Top 9 # Những Điều Hướng Dẫn Viên Du Lịch Không Được Làm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Muốn Làm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Bạn Không Thể Bỏ Qua Những Điều Này

1. Thuận lợi Cơ hội học hỏi, mở rộng

Học du lịch đang là lựa chọn của rất nhiều học sinh ngay kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn nữa, chúng ta đang ngày càng đẩy mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, chính vì thế cơ hội nghề nghiệp cho hướng dẫn viên du lịch ngày càng được mở rộng.

Nếu bạn là một người có đam mê du lịch muốn thử sức chinh phục ở mọi miền thì hướng dẫn viên du lịch là một trong số những ngành mà bạn cần theo học. Ở dây bạn sẽ được đi rất nhiều nơi, được tiếp xúc với những con người mới, đất nước mới với các nền văn hóa khác nhau. Đây chính là cơ hội để bạn có thể mở mang thêm kiến thức, học hỏi những điều mới lạ, bổ ích không chỉ ở đất nước mình mà còn ở bất cứ đất nước nào trên thế giới nếu bạn thật sự đầu tư cho nghề nghiệp của mình

Mức lương

Ở bất cứ một công việc nào cũng vậy, ngoài việc được học hỏi, được thỏa mãn đam mê thì lương là vấn đề quyết định rất lớn đến việc bạn có thể theo nghề, gắn bó với nghề được hay không. Thông thường, mức lương cho hướng dẫn viên ở tầm trung đã cao hơn khá nhiều so với các ngành khác nghề khác. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, đối với nghề hướng dẫn viên du lịch lương của bạn sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào mức lương cứng. Ngoài mức lương ổn đinh hàng tháng nghề này “hấp dẫn” nhờ chế độ phụ cấp và những khoản “tip” thường xuyên. Nếu trở thành một hướng dẫn viên giỏi bạn sẽ có khả năng làm việc với các đoàn khách nước ngoài thì mức thưởng sẽ ở mức rất cao. Tùy theo mức độ hài lòng và tính chất công việc bạn sẽ nhận được khoản thu nhập tương xứng với công sức mà bạn đã bỏ ra.

Cơ hội càng nhiều thì thách thức càng lớn, là một hướng dẫn viên du lịch bạn cần có một nền tảng kiến thức cực kỳ vững chắc nghĩa là bạn dường nhu sẽ trở thành một cuốn từ điển thế giới thu nhỏ, bạn sẽ phải biết rất nhiều thứ từ lịch sử, địa lý cho tới văn hóa của từng vùng miền, để liên kế những kiến thức ấy thành một mạch giúp du khách thấy yêu miền đất mà chúng ra đã và đang đặt chân đến

Muốn làm một hướng dẫn viên giỏi điều bạn cần chính là khả năng giao tiếp tốt, bạn sẽ không thể trở thành một hướng dẫn viên nếu bạn ngại ngùng trước đám đông. Cách mà bạn lôi cuốn cười nghe vào những điều bạn nói, những câu chuyện bạn kể sẽ quyết định 50% sự thành công của bạn trong nghề.

Ngành du lịch Việt Nam đúng là đang rất phát triển, và tiếng gần hơn với hội nhập thế giới, chính vì thế nếu muốn làm du lịch khả năng ngoại ngữ của bạn phải thật sự tốt. Cơ hội sinh ra thách thức, cơ hội càng nhiều thì thách thức càng lớn, hướng dẫn viên là nghề có mức lương rất cao nhưng sự sàng lọc cũng đồng thời vô cùng khắt khe, đòi hỏi bạn phải thật sự “xuất chúng”, có đầy đủ các tố chất cần thiết của một hướng dẫn viên thì mới có thể làm việc tốt được

Hướng dẫn viên du lịch là một trong những nghề đang được lọt vào top những nghề phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy, nếu bạn có năng lực và kiến thức, đam mê và muốn cống hiến để trở thành một hướng dẫn viên du lịch bạn có thể theo học ngành du lịch tại các trường đại học như : ĐH Tài chính – Marketing , ĐH Văn Lang, ĐH Hùng Vương, ..

Cuộc sống của 1 hướng dẫn viên là trên các chặng đường, bạn sẽ không có nhiều thời gian cho gia đình, sẽ có những khó khăn vất vả của nghề mà không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua. Chính vì thế hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết đinh theo đuổi nghề này

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Hướng Dẫn Viên Du Lịch

I. Hướng dẫn viên du lịch là gì?

1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là một vị trí, một công việc thuộc ngành dịch vụ du lịch. Người làm hướng dẫn viên du lịch sử dụng ngôn ngữ phù hợp để giới thiệu, giải thích, trình bày cho du khách về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của các địa danh tham quan. Ngoài ra, trong suốt cuộc hành trình họ sẽ giao lưu và giải đáp toàn bộ những thắc mắc của du khách. Hướng dẫn viên du lịch luôn nằm trong Top các nghề được quan tâm nhất hiện nay, theo dự đoán nghề vẫn sẽ tiếp tục phát triển bền vững và hứa hẹn bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai.

2. Phân loại hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch được chia thành hai nhóm phổ biến nhất là hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế. Thông thường, chúng ta còn nghe thêm một khái niệm nữa là hướng dẫn viên tại điểm, thực chất đây chỉ là thuật ngữ để chỉ một đối tượng hướng dẫn viên không hề tách biệt khỏi hai nhóm hướng dẫn viên du lịch nói trên.

2.1. Hướng dẫn viên nội địa

Hướng dẫn viên nội địa là người chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt trong suốt chuyến hành trình. Họ sẽ giải thích, thuyết trình cho đoàn khách Việt Nam đi du lịch trong nước nên công việc sẽ phần nào khó khăn hơn. Hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có một bài trình bày thật ấn tượng, chi tiết và đảm bảo tính chính xác tuyệt đối mới có thể chinh phục được các du khách Việt. Muốn làm công việc này bạn phải có thẻ nội địa của hướng dẫn viên du lịch.

2.2. Hướng dẫn viên quốc tế

Đây là hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam nhưng sẽ sử dụng các ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với du khách. Bạn sẽ đón tiếp các đoàn khách từ nhiều quốc gia khác nhau đến du lịch tại Việt Nam. Cũng như công việc của một hướng dẫn viên nội địa, việc làm này yêu cầu bạn phải có thẻ của hướng dẫn viên quốc tế. Tuy nhiên, thẻ này sẽ không có giá trị khi bạn sang nước ngoài.

II. Những yêu cầu cần thiết đối với một hướng dẫn viên du lịch

1. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Trên thực tế, nếu muốn hành nghề là một hướng dẫn viên du lịch hợp pháp bạn phải được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch các cấp tỉnh, thành phố. Tùy vào từng loại thẻ của hướng dẫn viên nội địa hay quốc tế sẽ có những điều kiện khác nhau:

Như đối với hướng dẫn viên nội địa, bạn buộc phải tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch trở lên. Nếu bạn không tốt nghiệp chuyên ngành du lịch thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Với các hướng dẫn viên quốc tế đòi hỏi về chuyên môn sẽ cao hơn, ít nhất bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch. Những người muốn làm hướng dẫn viên quốc tế nhưng học khác chuyên ngành du lịch cần phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của cơ sở đào tạo có thẩm quyền. Hơn nữa, bạn buộc phải sử dụng thành thạo một ngôn ngữ khác Tiếng Việt.

Ngoài ra, công việc cũng có những yêu cầu chung như: Bạn phải là công dân có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; không sử dụng các chất gây nghiện, không mắc bệnh truyền nhiễm và có đủ năng lực hành vi quân sự.

2. Kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm

Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi bạn cần nắm chắc các kiến thức chuyên môn, có cho mình những kỹ năng mềm cần thiết. Vì vậy, bạn cần rèn luyện bản thân ngay từ bây giờ để trở nên chuyên nghiệp hơn, cụ thể như:

Những thông tin bạn đưa ra luôn phải đảm bảo 100% tính chính xác tuyệt đối. Không được đưa tin sai lệch làm xấu hình ảnh đất nước, vi phạm chính trị – những vấn đề rất nhạy cảm của ngành du lịch. Nếu vi phạm bạn sẽ bị quy vào các tội bạo động chính trị, gây mất ổn định xã hội, …

Am hiểu và sử dụng tốt các Điều luật của quốc gia, quy định, tiêu chuẩn tại điểm tham quan để khách du lịch không vi phạm trong toàn bộ chuyến hành trình.

Không bao giờ được say xe, đây là yêu cầu cơ bản nhất của một người hướng dẫn viên du lịch. Dù phải di chuyển trên con đường dài, khúc khuỷu bạn vẫn luôn phải giữ vững tinh thần, nhiệt huyết với công việc.

Trong ngành, việc sai hẹn, trễ giờ luôn là điều cấm kỵ với các hướng dẫn viên du lịch. Nếu mắc phải sai lầm này, tuyệt nhiên bạn sẽ không gây ấn tượng tốt với du khách, bị đánh giá thiếu trách nhiệm, không nghiêm túc trong công việc. “Khách hàng là thượng đế” luôn là câu cửa miệng của người làm hướng dẫn viên du lịch, vì vậy, bạn luôn phải đặt sự hài lòng, thoải mái của khách du lịch lên hàng đầu.

III. Hướng dẫn viên du lịch – Một nghề vất vả nhưng đầy hấp dẫn

1. Niềm vui khi làm hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch luôn được coi là nghề đáng để mơ ước. Bởi bạn luôn được xách vali đi đến nhiều nơi, gặp gỡ với rất nhiều người, thưởng thức vô số các đặc sản ngon và còn được ở trong các khách sạn cao cấp. Vì tính chất công việc là được đưa du khách đi đến đúng địa điểm tham quan nên chi phí đi lại của các hướng dẫn viên du lịch hoàn toàn miễn phí. Cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người giúp các hướng dẫn viên du lịch có thêm các mối quan hệ và cả những người bạn mới. Ngoài nguồn thu nhập chính, các hướng dẫn viên du lịch còn nhận được khoản tiền Tip đến từ du khách. Bạn cố gắng hết sức, nhiệt huyết với công việc thì số tiền Tip dù là không lớn nhưng cũng khiến hướng dẫn viên du lịch cảm thấy thêm yêu nghề hơn.

2. Sự vất vả của nghề hướng dẫn viên du lịch

Thời gian làm việc chắc chắn là vấn đề e ngại nhất của hướng dẫn viên du lịch, nhất là các bạn nữ đã lập gia đình. Do công việc thường xuyên phải thức dậy sớm từ 1 giờ – 2 giờ sáng mới kịp thời điểm đón khách, các chuyến hành trình lại luôn kéo dài trong nhiều ngày liền nên cơ hội được ở bên gia đình của các hướng dẫn viên du lịch là không nhiều. Luôn phải tiếp xúc trực tiếp với du khách, vì vậy, bạn luôn phải cố gắng giữ một khuôn mặt biết cười trong mọi hoàn cảnh.

Công việc hướng dẫn viên du lịch có rất nhiều áp lực như: Giải quyết các nhiều mối quan hệ cùng một lúc, phục vụ khách tham quan từng bữa ăn, giấc ngủ thậm chí là luôn cần phải theo dõi sức khỏe của họ. Hơn nữa, nghề hướng dẫn viên du lịch tiềm ẩn vô số các cám dỗ, nếu bạn không giữ vững lập trường, kiên định thì chắc chắn sẽ lấn chân vào những sai lầm đáng tiếc. Trong cuộc sống, dù là bất kỳ nghề nào cũng có những khó khăn, thử thách mà bạn phải vượt qua, hướng dẫn viên du lịch cũng là một nghề như vậy nhưng nếu có đam mê, sự yêu thích và quyết tâm nhất định thành công sẽ sớm gõ cửa bạn.

IV. Những công việc cụ thể của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là một nghề HOT, được nhiều bạn trẻ lựa chọn trên con đường sự nghiệp của mình. Dưới dây, 123job sẽ chia sẻ với bạn những công việc cụ thể của hướng dẫn viên du lịch để chuẩn bị một hành trang tốt nhất cho bạn trước khi bước chân vào nghề.

Hướng dẫn viên du lịch phải có trọng trách sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, trình bày, thuyết minh và giải đáp các thắc mắc của khách tham quan. Nội dung thuyết trình bao quanh các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của điểm du lịch.

Các hướng dẫn viên du lịch sẽ là người dẫn đầu đoàn du khách trong suốt chuyến đi để đến đúng địa điểm du lịch. Có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho cả đoàn, tập hợp và điểm danh đủ số lượng du khách để tránh khách tham quan bị lạc khi di chuyển đến địa điểm tiếp theo.

Quản lý nhiệm vụ đưa, đón khách; sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống đúng với yêu cầu du khách đặt ra. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách du lịch.

Cung cấp đầy đủ những thông tin về thủ tục xuất, nhập cảnh; các quy định, quy chế của điểm tham quan, tại địa phương đón tiếp khách du lịch.

Kiểm tra, giám sát, theo dõi để đảm bảo phục vụ đúng, đủ những nhu cầu của du khách đặt ra tương đồng với những điều khoản trong hợp đồng được ký kết.

Xử lý các tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra trong suốt tour du lịch một cách linh hoạt, kịp thời.

V. Những khoản thu nhập cơ bản của nghề hướng dẫn viên du lịch

Xứng đáng với những giờ làm việc không biết mệt mỏi, thu nhập của hướng dẫn viên du lịch nhận được là khá cao. Phụ thuộc vào từng tour cũng như từng hoàn cảnh khác nhau bạn sẽ nhận được khoản tiền tương ứng, thông thường, bạn dẫn các đoàn khách trong nước số tiền sẽ được tính là 1$ – 2$ * số khách * số ngày, đoàn quốc tế sẽ nhận được mức tiền cao hơn từ 3$ – 5$ (có thể nhiều hơn) * số khách * số ngày. Nếu bạn có một đoàn khách 15 người đi trong 5 ngày thì số tiền của hướng dẫn viên nội địa sẽ là 2$*15*5, tức là bạn sẽ nhận được 150$ sau chuyến đi này, chưa kể tiền boa và các dịch vụ đi kèm khác. Đây thực sự là con số rất hấp dẫn, mức lương của nghề hướng dẫn viên du lịch luôn ổn định và lâu dài.

VI. Mách nhỏ bí quyết trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi

1. Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống

Giao tiếp là một kỹ năng đặc biệt quan trọng với người làm hướng dẫn viên du lịch, bởi đặc thù của công việc là phải giao lưu trực tiếp với du khách nên cần bạn phải nói liên tục, nói nhiều và sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Trong suốt chiều dài chuyến đi, bạn hãy trò chuyện thường xuyên với khách du lịch để tạo được ánh nhìn thân thiện, cởi mở, đem lại cho họ cảm giác thoải mái nhất. Khách tham quan có thể thắc mắc về mọi thứ mà không có trước trong sự chuẩn bị của bạn, vậy nên, bạn cần linh hoạt, nhạy bén đáp ứng được những thông tin du khách cần. Trong kỹ năng giao tiếp, bạn biết xử lý thông minh, khéo léo các tình huống, nói thành thạo nhiều ngôn ngữ, biết tạo dấu ấn riêng cho cá nhân và luôn lịch thiệp trong cách ứng xử, nhất định đó sẽ là điểm cộng lớn cho bạn trong mắt các vị khách du lịch.

2. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Để tạo những hiệu ứng hứng khởi, vui vẻ, thoải mái cho du khách trải dài xuyên suốt chặng đường đi; bạn nên có cho mình một tập “từ điển” các hành động trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Hay nói cụ thể giao tiếp phi ngôn ngữ là những điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, … của người làm hướng dẫn viên du lịch. Nhưng nếu làm chưa đúng các hành động hay có những cử chỉ mơ hồ sẽ dẫn đến nhiều lỗi lầm không thể cứu chữa, bạn vừa chẳng thể truyền đạt hết các thông tin, tạo không khí hào hứng mà còn nhận phải tác động hoàn toàn ngược lại, đôi khi khiến khách du lịch hiểu lầm, hiểu sai ý, … của bạn. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ từng cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ của mình để sử dụng đúng chỗ, đúng lúc và đúng mục đích. Chẳng hạn như, bạn nhận một tour du khách chạc tuổi trung niên, bạn không nên có những lời nói nhí nhố, hành động không nghiêm túc gây khó chịu cho du khách và họ sẽ cảm thấy bản thân chưa được tôn trọng. Vì vậy, chẳng những không nhận lại được sự hài lòng của du khách mà bạn sẽ bị đánh giá là không lịch sự, kém chuyên nghiệp trong công việc.

3. Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục phải thật sự tốt

Trước mỗi chuyến hành trình được lăn bánh, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ những bài thuyết trình sẽ được sử dụng. Việc bố trí nội dung, sắp xếp trình tự thuyết trình là vô cùng cần thiết, bạn cần biết mình nên mở đầu điều gì trước, vấn đề nào sẽ được nói tiếp theo, sau khi kết thúc một chặng đường bạn nên đề cập điều gì để gây ấn tượng tốt. Tập thuyết trình từ trước, bạn không những sẽ cảm thấy tự tin hơn mà khi nói cũng sẽ trôi chảy, nhấn mạnh được những nội dung cần thiết, truyền đi đúng thông tin quan trọng và hơn hết là tăng tính thuyết phục người nghe. Câu từ trong văn thuyết trình của bạn đi đúng trọng tâm, không lan man, dài dòng sẽ tạo sự lôi cuốn, thu hút được sự chú ý từ du khách. Họ cũng từ đó mà dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ hơn những thông tin mà bạn cung cấp. Với kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục vàtạo ấn tượng giỏi, việc thành công trong nghề hướng dẫn viên du lịch chỉ còn là điều sớm muộn sẽ đến với bạn.

Ngành dịch vụ du lịch là vậy, luôn đòi hỏi khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của các hướng dẫn viên du lịch. Bạn không chỉ đảm nhận dẫn những tour trong nước mà còn cả các đoàn du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, bởi vậy, kỹ năng ngoại ngữ chính là vấn đề cốt lõi. Nếu bạn sử dụng tốt càng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì cán cân của sự thành công sẽ càng nghiêng về phía bạn. Đây thực sự là một lợi thế rất lớn, để chứng minh tính xác thực của vấn đề, 123job sẽ đưa ra một ví dụ nho nhỏ cho bạn.

Trong thị trường du lịch bùng nổ như hiện nay, theo thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, chỉ trong năm 2019 số lượng du khách Trung Quốc đến nước ta lên tới 5,8 triệu lượt, chiếm tới 32,24% tổng lượng khách du lịch nước ngoài. Quả là một con số không hề nhỏ. Các tour du lịch đến từ Trung Quốc thường kéo dài trong nhiều ngày và tiền thuê dịch vụ là rất cao. Thử tưởng tượng, bạn không thể sử dụng thông thạo Tiếng Trung, thì đây thực sự là điều đáng tiếc, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong nghề hướng dẫn viên du lịch rồi.

Ngoài các kỹ năng 123job đề cập đến ở trên, các kỹ năng như: Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý tour, sử dụng các phương tiện truyền thông, … cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tiến gần hơn với thành công trên con đường theo đuổi nghề hướng dẫn viên du lịch.

VII. Kết luận

Ngoại Hình Không Nổi Bật Thì Có Làm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Được Không?

Ngoại hình là yếu tố quan trọng đối với nghề hướng dẫn viên du lịch, nhưng không phải là điều quyết định. Vậy nên nếu bạn muốn theo nghề nhưng không có ngoại hình quá nổi bật thì cũng không cần quá lo lắng.

Nhiều bạn trẻ muốn theo nghề hướng dẫn viên du lịch vẫn thường lo lắng về việc mình không sở hữu ngoại hình quá nổi bật. Tuy nhiên với những chuyên gia trong nghề, điều này không quá quan trọng. Bạn nên xác định xem mình có đủ đam mê theo nghề hay không và từ đó nên tập trung vào những điểm mạnh khác.

Đầu tiên, bạn cần tập trung vào trau dồi kiến thức về văn hoá, địa lý, lịch sử của các vùng đất sẽ dẫn tour đến. Đây mới là yêu cầu lớn nhất đối với một tour guide. Nắm vững những điều này, bạn sẽ tự tin hơn trong các chuyến đi, từ đó cung cấp thông tin tốt nhất cho du khách, giúp chuyến đi thêm ý nghĩa, vui vẻ.

Nếu được, hãy bổ sung cho mình vốn ngoại ngữ thật chuyên sâu, đặc biệt là tiếng Anh. Nhiều người nghĩ rằng dù mình không biết tiếng Anh thì vẫn có thể làm hướng dẫn viên du lịch được, tất nhiên, nhưng nếu có ngoại ngữ, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn rất nhiều. Thu nhập cao hơn, cơ hội việc làm tốt hơn, khả năng thăng tiến, có tiếng nói…, đó chỉ là số ít trong những lợi ích bạn sẽ nhận về.

Khả năng thuyết trình, hướng dẫn cũng là điều rất quan trọng. Bạn nên nhớ, du khách cần người hướng dẫn viên du lịch có duyên, có hiểu biết chứ không đơn thuần là xinh đẹp rực rỡ. Hãy tập luyện thật nhiều trước mỗi chuyến đi, đứng trước gương để nói hoặc tự nói một mình, đó đều là những phương pháphay.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn không có ngoại hình nổi bật không có nghĩa là hoàn toàn buông lỏng vẻ bề ngoài của mình. Không cần quá cầu kỳ nhưng bạn có thể làm mình đẹp hơn bằng nhiều cách như ăn mặc chỉn chu, phù hợp với vóc dáng, chọn kiểu tóc gọn ghẽ mà vẫn phù hợp, trang điểm một chút, biết cách phối đồ… Những điểm nhỏ nhặt nhưng cũng đủ giúp bạn ghi điểm trong mắt du khách ở mỗi chuyến đi.

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Và Những Điều Chẳng Thể Nói Cùng Ai

Bức tranh du lịch năm 2020 – ảm đạm và bế tắc

“Hướng dẫn viên du lịch giờ hết thời rồi!” Đó là câu nói mà phụ huynh và học sinh đang rỉ tai nhau những ngày này. Kết thúc kì thi Đại học 2020, du lịch không còn là “miếng bánh lớn” nữa. Ngành du lịch đang đối mặt với cơn khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay.

Sự xuất hiện và hoành hành của dịch bệnh Covid-19 khiến mọi hoạt động du lịch bị trì trệ. Các đường bay lớn ở những nước có tình hình dịch bệnh phức tạp hiện đã đóng băng. Tour nội địa với những nỗ lực giảm giá cũng không khiến tình hình khởi sắc hơn. Việc cắt giảm nhân sự của ngành đẩy nhiều người tới ngưỡng thất nghiệp. Khó khăn của ngành cũng ảnh hướng lên các dịch vụ cung ứng, lữ hành. Đứng trước bức tranh ảm đạm ấy, cả ngành du lịch đang gồng mình chuyển hướng.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều freelancer du lịch hay hướng dẫn viên du lịch tự do mở ra một tương lai mới cho ngành du lịch.

“Freelancer du lịch”, họ là ai?

Freelancer du lịch (hướng dẫn viên du lịch tự do) thực chất là “bình cũ rượu mới”. Họ là những hướng dẫn viên hoạt động độc lập, không chịu sự quản lí của bất cứ tổ chức hay công ty nào.

Trong quá khứ, freelancer du lịch khó có thể cạnh tranh với các hướng dẫn viên của các công ty chuyên tổ chức tour bởi sự bài bản trong khâu quản lí, việc được giao tận tay và tính ổn định của ngành. Thế nhưng, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, cục diện đã thay đổi. Hoạt động của các công ty, tổ chức tour ngưng trệ, nhân sự cắt giảm mạnh. Không ít người trong số họ chọn trở thành freelancer du lịch. Cộng đồng hướng dẫn viên du lịch tự do được mở rộng từ đây.

Dù tình hình của ngành tương đối trầm lắng, song xu hướng tìm kiếm về công việc này vẫn tăng. Các từ khóa vẫn nhận được sự quan tâm cao như: hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn viên du lịch tiếng anh, nghề hướng dẫn viên du lịch, khóa học hướng dẫn viên du lịch quốc tế,… Điều này thể hiện một sự thật rằng ngành du lịch có khả năng vực dậy trong nghịch cảnh. Còn được quan tâm, chính là còn cơ hội.

Hướng dẫn viên du lịch – có những điều chẳng thể nói cùng ai

Bài viết này dành cho những ai có ý định tham gia vào ngành du lịch. Đồng thời nó cũng nói hộ lòng của những hướng dẫn viên ngày đêm miệt mài cống hiến cho chuyến đi của bạn.

1. “Đồng hồ sinh học” là khái niệm không tồn tại

Đối với các hướng dẫn viên ngành du lịch, việc sinh hoạt bình thường như bao người là điều xa vời. Nếu các tour nội địa trở nên thoải mái thì những tour quốc tế đều rất khó khăn. Phải thích ứng với việc thay đổi múi giờ, sinh hoạt theo giờ quốc tế khiến các tour guide thường xuyên mệt mỏi. Thay đổi đột ngột “đồng hồ sinh học” vừa làm giảm hiệu suất công việc, vừa ảnh hướng tới sức khỏe.

2. Phải đánh đổi

Đánh đổi ở đây, ngoài sức khỏe, thời gian, tuổi trẻ còn là niềm hạnh phúc gia đình. Hướng dẫn viên rất ít khi được hưởng những ngày nghỉ lễ trọn vẹn bên người thân. Họ sẽ phải đi, đi thường xuyên, đi rất nhiều. Đối với các ngày lễ, Tết thì chẳng phải “đi để trở về” nữa. Họ không thể từ chối, bởi sứ mệnh của họ là đồng hành cùng bạn trên mọi chuyến đi. Họ làm việc khi cả nước nghỉ ngơi và họ chỉ ngơi nghỉ khi mọi người bận rộn.

3. Cảm xúc cá nhân!? Đôi khi “chỉ là em giấu đi” mà thôi

Bởi lẽ đặc thù công việc của họ chính là tạo niềm vui cho khách hàng nên không cho phép bản thân có biểu hiện chán chường, uể oải. Họ như những chiếc máy GPS định vị trên xe, luôn hoạt náo, luôn vui vẻ. Họ dẫn bạn đi khắp các nẻo đường, thăm thú những địa điểm đẹp, thưởng thức những món ăn ngon. Họ như viên vitamin C và thái độ của họ luôn chan hòa, tươi mới.

Nhưng họ cũng là con người, có cảm xúc, có tâm sự. Trước ngày đi tour, họ cũng có thể gặp biến cố, gặp chuyện buồn, bị ốm, bị kiệt sức. Nhưng họ vẫn chuyên nghiệp như vậy, vẫn hết lòng suốt chuyến đi. Đó là đức tính đẹp của hướng dẫn viên du lịch, là sự tôn trọng dành cho nghề nghiệp của mình.

4. Hiểm nguy, lừa lọc luôn rình rập

Trong các chuyến đi, dù theo tour hay du lịch cá nhân, bạn sẽ bắt gặp ít nhất một lần nhân vật này. Đó chính là “cò”. Cò gì cũng có. “Cò nhà nghỉ”, “cò nhà hàng”, “cò xe”, “cò vé”,… Không ít tour guide bị làm phiền, thậm chí bị đe dọa, hành hung bởi các đối tượng này. Chúng tiếp cận hướng dẫn viên và yêu cầu họ dẫn khách tới địa bàn của mình rồi thu chênh lệnh. Nếu không đồng ý, chẳng lường được chuyện xấu gì sẽ xảy ra.

5. Học, học nữa, học mãi

Nghề nào cũng cần phải học. Thế nhưng đối với những hướng dẫn viên luôn bận rộn đó đây, việc trau dồi kiến thức cũng khá thử thách. Họ được yêu cầu luôn phải cập nhật các xu hướng, các điểm du lịch mới và thông thạo về nó. Bạn sẽ không muốn bị khách hàng chê cười khi thiếu hiểu biết nghiệp vụ và địa điểm mà mình dẫn dắt đúng không nào!

Ý nghĩa của du lịch

Nhà văn yêu thích của tôi, Trương Gia Giai từng viết những câu chuyện rất hay về du lịch: