Top 7 # Hướng Dẫn Xuất File Trong Adobe Premiere Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Cách Xuất Video Trong Adobe Premiere Pro Cc ✔️

Bạn đã dựng phim xong xuôi và sẵn sàng để phát hành video, chỉ còn lại một bước duy nhất, đó là xuất video để phát hành. Việc xuất ra một video hoàn chỉnh với Premiere Pro là một kỹ năng rất cần thiết để hoàn thành bất kỳ khâu dựng phim nào.

Lúc này, cửa sổ cài đặt xuất video sẽ hiện ra. Trong cửa sổ này, bạn sẽ chọn cài đặt mà bạn mong muốn hoặc các cài đặt trước cho video, sau đó khi gửi cho Media Encoder xuất ra.

Điều đầu tiên trước khi xuất một video đó là nghĩ về nơi phát hành video và cách thức mọi người xem video như thế nào. Bạn sẽ tải video lên Youtube hay Vimeo? Bạn có cung cấp cho khách hàng bản sao thô đã được nén để họ có thể xem video trên điện thoại không? Hay bạn muốn ghi video vào một đĩa DVD? Nơi phát hành là rất quan trọng để quyết định cài đặt cần có. Hiện đã có rất nhiều thiết lập hữu ích được cài đặt sẵn với Premiere Pro và Media Encoder, bạn có thể lựa chọn các thiết lập phù hợp cho tập tin của bạn.

Nếu bạn muốn bỏ qua các thiết lập tùy biến và xuất video với cài đặt CHUẨN XÁC với sequence của bạn, chọn “match sequence settings” ở trên cùng để thay đổi thiết lập xuất video sao cho phù hợp với thiết lập sequence. Khi bạn dựng đã thiết lập sequence chuẩn xác, thì cách xuất này cho ra file gốc với dữ liệu bạn đầu.

Nếu bạn định xuất video để phát trên web (youtube hoặc vimeo..) thì trong mục Fomat, bạn chọn codec H.264, do đó chúng ta sẽ chọn định dạng của chúng ta là H.264.

Đồng thời cũng lựa chọn preset phù hợp với sequence và đầu ra mong muốn. Sequence của chúng tôi là 1080p, vì vậy chúng tôi chọn cài đặt sẵn là HC 1080p .

Hãy nhấp vào output name để xác định tên đầu ra cho tập tin video được xuất. Chắc chắn rằng mục Export Video và Export Audio đều được chọn để tập tin xuất ra ở dưới dạng video và audio.

Bạn hãy chọn như bên dưới để chất lượng video render tốt hơn

Nếu bạn muốn thay đổi các thiết lập để tùy biến chúng linh hoạt hơn, bạn có thể thực hiện chúng trong cửa sổ này. Hãy kiểm tra kỹ càng các thiết lập này để chắc chắn rằng mọi thứ đều đúng như ý muốn của bạn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng một thiết lập tùy chỉnh, thì hãy lưu các thiết lập xuất video như một cài đặt sẵn. Nhấn nút save preset bên cạnh trình đơn sổ xuống chứa các cài đặt sẵn trong cửa sổ xuất video, hơn nữa, bạn có thể đặt tên cài đặt sẵn bất cứ tên gì bạn muốn. Giờ thì bạn đã có thể sử dụng cài đặt sẵn đã được lưu cho lần sau.

Giờ bạn có thể chọn một hoặc hai tùy chọn xuất của Premiere Pro: Queue hoặc Export.

Chọn Queue sẽ đưa bạn đến Media Encoder với sequence được bổ sung vào Queue. Sau đó, tất cả việc bạn phải làm chỉ là nhấn nút Play màu xanh ở trên cùng để bắt đầu xuất video. Việc này rất hiệu quả nếu bạn muốn thêm nhiều sequence Premiere Pro để xuất cùng một lúc. Nó cũng cho phép bạn tiếp tục công việc trên Premiere Pro trong khi Media Encoder xuất ra phần nền. Tôi cũng rất thường dùng phương pháp xuất video này.

Chọn Export để xuất các sequence một cách đơn giản từ cửa sổ này. Bạn sẽ có thể sử dụng Premiere Pro trong khi xuất video theo cách này. tuy nhiên xuất theo cách này bạn phải chờ phần mềm xuất video xong mới làm việc tiếp được.

Vậy là xong, bạn đã có thể xuất ra video hoàn chỉnh của bạn. Như bạn có thể thấy thì xuất một video hoàn chỉnh từ Premiere Pro là cực kỳ đơn giản và dễ dàng tùy chỉnh theo ý muốn.

Cách Xuất Video Trong Premiere

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về cách xuất video trong chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số kiến thức cơ bản nhất về Video. Qua đó bạn có thể hiểu và lựa chọn cho mình một định dạng và chất lượng video phù hợp.

Đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến các loại định dạng video phổ biến. Không phải video nào cũng giống nhau, và đôi khi bạn không thể mở hoặc xem video bằng máy tính. việc lựa chọn một định dạng video phù hợp quyết định đến chất lượng; khả năng tương thích với các ứng dụng và nền tảng phát video. Một số định dạng video phổ biến thường thấy như: AVI, FLV, WMV, MOV, MP4

Định dạnh AVI là định dạng video phổ biến của Microsoft phát triển. Đây là định dạng video tuyên chuẩn được chấp nhận rộng rãi. Tính lâu đời, kết hợp với cấu trúc đơn giản AVI trở nên thông dụng với hầu hết các nền tảng, các trình duyệt và các công cụ.

AVI có khả năng lưu trữ dữ liệu mã hoá bên trong lòng định dạng của nó. Điều này có nghĩa là với cùng 1 video phát nội dung, nhưng người ta hoàn toàn có thể thêm các đoạn mã hoá bên trong. Vì điều này người ta thường xuất video ở định dạng AVI để tăng khả năng tương thích.

Về dung lượng định dạng video AVI thường lớn hơn MP4. Vì vậy nếu bạn sử dụng định dạng này đôi khi bạn sẽ thấy chúng có dung lượng khá lớn. Thời gian xuất video trong premiere và các phần mềm khác cũng trở nên lâu hơn.

Định dạng Mp4 là định dạng vô cùng nổi tiếng. Mp4 nổi tiếng đến mức nhiều người mặc định video là mp4. Mp4 là viết tắt cảu Moving Pictures Expert Group 4. Một trong những định dạng video được phát triển sử dụng để chia sẻ video lên web.

Đặc điểm nổi bật của Mp4 là cho phép nén các bản ghi âm thanh và video riêng biệt. Công nghệ video được nén bằng công nghệ Mpeg-4 hoặc H.264 (chính là định dạng mà chúng ta sẽ nhắc đến trong video).

Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của định dạng Mp4 là cho ra các video với dung lượng nhỏ. Tuy nhiên các video ở định dạng này vẫn dữ được chất lượng tốt nhất ngay cả khi bạn nét video. Khi chúng ta xuất video trong premiere chúng ta thường sử dụng định dạng này.

Số khung hình trên giây của video được gọi là FPS (frame per second). Một cách cơ bản video được tạo thành từ việc chụp vô số bức ảnh liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn. Việc này tạo ra hiệu ứng chuyển động đánh lừa cho não bộ. Để có một video mượt mà (không giật) số khung hình hay bức ảnh chụp trong 1 giây tối thiểu là 24 frame.

Thông thường việc ghi lại video với số lượng FPS càng nhiều thì video càng có chất lượng tốt. Tuy nhiên trong thực tế không phải video có FPS (khung hình trên giây) càng cao video càng nét. Ở một chừng mực nào đó, việc ghi hình và xuất video với FPS càng cao chỉ làm cho video của bạn “nặng” hơn, thời gian render video lâu hơn.

Độ phân giải của video cũng tương tự như độ phân giải của bức ảnh. Trong quá trình xuất video trong premiere bạn cần hết sức chú ý về khái niệm này. Độ phân giải của video được hiểu là mật độ điểm ảnh của video theo chiều rộng và chiều dài của video đó.

Để dễ hình dung bạn xét video ở 1 frame (khung hình) cụ thể. Giả sử video đó có độ phân giải 1920×1080 thì có nghĩa là một khung hình bất kì trong video sẽ có: 1920 điểm ảnh theo chiều rộng; và 1080 điểm ảnh theo chiều cao. Tổng số điểm ảnh của video 1920×1080 tại thời điểm bất kì là 2073600 điểm ảnh.

Với chuẩn Sd chúng ta thường có độ phân giải phổ biến là: 640 x 360, 640 x 480 áp dụng cho cho các videothông thường. Chuẩn độ phân giải 720 x 480, 720 x 576 sử dụng cho các đĩa DVD.

Chuẩn Hd: Chúng ta thường thấy các video có chất lượng tốt hơn trên cả thiết bị và web. Các chuẩn Hd phổ biến như 1280 x 720 (720p;) hoặc độ phân giải 1920 x 1080 (1080p là Full HD). Ngoài ra chúng ta còn có 2k, 4k, 5k, 8k…

Độ phân giải của video càng lớn thì độ sắc nét của video càng cao. Ở đây tôi sử dụng khái niệm độ sắc nét của video; bởi vì không phải video có độ phân giải cao là có độ nét và chi tiết cao. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa 1 video ở chất lượng thấp xuất ra ở chất lượng cao hơn nhiều lần. Khi các bạn xem video này bằng mắt thường sẽ không thấy sự khác biệt giữa video có độ phân giải thấp và video có độ phân giải cao.

Quá trình xuất video trong premiere bạn cần lưu ý đến mục đích của video. Như đã nói, số khung hình và độ phân giải là quan trọng, nhưng nó không quyết định nhiều đến độ phân giải của video. Việc bạn tạo ra được 1 video có độ nét cao phụ thuộc và chất lượng đầu vào của video.

Không phải video chất lượng càng cao thì càng tốt. Quá trình xuất video khi thiết lập chất lượng video bạn cần lưu ý đến mục đích sử dụng. Mỗi 1 nền tảng, thiết bị khác nhau cho phép bạn hiển thị 1 chất lượng video cụ thể. Ví dụ thiết bị của bạn có độ phân giải Hd (720p) bạn không nên xuất ra video định dạng 2k. Bạn cũng không nên cố tình đưa 1 video ở 480p lên chất lượng 2k hay 4k. Việc này là không cần thiết.

Tương tự như số khung hình giây. Thông thường người ta sử dụng 30 Fps hoặc 24 Fps. Việc bạn xuất video trong premiere đẩy lên 60fps hoặc 120fps là không cần thiết.

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu về các khái niệm cần biết về video. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các xuất video trong premiere.

Khi xuất video trong premiere, trong bảng export setting hiện ra bạn cần lưu ý các thông số sau đây:

Export setting là nơi nơi quản lý các thuộc tính cơ bản chung của video như: tên, định dạng video, mô tả video…

match sequence settings: Mục này giúp bạn xuất ra video với các thông số chính xác như bạn đã thiết lập ở sequence. Có nghĩa là khi bạn lựa chọn thuộc tính này video xuất ra của bạn cho ra video gốc với dữ liệu ban đầu.

Format: Giúp bạn lựa chọn các định dạng video mà bạn muốn xuất ra. Thông thường để có video nhẹ bạn chọn H264. Để tương thích tốt hơn với các nền tảng bạn chọn AVI.

Preset: Giúp bạn lựa chọn thiết lập về độ phân giải và số khung hình trên giây của video. Cũng như lựa chọn các loại nền tảng video phổ biến. Ví dụ: video Hd 1080p 29,97 có nghĩa là video ở chất lượng full HD 30 khung hình giây

Comments: Đây là phần mô tả cho video, nó thường không được chú ý, phần này chỉ phù hợp cho những bạn với mục đích làm marketing

Output name: Đây là lựa chọn thư mục lưu và đặt tên cho video xuất ra của bạn.

Export video: Lựa chọn này cho phép bạn xuất ra video không có âm thanh.

Export audio: Cho phép bạn xuất ra file âm thanh định dạng mp3

Trong quá trình xuất video trong premiere; để có thể xuất ra file có đầy đủ âm thanh và video, bạn lựa chọn tích vào 2 ô export video, và export audio.

Cho phép xem thử hình thu nhỏ tại vị trí bất kì của video bạn định xuất. Đồng thời bạn được phép thiết lập các tỉ lệ hiển thị trong phần xem thử.

Lưu ý rằng đây chỉ là phần xem thử khi thay đổi các thuộc tính như scale to fit, 10% 20% … không ảnh hưởng đến chất lượng video xuất ra

Trong quá trình xuất video bằng premiere bạn cần đặc biệt chú ý đến phần source range. Đây là phần lựa chọn phần video nào sẽ được xuất ra. Một số bạn không để ý đến phần này dẫn đến xuất video bị mất một phần nào đó

Entire sequence: Chế độ cho phép xuất ra video trên toàn bộ phần sequence (timeline) của bạn

Sequence in/out: chế độ này cho phép bạn xuất ra video ở phần đầu cuối của các đoạn video được chọn sẵn trong quá trình chỉnh sửa timeline

Custom: Chế độ cho phép bạn lựa chọn phần video mà bạn muốn xuất ra trên thanh trượt của preview.

Đối với video: bạn cần lưu ý thiết lập target bitrate [mbps] trong phần bitrate settings. Ở phần này bạn lựa chọn các thông số về độ lớn của thanh trượt sao cho phù hợp để có dụng lương video phù hợp nhất

Khi bạn xuất video bạn cần chú ý thêm 2 thuộc tính sau đây của cài đặt xuất video:

Use maximum render quality: Lựa chọn cho phép bạn xuất ra video với chất lượng tốt nhất.

Estimated file size: là dung lượng của video sẽ xuất ra. Khi bạn điều chỉnh target bitrate [mbps] trong phần bitrate settings phần này thuộc tính này sẽ thay đổi.

Sau khi bạn đã cài đặt các thông số của video đã xuất ra bạn bạn cần lựa chọn 1 trong 2 thuộc tính: Queue hoặc export

Queue: Đây là lựa chọn cho phép bạn xuất video bằng phần mềm thứ 2 là video encoder. Đây là một phần mềm hỗ trợ xuất video do adobe phát hành. Khi lựa chọn queue đồng nghĩa với việc bạn đã cài đặt encoder. Phần mềm này sẽ hoạt động độc lập với premiere. Có nghĩa là nó sẽ sử dụng các dữ liệu của premiere xuất file, và bạn có thể tiếp tục sử dụng premiere để làm các công việc tiếp theo trong quá trình xuất video

Export: Đây là lựa chọn thường xuyên được các bạn mới lựa chọn. Ở lựa chọn này bạn sẽ sử dụng trực tiếp phần mềm premiere để render video. Nếu bạn chọn export có nghĩa là bạn không thể sử dụng phần mềm premiere để chỉnh sửa video trong quá trình xuất video.

Đăng kí các khoá học sử dụng premiere từ cơ bản đến nâng cao để có cơ hội nhận 40% học phí từ Tự Học Đồ Hoạ

3. Kết luận về Cách xuất video trong Premiere

Như vậy Tự Học Đồ Hoạ đã cùng các bạn tìm hiểu về cách xuất video trong premiere. Để có thể Export video mp4 nhẹ chất lượng cao HD, Full HD, 2k, 4k nhanh, nhẹ; bạn cần chú ý đến độ phân giải, tỉ lệ khung hình của video.

Bạn cũng cần phải lưu ý rằng nếu video của bạn dài và xuất ra ở chất lượng cao; thì máy tính của bạn cấu hình phải đủ tốt để thực hiện được thao tác này.

Xuất File Ảnh Trong Corel, Xuất File Định Dạng Jpg, Png, Jpeg

Xuất file ảnh trong corel là một trong những công việc bắt buộc mà bất kì ai làm việc với corel cũng đều biết. Corel có rất nhiều ưu điểm, tuy vậy cũng tồn tại không ít điều khiến người ta khó hiểu. Đặc biệt với các bạn đã học illustrator và quay sang học corel. Chính vì vậy trước khi bắt tay vào học cách xuất file ảnh trong corel bạn cần nắm được một số kiến thức cơ bản. Có như vậy việc export ảnh trong corel mới thực sự hiệu quả.

Một trong những nghịch lý lạ đời nhất mà tôi nhận thấy ở corel đó là về kích thước trang giấy. Đây cũng là thứ khiến tôi boăn khoăn tìm hiểu mất nhiều thời gian nhất. Corel là phần mềm duy nhất cho phép thiết lập kích thước trang giấy (file làm việc). Nhưng không có lựa chọn xuất ra ở kích thước của trang giấy. Có nghĩa là mọi thiết lập về kích thước cho trang giấy bạn đầu là vô nghĩa. Bạn chỉ có thể xuất file ở kích thước của đối tượng hoặc 1 nhóm đối tượng mà thôi. Vì vậy nếu bạn nào đã quen với chế độ ” Save use artboards ” của , thì không cần tìm trong corel bởi chế độ này không tồn tại.

Lưu ý tiếp theo mà bạn cần quan tâm trong việc xuất file ảnh trong corel đó là về màu và hệ màu. Màu trong corel thực sự hiển thị không tốt, có xua hướng “xỉn màu”. Vì vậy có thể bạn sẽ thấy có sự chênh lệnh về màu giữa thiết kế trên file và ảnh lúc in ra. Ngoài ra bạn cần hết sức chú ý về hệ màu trong thiết kế và hiển thị. Trong đó RGB là hệ màu hiển thị, còn CMYK là hệ màu dùng trong in ấn. Sự chênh lệch về màu cũng diễn ra đối với các thiết bị khác nhau. Mỗi màn hình sẽ hiển thị một kiểu màu sắc, bạn cần làm quen với sự chênh lệch về màu này.

Cách xuất file ảnh trong corel khác so với các xuất file ảnh trong photoshop. Bạn không thể tìm thấy lựa chọn định dạng hình ảnh trong thuộc tính Save (Ctrl + S) hay Save as (Ctrl + shift + S). Để có thể xuất file ảnh trong corel bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn chế độ xuất file ảnh trong corel

Sau khi đã lựa chọn xuất file ảnh trong corel. Lúc này một bảng lựa chọn thuộc tính hiện ra. Bạn tiến hành lựa chọn đặt tên, định dạng ảnh và chế độ xuất file ảnh trong coreldraw. Sau khi lựa chọn cho mình định dạng và các thiết lập phù hợp bạn chọn Export để tiến đến bước 3

File Name (1): Đặt tên cho file ảnh cần xuất ra trong corel.

Save as type (2): Lựa chọn định dạng hình ảnh mà bạn muốn xuất ra.

Selecter only (3): Xuất file ảnh với duy nhất đối tượng hoặc nhóm đối tượng được chọn.

Do not show filter dialog (4): Ngăn chặn các hộp thoại cung cấp các tùy chọn xuất nâng cao hơn Các tùy chọn này không có sẵn cho tất cả các định dạng tệp.

Export this page only: Chỉ xuất hiện khi file thiết kế của bạn có nhiều trang cùng lúc. Chế độ xuất file ở một trang duy nhất

Sau khi chọn export hình ảnh. Lúc này bảng export seting hiện ra, bạn cần thiết lập các thông số cho hình ảnh mà mình cần xuất ra. Đầu tiên chúng ta cần thiết lập chất lượng hình ảnh, trong đó có các thông số buộc bạn phải quan tâm như sau:

Color mode: Chế độ lựa chọn hệ màu cho hình ảnh mà bạn sẽ xuất ra. Theo đó hệ màu CMKY là hệ màu sử dụng cho in ấn, hệ màu RGB là hệ màu sử dụng cho hiển thị trên thiết bị số.

Mate: Màu nền cho bức ảnh khi bạn xuất ra, nếu đó là các loại ảnh có nền

Sub – Format: Đây là chế độ lấy mẫu phụ sắc độ thị giác. Một khái niệm tương đối hàn lâm trong lựa chọn chế độ nén ảnh. Bạn có thể search từ khoá “lấy mẫu phụ sắc độ) để tìm hiểu thêm. Nếu không muốn tìn hiểu hoặc đọc hoài không hiểu thì cứ để mặc định là được.

Cài đặt cuối cùng trong quá trình xuất ảnh trong corel đó là thiết lập về kích thước hình ảnh. Trong đó có một số thiết lập mà bạn cần lưu ý như sau:

Unit: Đơn vị đo của hình ảnh, bạn có thể lựa chọn các đơn vị đo khác nhau như cm, milimet,inch. Thiết lập này chỉ giúp bạn hiểu đúng và đủ về kích thước bên dưới mà thôi. Bạ lựa chọn loại kích thước nào cũng được, nó không ảnh hưởng đến kết quả xuất file ảnh trong corel

Width: Chiều rộng của bức ảnh mà bạn xuất ra

Height: Chiều cao của bức ảnh mà bạn muốn xuất ra.

Resolution: Độ phân giải hay còn gọi là mật độ điểm ảnh của bức ảnh sẽ xuất ra. Theo đó, ảnh hiển thị nên để độ phân giải là 72px/inch. Nếu ảnh sử dụng in ấn nên để tối thiểu là 150, và thường là 300 px/inch.

Maintain aspect ratio: Chế độ cho phép bạn giữ đúng tỉ lệ các chiều của hình ảnh. Khi bạn thay đổi kích thước 1 chiều chiều còn lại sẽ thay đổi theo.

Maintain size: Chế độ cho phép bạn thay đổi tự do kích thước của các chiều hình ảnh.

Adobe Premiere Pro Cs6 Hướng Dẫn Cài Đặt

Adobe Premiere Pro CS6 là một ứng dụng chỉnh sửa video theo thời gian được Adobe Systems phát triển và được phát hành như là một phần của chương trình cấp phép Adobe Ctreative Cloud. Lần đầu tiên đưa ra vào năm 2003, Adobe Premiere Pro là sự kế thừa của Adobe Premiere (phát hành lần đầu tiên trong năm 1991).

Adobe Premiere Pro Cs6 có khả năng ghép sửa, chỉnh màu sắc, lồng nhạc, chống rung video, sửa nền… Bạn có thể dễ dàng sử dụng Adobe Premiere Pro Cs6 để cắt, ghép video, lồng ghép những khung hình và thêm những hiệu ứng có sẵn vào thước phim của mình. Mặc dù không có những công cụ tạo ra hiệu ứng bằng việc kết hợp sự sáng tạo như

Giao diện người dùng được thiết kế lại, có thể tùy chỉnh: Không gian làm việc mặc định mới. Thiết kế lại nguồn và chương trình được thiết kế lại. Bảng điều khiển dự án được thiết kế lại. Bảng mã thời gian. Hiển thị chỉnh sửa chính trong chế độ Rạp chiếu phim. Chỉ báo khung hình bị giảm.

Cải tiến Mercury Playback Engine: Tính năng Adobe Mercury Transmit cho phép các thẻ chụp của bên thứ ba cắm trực tiếp vào hiệu suất của Công cụ phát lại Mercury. Hỗ trợ mới cho card đồ họa AMD Radeon HD 6750M dựa trên OpenCL và 6770 card đồ họa giúp Mercury Playback Engine (Phần cứng) có sẵn trên một số máy tính Apple MacBook Pro nhất định.

Cải tiến nhiều điểm: Bây giờ bạn có thể sử dụng nhiều hơn bốn góc camera trong chỉnh sửa đa kênh. Bạn bị giới hạn số lượng góc chỉ bởi sức mạnh của máy tính. Nó cũng dễ dàng hơn để tạo ra các chuỗi multam.

Cấu hình cài đặt Adobe Premiere Pro CS6

Bộ vi xử lý: Bộ xử lý Intel Core 2 Duo hoặc AMD Phenom II; Yêu cầu hỗ trợ 64 bit.

Hệ điều hành: Microsoft Windows 7 with Service Pack 1, Windows 8 hoặc Windows 8.1.

RAM: 4 GB (khuyên dùng 8 GB).

Dung lượng ổ đĩa cứng: 4 GB, công thêm không gian trống bổ sung cần thiết trong quá trình cài đặt.

Cần thêm dung lượng đĩa cho các tệp xem trước và các tệp làm việc khác (khuyến nghị 10 GB).

Ổ cứng 7200 RPM (khuyến nghị sử dụng nhiều ổ đĩa nhanh, tốt nhất là cấu hình RAID 0).

Độ phân giải màn hình: 1280 x 900.

OpenGL 2.0-capable system.

Card âm thanh tương thích với giao thức ASIO hoặc Mô hình trình điều khiển Microsoft Windows.

Ổ đĩa DVD-ROM tương thích với DVD hai lớp.

QuickTime 7.6.6 software required for QuickTime features.

Download Adobe Premiere Pro CS6

Adobe Premiere Pro CS6

Active Adobe Premiere Pro CS6

Hướng dẫn cài đặt Adobe Premiere Pro CS6

Bước 1: Ngắt kết nối mạng.

Bước 2: Cài đặt phần mềm. Tiến hành giải nén File Cài Đặt

Chạy file Set-up để tiến hành cài đặt.

Bước 3: Kích hoạt phần mềm (chú ý: Nhớ tắt phần mềm trước khi thực hiện bước này, nếu không tắt phần mềm thì sẽ không Paste file thành công được).Tiến hành giải nén file Active

✔ MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết