI, KPI leading – Là chỉ số đo tiến trình, KPI lagging – Là chỉ số đo kết quả.

được 2 tác giả Robert S.Kaplan, David P.Norton phát triển từ những năm 1992. BSC là cụm từ viết tắt của Balanced Scorecard – Thẻ điểm cân bằng. BSC là hệ thống hoạch định và quản lý chiến lược, đo lường hiệu quả hoạt động. BSC giúp tổ chức, doanh nghiệp phát triển cân bằng, bền vững do tập trung quản trị vào 4 trọng tâm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Năng lực tổ chức.

là Nền tảng Chuyển đổi số Doanh nghiệp tập trung vào Chiến lược, Hiệu suất với nền tảng duy nhất bằng sức mạnh của AI, BIG DATA, kết hợp các quy trình nghiệp vụ xuyên suốt từ hoạch định, thực thi, đo lường, cải thiện với các chức năng BSC, KPI, CRM, HRM, WORKFLOW, FM.

KPIBSC là Nền tảng chuyển đổi số Doanh Nghiệp. Giúp tăng hiệu quả lên gấp 3 lần cùng mức chi phí.Quản trị tập trung vào chiến lược.Đo lường, cải thiện hiệu suất theo thời gian thực.Ra quyết định dựa trên dữ liệu, phát triển tập trung vào năng suất và hiệu quả.

Doanh nghiệp bạn có gặp phải các vấn đề sau?

Không có chiến lược, không quản trị được chiến lược.

Hoạt động không hiệu quả, không đo lường được kết quả công việc.

Hệ thống thông tin dữ liệu phân tán, không giúp ra quyết định kinh doanh theo thời gian thực.

Nhân viên không có động lực làm việc, vì không đánh giá, ghi nhận kịp thời.

Năng lực cạnh tranh kém, bị đối thủ lấn át.

80% doanh nghiệp không cải thiện được năng suất và hiệu quả vì không đo lường được. Làm sao để chuyển đổi số thành công?

Một nền tảng phần mềm quản lý toàn diện tập trung là chìa khóa để thành công.

Nền tảng Phần mềm KPIBSC giúp Doanh nghiệp bạn cải thiện hiệu suất bằng cách nào?

Thiết lập hệ thống KPI đầy đủ chỉ tiêu, trọng số, thang đo đánh giá.

Giao cho các phòng ban, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện.

Tất cả nhân viên trong công ty đều có các chỉ tiêu đánh giá kết quả làm việc của mình.

Báo cáo đo lường kết quả, công việc theo các tần suất tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm.

Căn cứ kết quả Đánh giá thành tích nhân viên, mức độ cải thiện hiệu suất để trả lương KPI, xét thưởng theo thành tích.

99,99% Doanh nghiệp đã cải thiện kết quả làm việc, hiệu suất chỉ trong vòng 1 tháng áp dụng. 10 lợi ích Nền tảng KPIBSC mang lại cho Doanh nghiệp của bạn khi sử dụng.

Tiết kiệm thời gian.Tối ưu hóa chi phí.Tăng lợi nhuận.Biến Doanh nghiệp vận hành theo mô hình lấy khách hàng làm trung tâm.Có chiến lược xuất sắc, thực thi chiến lược tạo sự khác biệt và hiệu quả.Ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) trong quản trị vận hành Doanh nghiệp.Thúc đẩy Doanh nghiệp trở thành tổ chức học hỏi và đổi mới sáng tạo, có khả năng thích ứng trước sự thay đổi tốt nhất, nhanh nhất để sống sót và dẫn đầu.Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hội tụ số, đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0.Quản trị thực thi dựa trên Dữ liệu và các thuật toán thông minh giúp ra quyết định chính xác đúng thời điểm, đúng đối tượng.Tăng năng lực cạnh tranh nhờ tập trung vào chuyển đổi số nhanh, chiến lược tập trung vào AI, có khả năng tạo sự khác biệt và đổi mới sáng tạo vượt trội so với các đối thủ.

Điểm Mới Tại Dự Thảo Thông Tư Hướng Dẫn Về Giao Dịch Trên Thị Trường Chứng Khoán

UBCKNN sẽ quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá.

Dự thảo Thông tư đã bổ sung định nghĩa cũng như nhiều quy định mới. Trong đó, có quy định ngắt mạch thị trường chứng khoán khi cần thiết; các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết; hay nhà đầu tư cá nhân đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán.

Quy định cho giao dịch bán khống có bảo đảm

Theo Bộ Tài chính, đây là là giao dịch bán chứng khoán đã vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.

Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm là tài khoản riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản. Các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; về quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; về tính thanh khoản và biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Trên cơ sở tiêu chí do UBCKNN quy định, Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm hoặc chứng khoán không được giao dịch bán khống có bảo đảm.

Hợp đồng giao dịch vay chứng khoán tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản thế chấp, lãi suất vay/cho vay, thời hạn vay, gia hạn vay, xử lý tài sản thế chấp khi nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí.

Đối với giao dịch trong ngày, Dự thảo quy định là giao dịch mua và bán cùng một mã chứng khoán với cùng một khối lượng giao dịch, thực hiện trên cùng một tài khoản và trong cùng một ngày giao dịch. Hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày, trước ngày đăng ký cuối cùng để chốt quyền cổ đông của chứng khoán đó.

Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, UBCKNN có thể yêu cầu các công ty chứng khoán tạm ngừng thực hiện hoạt động giao dịch bán khống có bảo đảm cũng như yêu cầu tạm ngừng các hoạt động giao dịch trong ngày..

Bổ sung công cụ ngắt mạch thị trường chứng khoán

Dự thảo Thông tư định nghĩa, ngắt mạch thị trường (circuit breaker) là cơ chế tạm dừng giao dịch tự động trong phiên giao dịch khi giá chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán.

Sở giao dịch chứng khoán sẽ quy định cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết, trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, UBCKNN sẽ quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá.

Dự thảo Thông tư nêu, “Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, UBCKNN quyết định việc áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường và/hoặc cơ chế biên độ dao động giá”.

Về quy định tài khoản giao dịch chứng khoán, dự thảo nêu rõ, nhà đầu tư không được đặt các lệnh giao dịch vừa mua, vừa bán đồng thời cùng một loại chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ, trừ các lệnh đã được nhập vào hệ thống tại đợt giao dịch liên tục trước đó, chưa được khớp nhưng vẫn còn hiệu lực.

Nhà đầu tư khi đặt lệnh cùng mua, cùng bán cùng một mã chứng khoán trong ngày giao dịch không được để dẫn đến trường hợp các lệnh đối ứng cho cùng mã chứng khoán của nhà đầu tư đó khớp với nhau nhằm tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Về giao dịch ký quỹ, dự thảo quy định chứng khoán được giao dịch ký quỹ là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; về quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; về tính thanh khoản và biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo hướng dẫn của UBCKNN.

Trên cơ sở tiêu chí do UBCKNN quy định, Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ hoặc chứng khoán không được giao dịch ký quỹ.

15 tuổi được mở tài khoản chứng khoán

Cũng tại Dự thảo thông tư này, điểm đáng chú ý thứ ba là nhà đầu tư cá nhân đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán nhưng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Đây là lần đầu Bộ Tài chính quy định chi tiết độ tuổi được mở tài khoản chứng khoán.

Bên cạnh các điểm kể trên, dự thảo cũng bổ sung quy định về nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, nhưng tại mỗi công ty chứng khoán chỉ được một tài khoản giao dịch và một tài khoản ký quỹ. Nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán với Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (hiện là Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam).