Published on
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2013 để quản lý dự án. Đây là đường Link để tải file ví dụ thực hành kèm theo. https://www.mediafire.com/?1rbo429epf3i7d9
1. Kienking@Gmail.com
2. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Thuật ngữ
4. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Thuật ngữ Entry Table-Bảng nhập dữ liệu đầu vào Exception-Ngoại lệ Expand/collapse-Bung ra/thu lại. Extenal task- Nhiệm vụ bên ngoài (không thuộc cùng kế hoạch) Filter-Lọc dữ liệu Finish-Ngày kết thúc Fixed Cost Accrual -Cách tính chi phí tích lũy của chi phí cố định Fixed Duration-Thời hạn thực hiện được cố định Fixed Units-Lượng phân công được cố định Fixed Work-Thời gian làm việc được cố định Format-Định dạng Free slack- Thời gian chùng tự do Fulltime-Làm đủ giờ (ví dụ ngày 8 tiếng) Gantt Chart view-Khung nhìn Gantt Chart. Gantt chart views-Các khung nhìn biểu đồ Gantt. Global Template: -Mẫu toàn cục Group-Phân nhóm Gird timephased- Lưới pha thời gian Highlight-Làm nổi bật ID-Identity- Số thứ tự định dạng cá nhân Inactivate-Dừng sự hoạt động của nhiệm vụ Incompleted Task-Nhiệm vụ chưa hoàn thành Incomplete-Đang dở dang, chưa hoàn thành Indicator-Chỉ thị Interim plan-Kế hoạch tạm thời. Interval-Khoảng giá trị là tất cả các giá trị nằm giữa hai giá trị cụ thể nào đó. Lag days -Số ngày trễ Lag time: -Thời gian trễ Late Task- Nhiệm vụ bị chậm Lead time: -Thời gian sớm Level Resource- Cân đối tài nguyên Link-Liên kết giữa các nhiệm vụ Manually Scheduled-Chế độ tiến độ thủ công Material Resource-Tài nguyên nguyên vật liệu Max Units-Công suất làm việc tối đa Milestonre Task-Nhiệm vụ cột mốc
5. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Thuật ngữ N/A: -Not applicable, không áp dụng Night Shift Calender-Lịch làm việc theo ca NonWorking-Không làm việc Outline-Trình bày theo dạng đề cương Overallocated- Phân bổ vượt mức Overtime Pay rate-Mức lương làm thêm giờ Overtime-Thêm giờ Ovt.Rate-Overtime Rate, mức lương làm thêm giờ Pane-Bảng điều khiển Panel-bảng điều khiển Pay rate-Mức lương Peak Units-Lượng phân công theo hình chóp Pie chart-Biểu đồ tròn. Plan- Kế hoạch để thực hiện dự án hoặc viết tắt là kế hoạch dự án, kế hoạch Plan-Kế hoạch, dự kiến Predecessor Task-Nhiệm vụ tiền nhiệm Progress bar-Thanh bar tiến triển Progress -Tiến triển của nhiệm vụ, thể hiện sự thực hiện ngoài thực tế của nhiệm vụ đã đến đâu. Project Calendar-Lịch của dự án Project Summary task-Nhiệm vụ tổng quát của dự án Prorated-Tính chi phí tích lũy của các chi phí cố định theo tỉ lệ phần trăm hoàn thành của nhiệm vụ Quick Access Toolbar-Thanh công cụ truy cập nhanh Recurring Task-Nhiệm vụ định kỳ Relationship Type- Loại quan hệ phụ thuộc Remaining duration-Thời gian thực hiện còn lại Remaining work-Thời gian làm việc còn lại Remaining-Còn lại, chưa hoàn thành Report-Báo cáo Resource Calendar-Lịch của tài nguyên Resource Leveling: -Cân đối tài nguyên Resource pool-Quỹ tài nguyên Resource Range-Phạm vi thứ tự từ tài nguyên có số ID này… đến số này… Resource Unit Cost-Chi phí cho một đơn vị tài nguyên Resource-Tài nguyên Roll-down: -Cuộn xuống
6. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Thuật ngữ Roll-up: -Sát nhập, cuộn lên Schedule Table-Bảng về tiến độ Schedule Calendar-Lịch dự án Schedule – Tiến độ hoặc lịch trình thực hiện dự án Share Plan/Project/File-Kế hoạch/dự án/tập tin chia sẻ Share Resource-Tài nguyên chia sẻ Sharer plan-Kế hoạch chi sẻ Slack-Thời gian chùng Slippage- Sự trượt tiến độ Slipping Task- Nhiệm vụ bị trượt tiến độ Soft-Phân loại dữ liệu Split-Chia tách nhiệm vụ Standard Calendar-Lịch tiêu chuẩn (8 tiếng một ngày, từ thứ hai đến thứ 6) Standard Pay rate-Mức lương trung bình Start-Ngày bắt đầu Status date-Ngày trạng thái Std.Rate-Standard Rate, mức lương trung bình Subproject-Dự án con SubTask-Nhiệm vụ con Successor Task-Nhiệm vụ kế nhiệm Summary Table-Bảng về các giá trị tổng Summary task-Nhiệm vụ khái quát Table-Bảng Task Calendar-Lịch của nhiệm vụ Task Mode-Chế độ tiến độ của nhiệm vụ Task Path-Lộ trình hay đường đi của nhiệm vụ Task Range-Phạm vi thứ tự từ nhiệm vụ có số ID này… đến số này… Task Relationship-Mối quan hệ về nhiệm vụ Task type-Loại của nhiệm vụ Task-Nhiệm vụ Timescale- Thời gian biểu Total Slack-Thời gian chùng toàn bộ Type trong khung nhìn về tài nguyên-Loại của tài nguyên: Tài nguyên làm việc (Work); tài nguyên chi phí (Cost) và tài nguyên nguyên vật liệu (Material). Tracking Table-Bảng theo dõi sự thực hiện Tracking-Theo dõi
7. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Thuật ngữ Unit-Lượng phân công Units-Lượng phân công Usage Table-Bảng thông dụng Variance Table-Bảng về sự không ăn khớp Variance-Sự không ăn khớp (sai lệch) View-Khung nhìn Work Contour-Đường biên thời gian làm việc Work- Công việc Work Resource-Tài nguyên làm việc Work Table-Bảng về thời gian làm việc Work- Thời gian làm việc Working time-Lịch trình thời gian làm việc trong ngày Working-Làm việc
13. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 1 Giới thiệu về Microsoft Project 2013
18. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 6 Bước 3: Nếu giao diện màn hình Open không thực sự được nhìn thấy trong khung nhìn Backstage, kích Open. Bước 4: Kích vào Computer, kích vào Browse, và sau đó dẫn đến thư mục Practises/Chapter 1. Bước 5: Chọn tập tin Guided Tour_Start.mpp trong thư mục và sau đó bấm nút Open. Tập tin thực hành được mở ra. Để kết thúc ví dụ này, bạn sẽ lưu tập tin ví dụ này dưới một cái tên khác. Bước 6: Trên tab File, kích Save As. Bước 7: Kích vào Computer, kích vào Browse sau đó dẫn dẫn đến thư mục Practises/Chapter 1. Bước 8: Trong hộp nhập có nhãn Filename, gõ Guided Tour và sau đó bấm nút Save. * Các biểu mẫu-Templates: Thay vì tạo ra một kế hoạch dự án bắt đầu từ đầu, bạn có thể có thể sử dụng một biểu mẫu dự án mà chứa đựng hầu các thông tin ban đầu mà bạn cần, chẳng hạn như tên và các mối quan hệ ràng buộc của các nhiệm vụ. Nguồn cung cấp biểu mẫu bao gồm: – Các biểu mẫu được cài đặt cùng với Project. Chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt mà đã được bạn lựa chọn khi cài đặt Proejct lên máy tính của bạn. – Các biểu mẫu từ Office Online tại trang web chúng tôi Microsoft tạo ra một số lượng lớn các mẫu dự án có sẵn để tải miễn phí thông qua web này. – Các biểu mẫu trong cơ quan tổ chức của bạn. Bạn có thể có đang ở trong một tổ chức mà có một thư viện biểu mẫu dự án. Thông thường, các mẫu này chứa các định nghĩa chi tiết về nhiệm vụ, các sự phân công tài nguyên chi tiết và các chi tiết đặc biệt khác trong cho cơ quan tổ chức của bạn. Để xem các biểu mẫu có sẵn, kích vào tab File và chọn New. Các biểu mẫu cũng xuất hiện trên màn hình khởi động của Project. Ngoài ra, Project có thể tạo ra một tập tin mới dựa trên các tập tin hiện có của Project hoặc từ các ứng dụng khác (Trên tab File, chọn New, sau đó kích New from existing project hoặc New from Excel workbook hoặc New from SharePoint tasks list).
20. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 8 Lưu ý: Bạn có thể kích đúp vào tên của một tab để thu gọn (ẩn đi) hoặc mở ra ribbon của tab đó. Bạn cũng có thể xem ribbon bị thu gọn của một tab nào đó bằng cách kích chuột vào tên của tab, khi đó ribbon của tab sẽ xuất hiện tạm thời và bạn có thể chọn lệnh mà bạn muốn. Tìm hiểu kỹ hơn về các tab: Cũng giống như tất cả các tab khác, tab Task chứa đựng một lượng lớn các lệnh và các lệnh này được tổ chức thành các nhóm lệnh. Tab Task bao gồm các nhóm lệnh như View, Clipboard, Font và những nhóm lệnh khác . Nếu màn hình máy tính của bạn hỗ trợ cảm ứng thì hãy kích hoạt cảm ứng chạm-Touch ( Trên Quick Access Toolbar ở góc trên bên trái của cửa sổ Project, kích vào Touch/Mouse mode) thì các lệnh trên ribbon xuất hiện lớn hơn. Một số lệnh sẽ thực thi một hành động ngay lập tức, trong khi đó có một số lệnh khác sẽ dẫn bạn đến nhiều lựa chọn khác hơn. Tiếp theo, bạn sẽ tìm hiểu về các tab khác và các kiểu lệnh. Bước 1: kích vào tab Resource. Ribbon của Tab Resource xuất hiện thay thế cho ribbon của tab Task. Bước 2: Trong nhóm lệnh Assignments, kích Assign Resources. Lệnh này ngay lập tức có hiệu lực và nó sẽ hiển thị hộp thoại Assign Resource.
21. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 9 Bạn có thể thực hiện các hành động khác trong cửa sổ làm việc của Project mà không cần tắt hộp thoại Assign Resources vẫn hiển thị trên màn hình. Còn bây giờ chúng sẽ tắt nó. Bước 3: Trong hộp thoại Assign Resources, nhấn nút Close. Bước 4: Kích vào tab View. Ribbon của Tab này là một mớ hỗn hợp các loại lệnh. Như bạn có thể thấy, một số lệnh, chẳng hạn như lệnh New Window, chỉ là một cái nhãn và biểu tượng. Trong hầu hết các trường hợp thì loại lệnh kiểu này sẽ thực thi ngay lập tức một hành động sau khi kích chuột vào nó. Một số lệnh khác, như Sort thì bao gồm một biểu tượng, một cái nhãn và một hình tam giác đen nhỏ. Khi kích vào lệnh kiểu này thì nó sẽ hiển thị ra nhiều lựa chọn khác nhau. Bước 5: Trên tab View, trong nhóm lệnh Data kích vào lệnh Soft. Lệnh này sẽ hiển thị một danh sách các lựa chọn về việc sắp xếp. Một loại lệnh khác được gọi là nút bấm phân tách-Split button, qua nó bạn có thể thực hiện ngay lập tức một hành động hoặc đưa ra cho bạn nhiều lựa chọn hơn nữa. Bây giờ hãy xem xét một ví dụ là nút bấm Gantt Chart. – Kích vào phần biểu tượng của lệnh này thì ngay lập tức khung nhìn hiện đang mở chuyển sang khung nhìn Gantt Chart. – Kích vào phần nhãn của lệnh này ( hoặc chỉ vào hình tam giác nhỏ màu đen khi nhãn không hiển thị) thì nó sẽ cho bạn thấy thêm các thiết lập có sẵn cho lệnh đó. Bước 6: Trên tab Task, trong nhóm lệnh View, kích vào nhãn của lệnh Gantt Chart. Biểu tượng Nhãn
22. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 10 Bước 7: Trong danh sách các khung nhìn xuất hiện, kích vào Calendar. Project ngay lập tức sẽ chuyển sang khung nhìn Calendar. Khung nhìn Calendar giống như một cuốn lịch để bàn truyền thống và trên đó hiển thị các nhiệm vụ là các dải mầu kéo qua các ngày sẽ thực hiện các nhiệm vụ đó. Tiếp theo chúng ta sẽ quay lại khung nhìn Gantt Chart.
24. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 12 Nút bấm Format Bar Styles là một ví dụ về hộp thoại Dialog Box Launcher. Không giống như hộp thoại Assign Resources bạn đã thấy ở trên, bạn phải đóng hộp thoại Format Bar Styles trước khi bạn có thể thực hiện các hành động khác bên ngoài của hộp thoại này. Bước 12: Kích vào nút Cancel để đóng hộp thoại Bar Styles. Có nhiều cách khác nhau để truy cập vào các lệnh trong Project, nhưng những gì bạn đã được tìm hiểu ở trên gần như bao gồm hết các lệnh có trên giao diện làm cửa sổ làm việc của Project. Lưu ý: Các phím tắt được cung cấp khắp nơi trong Project. Để xem các phím tắt có sẵn cho các lệnh hãy nhấn phím Alt. Một số phím tắt dùng trong một số ngữ cảnh cụ thể và một số phím tắt khác có thể dùng trong suốt quá trình làm việc của Project chẳng hạn như Undo (Ctrl+Z). 1.4. Khung nhìn Khung nhìn-View chính là không gian làm việc trong Project. Project bao gồm rất nhiều loại khung nhìn. Các khung nhìn có thể bao gồm: bảng biểu với đồ họa, bảng biểu với thời gian biểu, chỉ có bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ và hình thái-form. Với một số khung nhìn thì bạn có thể lọc, sắp xếp, hoặc phân nhóm dữ liệu, cũng như tùy chỉnh những loại dữ liệu nào được hiển thị. Bạn cũng có thể sử dụng và tùy chỉnh các khung nhìn được cung cấp bởi Project hoặc do bạn tự tạo. Project có thể chứa đựng rất nhiều các khung nhìn, nhưng bạn thường chỉ làm việc với một ( hoặc đôi khi hai ) khung nhìn tại một thời điểm. Bạn sử dụng khung nhìn để nhập, chỉnh sửa, phân tích và hiển thị thông tin về kế hoạch của bạn. Khung nhìn mặc định mà bạn nhìn thấy khi bạn tạo ra một kế hoạc dự án mới chính là khung nhìn Gantt Chart cùng với khung nhìn Timeline. Nhìn chung, các khung nhìn tập trung vào nhiệm vụ, tài nguyên hoặc các chi tiết về sự phân công. Ví dụ khung nhìn Gantt Chart, liệt kê các chi tiết của nhiệm vụ trong một bảng đặt ở phía bên trái của khung nhìn và hình ảnh đồ họa đại diện cho mỗi nhiệm vụ là một thanh bar Gantt trong phần biểu đồ đặt ở phía bên phải của khung nhìn. Khung nhìn Gantt Chart là một cách thức phổ biến dùng để thể hiện tiến độ của dự án. Loại khung nhìn này cũng rất hữu ích cho việc nhập và tinh chỉnh các chi tiết của nhiệm vụ và cho cả việc phân tích dự án của bạn. Trong phần này, chúng ta sẽ bắt đầu với khung nhìn Gantt Chart và sau đó sẽ chuyển sang các khung nhìn khác để tập trung vào các khía cạnh khác của kế hoạch. Bước 1: Trên các tab View, trong nhóm lệnh Zoom, kích vào hình tam giác nhỏ màu đen của hộp chọn có nhãn Timescale và chọn Days.
25. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 13 Project sẽ điều chỉnh để thời gian biểu-Timescale hiển thị từng ngày riêng rẽ. Những ngày không làm việc-Nonworking, chẳng hạn như ngày cuối tuần được mặc định sẵn là màu xám nhạt. Bạn có thể điều chỉnh thời gian biểu-Timescale trong khung nhìn Gantt Chart theo nhiều cách. Ở đây, bạn sử dụng hộp chọn có nhãn Timescale trên tab View. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thanh trượt Zoom ở góc dưới cùng phía bên phải của thanh trạng thái. Bước 2: Trên tab View, trong nhóm lệnh Split View, tích chọn vào hộp kiểm Timeline. Project sẽ hiển thị khung nhìn Timeline ở khung vực phía trên khung nhìn Gantt Chart. Khung nhìn Timeline này đã được gắn thêm một chi tiết từ kế hoạch này. Bạn sẽ tìm hiểu cách tạo ra một khung nhìn Timeline tùy chỉnh trong Chương 6. Timescale Khu vực đồ họaKhu vực bảng biểu
26. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 14 Bước 3: Kích vào bất cứ nơi nào trong khung nhìn Timeline. Lưu ý: rằng cái nhãn phía trên tab Format sẽ thay đổi thành Timeline Tools. Các lệnh hiển thị trong ribbon của tab Format bây giờ là các lệnh cụ thể dùng để áp dụng cho khung nhìn Timeline. Lưu ý rằng khi bạn đang trong một khung nhìn nào đấy thì cái nhãn phía trên tab Format và các lệnh trong tab Format sẽ thay đổi cho phù hợp với khung nhìn đó. Bước 4: Trên tab View, trong nhóm lệnh Split View, bỏ tích chọn khỏi hộp kểm Timeline. Project sẽ ẩn khung nhìn Timeline. (Thông tin trong khung nhìn không bị mất đi mà lúc này nó chỉ bị ẩn đi). Bước 5: Trên tab View, trong nhóm lệnh Resource Views, kích Resource Sheet. Khung nhìn Resource Sheet sẽ thay thế khung nhìn Gantt Chart.
27. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 15 Khung nhìn Resource Sheet hiển thị các chi tiết về các tài nguyên trong một cấu trúc dữ liệu gồm có hàng và cột ( được gọi là bảng), và mỗi tài nguyên sẽ được đặt trong một hàng. Khung nhìn này được gọi là sheet view ( khung nhìn bảng). Một loại khung nhìn bảng khác được gọi là Task Sheet view (khung nhìn bảng của nhiệm vụ) liệt kê các chi tiết của nhiệm vụ. Ngoài ra, lưu ý rằng nhãn của tab ngữ cảnh đã thay đổi thành Resource Sheet Tools dựa trên khung nhìn đang được mở ra. Lưu ý rằng khung nhìn Resource Sheet không nói cho bạn bất cứ điều gì về các nhiệm vụ mà các tài nguyên sẽ được phân công tới. Để thấy được loại thông tin này, bạn cần chuyển sang một khung nhìn khác. Bước 6: Trên tab View, trong nhóm lệnh Resource Views, kích Resource Usage. Khung nhìn Resource Usage sẽ thay thế Resource Views. Khung nhìn Usage này nhóm các nhiệm vụ thành các nhóm theo từng tài nguyên được phân công đến và cho bạn thấy các các sự phân công về thời gian làm việc đối với mỗi tài nguyên trong một biểu thời gian, chẳng hạn như hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong lưới pha thời gian nằm ở phía bên phải của khung nhìn Resource Usage, bạn có thể thấy một số sự phân công về thời gian làm việc của Carole Poland trong kế hoạch. Hiện tại, thời gian biểu của khung nhìn Resource Usage này hiển thị thời gian làm việc được phân công theo từng ngày. Cũng như thời gian biểu -timescale của khung nhìn Gantt Chart, bạn có thể điều chỉnh biểu thời gian này bằng cách sử dụng lệnh Timescale có trên tab View hoặc điều khiển thanh trượt Zoom ở phía dưới cùng bên phải thanh trạng thái ở góc dưới bên phải trong cửa sổ Project. Một loại khung nhìn Usage khác, đó là khung nhìn Task Usage, hiển thị tất cả các tài nguyên đã được phân công trong từng nhiệm vụ. Bạn sẽ làm việc nhiều hơn với các khung nhìn Uasage ở trong Chương 8. Bước 7: Trên tab View, trong lệnh Task Views, kích Gantt Chart. Khung nhìn Gantt Chart xuất hiện. Bước 8: Nếu thấy cần thiết thì di chuyển thanh cuộn đứng-Scroll của khung nhìn Gantt Chart để nhiệm vụ thứ 12-Set pages lên trên cùng giáp với thanh ribbon. Bước 9: Trong cột có nhãn là Task name kích chuột vào nhiệm vụ thứ 12-Set pages. Bước 10: Trên tab View, trong nhóm lệnh Split View, kích vào hộp kiểm có nhãn Details. Khung nhìn Task Form xuất hiện bên dưới khung nhìn Gantt Chart.
28. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 16 Trong cái kiểu chia khung nhìn như thế này thì Gantt Chart là khung nhìn cấp cao và Task Form là khung nhìn thứ cấp. Các chi tiết về nhiệm vụ đang được chọn trong khung nhìn Gantt Chart sẽ xuất hiện trong khung nhìn Task Form. Bạn cũng có thể chỉnh sửa trực tiếp các giá trị trong khung nhìn Form Task. Bạn sẽ làm việc với khung nhìn Task Form trong chương 5 và làm việc với khung nhìn tương tự là Resource Form trong chương 4. Bước 11: Trên tab View, trong nhóm lệnh Split View, bỏ kích chọn khỏi hộp kiểm có nhãn Details. Khung nhìn Task Form bị ẩn đi. Có rất nhiều loại khung nhìn khác nhau trong Project. Bạn có thể nhìn thấy chúng bằng cách kích vào lệnh Other Views rồi sau đó chọn More Views, trong nhóm lệnh Task Views hoặc Resource Views trên tab View. Hãy nhớ rằng, trong tất cả các khung nhìn này cũng như tất cả các khung nhìn khác trong Project, bạn đang xem xét các khía cạnh khác nhau của tập hợp các chi tiết giống nhau về một kế hoạch. Ngay cả một kế hoạch dự án đơn giản cũng có thể chứa đựng quá nhiều dữ liệu để hiển thị cùng một lúc. Sử dụng các khung nhìn để giúp bạn tập trung vào các chi tiết cụ thể mà bạn muốn. 1.5. Báo cáo Các phiên bản trước đó của Project cung cấp các bản báo cáo dạng bảng biểu được thiết kế chủ yếu cho việc in ấn. Trong Project 2013, bản báo cáo đã được tăng cường rất nhiều, cho phép bạn truyền tải dữ liệu của kế hoạch của bạn trong các định dạng mới hấp dẫn hơn. Các bản báo cáo bây giờ gồm có các yếu tố như biểu đồ-chart, bảng biểu và các hình ảnh để truyền đạt tình trạng của kế hoạch của bạn, và chúng được tùy biến cao. Bạn có thể in hoặc xem các bản báo cáo trực tiếp trong cửa sổ Project giống như bất kỳ một khung nhìn nào đó. Bạn cũng có thể sao chép và dán các bản báo cáo vào các ứng dụng khác, chẳng hạn như Microsoft PowerPoint. Trong ví dụ này, bạn sẽ khám phá một bản báo cáo. Bước 1: Trên tab Report, trong nhóm lệnh Views Report, kích vào Resource rồi kích vào Resource Overview. Báo cáo dạng Resource Overview xuất hiện.
31. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương I 19 Khung nhìn được chia này bao gồm một bản tóm tắt cấp cao trong khung nhìn Timeline và một cái nhìn khái quát về các tài nguyên của bạn trong báo cáo Resource Overview. Lưu ý: Để thấy các thông tin thêm về việc sử dụng các bản báo cáo, trên tab Report, trong nhóm lệnh View Reports , kích Getting Started và sau đó kích vào bất kỳ mục nào đó trong danh sách thả xuống.
32. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương II 20 Bắt đầu một kế hoạch dự án mới
35. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương II 23 Project cuộn phần biểu đồ của khung nhìn Gantt Chart để cho thấy ngày bắt đầu của dự án. Ngày bắt đầu của dự án được thể hiện là một đường mỏng thẳng đứng nét đứt. Lưu ý: Bạn có thể thiết lập để Project tự động hiển thị hộp thoại Project Information mỗi khi bạn tạo ra một kế hoạch dự án mới. Để thực hiện thay đổi này, trên tab File kích Options. Trong hộp thoại Project Options kích vào tab Advanced và trong khu vực bên dưới nhãn General tích chọn hộp kiểm có nhãn Prompt for project info new projects. Bước 6: Trên tab File kích Save. Bời vì kế hoạch này chưa từng được lưu trước đó nên màn hình Save As xuất hiện. Bước 7: Bên dưới khu vực có nhãn Save and Sync kích Computer và sau đí kích vào nút Browse ở khu vực phía bên phải. Bước 8: Di chuyển tới thư mục Practices/Chapter 2 trong cùng thư mục chứa tập tin về cuốn sách này trên máy tính của bạn. Bước 9: Trong hộp nhập có nhãn File name gõ Simple plan. Bước 10: Bấm vào nút Save để lưu kế hoạch và đóng hộp thoại Save As. Lưu ý: Bạn có thể chỉ thị cho Project tự động lưu kế hoạch dự án đang được mở ra trong một khoảng thời gian được định trước, chẳng hạn như cứ sau 10 phút lưu một lần. Trên tab File, kích Options. Trong hộp thoại Project Options, kích vào Save, tích chọn hộp kiểm có nhãn Auto save every và sau đó xác định khoảng thời gian ( theo phút) mà bạn muốn lưu tự động trong hộp nhập có nhãn minute. 2.2. Thiết lập ngày không làm việc trong lịch dự án- Project calendar Lịch là phương tiện chủ yếu mà bạn kiểm soát mỗi khi nhiệm vụ và tài nguyên có thể được lên tiến độ để làm việc trong trong Project. Trong những chương sau, bạn sẽ làm việc với các loại lịch khác, còn trong chương này bạn chỉ làm việc với lịch dự án. “Lịch dự án”-Project calendar xác định những ngày làm việc, ngày không làm việc và thời gian làm việc trong ngày chung cho các nhiệm vụ. Project bao gồm nhiều kiểu lịch, gọi là các lịch cơ sở-base calendar, bất kỳ kiểu lịch nào một trong số đó có thể được dùng để làm lịch dự án cho một kế hoạch. Bạn lựa chọn một kiểu lịch cơ sở để nó sẽ được sử dụng làm lịch dự án trong hộp thoại Project Information. Hãy coi lịch dự án như là lịch làm việc bình thường của tổ chức hay cơ quan của bạn. Ví dụ, làm việc có thể là từ thứ Hai đến thứ Sáu, mỗi ngày làm việc từ 8:00 tới 17:00 và dành 1 tiếng cho nghỉ trưa. Cơ quan của bạn hoặc các tài nguyên cụ thể có thể có những ngoại lệ đối với lịch làm việc bình thường này, chẳng hạn như các ngày lễ hoặc ngày nghỉ. Bạn sẽ giải quyết các ngày nghỉ của tài nguyên trong Chương 4. Bạn quản lý các lịch này thông qua hộp thoại Change Woring Time (truy cập trên tab Project). Sử dụng hộp thoại này để thiết lập thời gian làm việc bình thường và các ngoại lệ về thời gian làm việc cho các tài nguyên riêng biệt hoặc cho toàn bộ kế hoạch mà bạn sẽ thực hiện sau đây. Nhiệm vụ: Tại nhà xuất bản Lucerne Publishing, bạn cần kê khai một ngày sắp tới mà trong ngày đó toàn bộ nhân viên của nhà xuất bản sẽ không sẵn sàng để làm việc trong dự án ra mắt cuốn sách. Trong ví dụ này, bạn sẽ xem xét các lịch cơ sở có sẵn và sau đó tạo ra ngoại lệ về thời gian làm việc trong lịch dự án: Bước 1: Trên tab Project, trong nhóm lệnh Properties, kích Project Information. Hộp thoại Project Information xuất hiện. Bước 2: Trong hộp chọn có nhãn Calendar kích vào đầu mũi tên màu đen.
36. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương II 24 Danh sách hiện có ba kiểu lịch cơ sở đi kèm với Project: * 24 Hours: 24 giờ, làm việc liên tục, không có khoảng thời gian không làm việc. * Night Shift: Ca đêm, bắt đầu từ đêm thứ hai và kết thúc vào sáng thứ bảy, một ca làm việc từ 11 đêm nay tới 8 giờ sáng hôm sau và đã bao gồm 1 tiếng nghỉ giữa giờ. * Standard: Tiêu chuẩn, là các ngày làm việc truyền thống từ thứ Hai đến thứ Sáu, một ngày làm việc từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều và đã bao gồm 1 tiếng nghỉ trưa. Chỉ có thể chọn một trong số các lịch cơ sở trên để dùng làm lịch dự án. Đối với kế hoạch dự án ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng lịch cơ sở Standard làm lịch dự án, và theo mặc định thì nó đang được chọn. Bước 3: Kích vào nút Cancel để đóng hộp thoại Project Information mà không thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong đó. Bạn đã biết toàn bộ nhân viên nhà xuất bản Lucerne sẽ có mặt tại một sự kiện đặc biệt vào ngày 22 tháng 1, do đó không có sự làm việc nào được lên tiến độ vào ngày này. Bạn sẽ ghi lại ngày này là một ngoại lệ trong lịch dự án. Bước 4: Trên tab Project, trong nhóm lệnh Properties, kích Change Working Time. Hộp thoại Change Working Time sẽ xuất hiện. Lưu ý: Kiểu lịch cơ sở đã được chọn làm lịch dự án ở trong hộp thoại Project Information sẽ xuất hiện trong hộp chọn có nhãn For Calendar và nó sẽ đính kèm thêm dòng chữ “Project calendar” ở trong dấu ngoặc đơn để hiển thị nó được chọn làm lịch dự án.
37. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương II 25 Bước 5: Trong ô nhập dữ liệu thuộc cột có nhãn Name trong tab Exceptions-“ngoại lệ” ở phần bên dưới của hộp thoại, gõ Staff at morale event- và sau đó kích vào ô tương ứng ở bên cột có nhãn Start. Lưu ý: Bạn không cần thiết phải đặt tên cho các ngoại lệ về lịch làm việc, nhưng đây là một thói quen tốt để cho bạn hay người khác biết được lý do của sự ngoại lệ. Bước 6: Trong ô tương ứng thuộc cột có nhãn Start, gõ 22/1/15, và sau đó kích vào ô tương ứng trong cột có nhãn Finish hoặc nhấn phím sang phải trên bàn phím. Lưu ý: Bạn cũng có thể chọn ngày mà bạn muốn trong bảng lịch nằm ở phía trên của tab Exceptions hoặc từ bảng lịch thả xuống trong trường dữ liệu Start. Và ngày này được lên tiến độ là ngày không làm việc đối với dự án. Trong hộp thoại, dấu hiệu để nhận biết một ngày là ngày ngoại lệ khi ngày đó có dấu gạch chân và được phủ mầu. Bước 7: Kích OK để đóng hộp thoại Change Working Time. Để kiểm tra sự thay đổi này tới lịch dự án, quan sát trong phần biểu đồ của khung nhìn Gantt Chart, bạn sẽ thấy thứ 5 ngày 22 tháng 1 bây giờ được định dạng bởi màu xám để thể hiện đó là ngày không làm việc ( giống như những ngày nghỉ cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật). Trong phần này, bạn mới chỉ tạo ra một ngày cụ thể là một ngày không làm việc trong toàn bộ kế hoạch. Các ví dụ thông thường khác của việc điều chỉnh thời gian làm việc bao gồm: * Các ngày nghỉ lễ định kỳ hoặc các thời gian nghỉ khác theo một chu kỳ, chẳng hạn như hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Để thiết lập các thời gian không làm việc định kỳ hoặc theo chu kỳ, kích nút Details trên tab Exceptions trong hộp thoại Change Working Time. * Thay đổi thời gian làm việc theo từng tuần. Đây là vấn đề xảy ra khi muốn đưa sự thay đổi của các mùa vào trong thời gian làm việc, ví dụ mùa đông sẽ bắt đầu làm việc muộn hơn mùa hè. Để thiết lập các tuần làm việc tùy chỉnh theo ý bạn, trên tab Work Weeks trong hộp thoại Change Working Time, nhập phạm vi ngày mà bạn muốn trong trường Start và Finish, kích vào nút Details, rồi sau đó thiết lập các điều chỉnh về thời gian làm việc mà bạn muốn . * Thời gian làm việc đặc biệt cho một tài nguyên. Bạn sẽ thực hiện các thiết lập như thế trong Chương 4.
39. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương II 27 Bước 7: kich OK để đóng hộp thoại. Để kết thúc phần này, bạn sẽ lưu những thay đổi này cho tập tin Simple plan. Bước 8: Trên tab File kích Save. * Nghiệp vụ quản lý dự án: Project là một phần của bức tranh lớn hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn và các thông tin mà bạn có quyền truy cập, các kế hoạch mà bạn phát triển trong Project có thể không giải quyết những khía cạnh quan trọng khác của các dự án của bạn. Ví dụ, rất nhiều dự án lớn đang được đảm trách bởi các cơ quan tổ chức mà có một quy trình quản lý sự thay đổi. Trước khi một sự thay đổi lớn tới phạm vi của một dự án được thông qua, nó phải được đánh giá và chấp thuận bởi những người quản lý và thi hành dự án. Mặc dù đây là một hoạt động quản lý dự án quan trọng nhưng nó không phải là một cái gì đó được thực hiện trực tiếp trong Project.
40. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương III 28 Xây dựng một danh sách các nhiệm vụ
47. Microsoft Project 2013 by Kienking@Gmail.com Chương III 35 gì mà bạn biết. Bước 7: Trong trường dữ liệu thuộc cột có nhãn Start của nhiệm vụ 6, gõ About two weeks before launch complete và sau đó nhấn Enter. Cũng như giá trị thời hạn thực hiện của một nhiệm vụ có chế độ tiến độ thủ công, bạn cũng có thể nhập một chuỗi văn bản cho ngày bắt đầu hoặc kết thúc hoặc cho cả hai. Khi nhiệm vụ này được chuyển đổi sang chế độ tiến độ tự động, chuỗi văn bản đó sẽ được thay thế bởi các ngày cụ thể. * Nghiệp vụ quản lý dự án: Làm thế nào mà bạn đến gần được thời hạn thực hiện chính xác? Bạn nên xem xét hai quy tắc chung sau khi ước lượng thời hạn thực hiện nhiệm vụ: – Thời hạn thực hiện của toàn bộ dự án thường tương đương với thời hạn hiện của nhiệm vụ; các dự án kéo dài thường có xu hướng có các nhiệm vụ có thời hạn thực hiện dài hơn so với các nhiệm vụ trong các dự án ngắn. – Nếu bạn theo dõi quá trình thực hiện của dự án so với kế hoạch của bạn (sẽ được mô tả trong chương 7 và một số chương tiếp theo) bạn cần phải xem xét mức độ chi tiết mà bạn muốn áp dụng cho các nhiệm vụ trong kế hoạch của bạn. Ví dụ, nếu bạn có một dự án kéo dài nhiều năm, có thể là không thiết thực hoặc thậm chí là không thể khi theo dõi các nhiệm vụ được đo theo phút hoặc giờ. Nói chung, bạn nên đo thời hạn thực hiện của nhiệm vụ ở mức độ chi tiết thấp nhất. Đối với các dự án bạn làm việc trong cuốn sách này thì thời hạn thực hiện được cung cấp cho bạn. Còn đối với các dự án của bạn thì bạn sẽ thường phải ước lượng thời hạn thực hiện của các nhiệm vụ. Nguồn tư liệu tốt cho việc ước lượng thời hạn thực hiện gồm có: – Thông tin lịch sử từ các dự án tương tự trước đó. – Ước lượng từ những người mà sẽ hoàn thành nhiệm vụ của bạn. – Sự phán đoán lão luyện của những người đã quản lý các dự án tương tự. – Các mức trung bình của các cơ quan tổ chức chuyên nghiệp hoặc công nghiệp mà đã thực hiện các dự án tương tự như dự án của bạn. Một quy tắc đã qua kinh nghiệm được gọi là quy tắc 8/80. Quy tắc này đề xuất thời hạn thực hiện nhiệm vụ từ 8 giờ (hoặc một ngày) đến 80 giờ (10 ngày làm việc, hoặc hai tuần) là thời hạn chuẩn. Các nhiệm vụ mà thời hạn thực hiện ngắn hơn một ngày có thể là bị chia quá nhỏ và nhiệm vụ có thời hạn thực hiện lâu hơn hai tuần có thể là quá dài để quản lý đúng. Có nhiều lý do chính đáng để phá vỡ quy tắc này, nhưng đối với hầu hết các công việc trong các dự án của bạn thì nó có đáng để xem xét. Đối với sự phức tạp, các dự án có thời hạn thực hiện dài hoặc các dự án bao gồm một lượng lớn các ẩn số, thì bạn có thể tạo các ước lượng về thời hạn thực hiện chi tiết chỉ của những nhiệm vụ được bắt đầu sớm và được hoàn thành sớm (ví dụ, trong vòng 2-4 tuần). Sau đó bạn chỉ có thể ước lượng thời hạn thực hiện rất chung chung cho các nhiệm vụ mà chúng sẽ bắt đầu sau đó (ví dụ, sau 2-4 tuần). Bạn có thể duy trì một buổi họp định kỳ về việc ước lượng thời hạn thực hiện của nhiệm vụ với các nhóm đều đặn theo thời gian. Đối với các dự án phức tạp, có lẽ bạn sẽ kết hợp những điều này và các chiến lược khác để ước lượng thời hạn thực hiện của nhiệm vụ. Bởi vì việc ước lượng thời hạn thực hiện của nhiệm vụ không chính xác là một nguồn rủi ro chính trong bất kỳ dự án nào, nên việc tạo ra các ước lượng tốt là kết quả của những nỗ lực đáng giá đã bỏ ra. 3.3. Nhập nhiệm vụ cột mốc quan trọng Ngoài việc nhập các nhiệm vụ cần hoàn thành, bạn cũng có thể muốn kê khai một sự kiện quan trọng cho kế hoạch của dự án của bạn, chẳng hạn như ngày kết thúc một giai đoạn quan trọng của dự án. Để làm được điều này, bạn sẽ tạo ra một nhiệm vụ cột mốc-Milestone Task.