Top 11 # Hướng Dẫn Giặt Tranh Thêu Chữ Thập Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Karefresh.com

Hướng Dẫn Thêu Tranh Thêu Chữ Thập

Các khái niệm và hướng dẫn thêu cho người mới tập

Tranh thêu chữ thập là gì?

Thêu chữ thập (cross stitch) là tạo ra các mũi thêu thành hình chữ thập một cách đều đặn trên các loại vải đã được phân ô.

I. Tìm Hiểu Các Khái Niệm Sau Đây Để Hiểu Rõ Hơn Về Thêu Chữ Thập:

Vải Aida là loại vải được tạo ra để phục vụ việc thêu chữ thập, các sợi của nó to và được tạo thành từng ô vuông. Vải Aida có ba màu chủ yếu là trắng, đỏ, đen, ngoài ra còn rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc khác như xanh biển, vàng kem, vải hoa, vải loan, … Kích thước các ô vuông của vải aida thường là 9 CT (thêu chỉ 6), 11 CT (thêu chỉ 3 hoặc 4), 14 CT (thêu chỉ 2). Ngoài vải aida còn có rất nhiều loại vải khác như evenweave, linen, canvas (làm bằng chất liệu nhựa, thường dùng làm móc chìa khóa), Waste Canvas, …

Kim dành cho thêu chữ thập khác với kim bình thường ở chỗ có đầu tròn chứ không nhọn, vì thế bạn sẽ không bị đâm vào tay do vải aida có lỗ sẵn. Hơn nữa, đuôi kim lớn hơn kim bình thường giúp cho việc xỏ chỉ dễ dàng hơn.

Chỉ thêu chữ thập là loại chỉ thô chuyên dùng cho việc thêu tranh chữ thập, mã chỉ thêu (code chỉ) phổ biến nhất hiện nay là mã DMC (có khoảng gần 500 màu chỉ) ngoài ra còn rất nhiều mã chỉ khác như DOME, ANC, ….

Bút kẻ vải: là loại bút có mực tan trong nước, dùng để kẻ bảng tọa độ lên vải aida giúp người thêu tranh dễ dàng xác định được vị trí của ô cần thêu, sau khi hoàn thành tác phẩm chỉ cần ngâm vào nước sạch khoảng 30 phút là mực sẽ tan hết hoàn toàn. Ngoài ra người thêu tranh còn có thể dùng loại bút này chấm lên vải ở những ô cần phải thêu để thêu nhanh và chính xác hơn, loại bút này có khoảng 10 màu như xanh lá, xanh biển, đỏ, hồng, cam, vàng (dùng cho vải aida trắng); xanh lá, xanh biển (dùng cho vải aida đỏ); trắng sữa, nhũ bạc (dùng cho vải aida đen).

Khung thêu chữ thập: là loại khung đơn giản được tạo ra từ các đoạn ống nước, ưu điểm của loại khung này là rất gọn nhẹ, tháo lắp dễ dàng, di chuyển không cồng kềnh, giá cả hợp lý, hơn nữa khách hàng có thể lựa chọn chiều cao và kích thước mặt khung thêu phù hợp với người thêu tranh cũng như bức tranh đang thêu.

Chart: Mẫu thêu là bảng hướng dẫn cách thêu của nhà sản xuất, hoặc của phần mềm tạo chart mà bạn sử dụng, một mẫu thêu bao gồm phần hướng dẫn thực hiện các mũi thêu, phần tọa độ thể hiện các ký hiệu màu chỉ và cuối cùng là bảng chú thích các ký hiệu trên tọa độ tương ứng với mã của màu chỉ. Có rất nhiều nguồn mẫu thêu, bạn có thể mua mẫu thêu theo bộ Kit, mua mẫu thêu lẻ, copy mẫu thêu trên mạng hoặc xin mẫu thêu của bạn bè thậm chí là tự mình tạo ra mẫu thêu rồi mua chỉ, vải, kim, bút kẻ để tạo ra tác phẩm. Nhưng mẫu thêu theo Kit vẫn là mẫu thêu rõ đẹp nhất, bạn sẽ dễ dàng nhận biết các ký hiệu và tọa độ thêu để thêu nhanh chóng và chính xác nhất.

Kit: Bộ thêu bao gồm đầy đủ các phụ liệu cơ bản có thể tạo ra tranh: kim, chỉ, vải, mẫu thêu (chart).

Lưu ý:

Những bạn mới làm quen với thêu chữ thập nên mua bộ Kit đơn giản với đầy đủ phụ liệu gồm mẫu thêu, kim, vải, bảng chỉ đã được đánh số thứ tự các màu chỉ tương ứng với mẫu thêu, cầm một bộ Kit trên tay sẽ dễ dàng hơn là bạn tự cắt vải, soạn chỉ,…

II. Hướng Dẫn Cách Thêu:

1. Đối với chỉ:

+ Mẹo rút chỉ:

Cách 1: bạn rút lần lượt từng sợi, dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi chỉ và rút thẳng tay, sợi chỉ sẽ được rút ra mà không bị rối.

Cách 2: nếu bạn thêu chỉ ba thì tách múi chỉ ra làm 2 (mỗi bên 3 sợi), hai tay bạn cầm hai phần của múi chỉ rồi tách ra từ từ để múi chỉ tự xoay cho đến khi được tách ra hoàn toàn.

+ Mẹo giữ chỉ không bị rối khi thêu: bạn rút chỉ lên thì tay của bạn để ở mặt dưới lần theo sợi chỉ đang lên và ngược lại khi bạn kéo chỉ xuống tay ở trên cũng rà theo sợi chỉ đang xuống, tuy có tốn công chút ít, nhưng sẽ hạn chế số lần chỉ bị rối.

2. Số lượng chỉ: đối với mỗi loại vải thì số lượng sợi chỉ thêu yêu cầu là khác nhau, thông thường vải aida 14 cần thêu 2 sợi chỉ, vải aida 11 cần thêu 3-4 sợi chỉ vì vậy trước khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc gọi điện cho người bán hàng để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số chỉ cần thêu.

LƯU Ý: VỚI CÁC NÚT THÊU ĐÁNH KÝ HIỆU 2 MÀU CHỈ, THÌ SẼ RÚT HAI SỢI MÀU CHÍNH VÀ MỘT SỢI MÀU PHỤ

3. Khi mua kit hoặc vải bạn nên nhờ người bán kẻ vải theo tọa độ trên chart cho bạn.

4. Để thành phẩm thêu đẹp, bạn phải thêu vừa tay, không rút chỉ mạnh quá làm cho mất hình dáng chữ xx, các chữ x bạn thêu đúng vào 4 lỗ của 1 ô vuông thì chữ x sẽ vuông vắn, đẹp.

5. Các mũi thêu cơ bản:

+ Thêu Full stitch: tạo ra các dấu xxxx liền nhau (theo trình tự không thay đổi trên cùng 1 bức tranh, ví dụ: thêu dấu sắc trước rồi tới dấu huyền).

+ Thêu Half stitch: tạo ra các dấu

+ Thêu Back stitch: thêu viền, đi nét, giống như mũi cành cây hay còn gọi là khâu đột.

+ Thêu nút : Thắt nút trên mặt vải (dùng cho thêu nhụy hoa…)

Các ký hiệu trên chart thêu chỉ là ký hiệu chỉ thị màu, mỗi ký hiệu khác nhau thể hiện một màu chỉ khác nhau.

Xem trên youtube: Cách thêu tranh chữ thập

hoặc: Giới thiệu cross stitch

– AidaShop -::- Ngày 10/01/2013 –

Cách Giặt Tranh Thêu Chữ Thập

Cách giặt tranh thêu chữ thập

Bí quyết giặt tranh thêu chữ thập

Sau khi thêu xong, tác phẩm tranh thêu chữ thập thường sẽ không còn giữ được màu trắng của vải vì trong quá trình thêu tác phẩm sẽ bắt bụi hoặc bạn kẻ sơ đồ lên vải cho dễ thêu. Để giặt sạch tranh mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng chỉ bạn nên làm theo qui trình sau:

– Nhúng tranh thêu chữ thập vào nước vài lần để nước thấm đều vào các sợi vải và chỉ.

– Dùng dầu gội đầu pha loãng với nước ấm sau đó ngâm tranh vào khoảng 1h.

– Sau khi ngâm dùng tay xoa nhẹ những chỗ còn chưa sạch (Không dùng bàn chải để cọ, bàn chải sẽ làm sợi chỉ bị xù lên và mất độ bóng. Bạn cũng không nên vò và vắt, quá trình này làm sợi vải bị co kéo và biến dạng, những chữ X của bạn sẽ không còn cân đối khiến tổng thể bức tranh không được hoàn hảo nữa).

– Xả lại bằng nước sạch và phơi tranh trong bóng râm bằng kẹp (Bạn kẹp thẳng và để bức tranh buông thõng, không vắt ngang qua dây hoặc mắc quần áo, nó sẽ tạo ra một nếp gấp mà sau đó bạn sẽ rất khó ủi phẳng).

– Khi tranh ráo nước, khô khoảng 70% bạn lấy vào và ủi mặt trái của tranh.

– Nếu bạn chưa thể mặc áo cho tranh thêu chữ thập ngay lúc đó, hãy cuộn tròn và bọc bên ngoài bằng một tờ giấy sạch. Giờ bức tranh của bạn đã sẵn sàng để được mang đi đóng khung.

Chú ý: để các vết mực không còn lưu lại trên nền tranh bạn nên tuân thủ các yêu cầu về bút.

– Bút vẽ trên vải phải là bút chuyên dụng sử dụng loại mực bay màu khi ngâm nước.

– Không sử dụng bút nhũ bạc cho các loại vải sáng màu, sau khi giặt nó vẫn lưu lại 1 đường đen mờ rất khó phai.

Cách tẩy mực bút bi trên nền vải tranh thêu chữ thập

Vết mực bút bi trên nền vải tranh thêu chữ thập không thể tẩy được bằng xà bông hoặc nước Javel. Muốn tẩy vết mực bút bi, bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

Mực bút bi dính trên quần áo thường:

– Dùng bông gòn nhúng thật nhiều cồn 90độ chà mạnh lên vết dơ. Khi mực bút bi đã mất đi, các bạn xả lại bằng nước lạnh.

– Dùng bông gòn nhúng Acéton (nước rửa móng tay) đắp lên chỗ dính mực bút bi. Khi mực đã bay đi, giặt lại bằng nước xà bông.

Mực bút bi dính trên len:

– Lấy bông gòn nhúng dầu thông (Essence de Térébenthine) đắp lên chỗ có vết mực. Đợi vết mực bay đi, xả lại bằng nước lã.

– ngâm vải vào nước lạnh rồi bôi 1 ít kem đánh răng và vò nhẹ. – Hoặc bạn cũng có thể dùng hỗn hợp dầu gội đầu + giấm bôi lên vết mực bút bi, sau đó lấy bàn chải chà từ từ, cuối cùng, thoa 1 ít bột giặt Tide lên vết mực đã mờ và ngâm trong nước có hòa sẵn bột giặt khoảng 30′, giặt lại bình thường, vết mực sẽ biến mất.

Cách ngâm và giặt tranh thêu chữ thập

Sau khi hoàn thành xong bức tranh, bạn ngâm tranh vào nước (nước lã hoặc nước rửa bát) không gâm bằng Comfort, không gâm bằng những loại nước có tính chất xả vải, gâm khoảng 30 phút sau đó vò bằng tay là sách bóng luôn đó bạn ạ.

Lưu ý: Không nên ngâm quá lâu vì một số loại tranh sau khi ngâm quá lâu, hiện tượng thấm ngược trở lại sẽ không được sạch như mong đợi.

Bước 1: Vặn các ốc vít ở mặt sau của tranh để tách rời phần vải nẹp trên khung gỗ với phần khung có mặt kính.

Bước 2: Lấy vật nhọn hoặc dẹt nậy ghim ở phần khung gỗ để tháo rời vải ra khỏi khung

Bước 3: Pha nước xà phòng loãng rồi cho vải vào ngâm từ 15-20p. Dùng bản chải đánh răng chà sạch những chỗ bị mốc bám.

Bước 4: Giũ lại tranh với nước sạch 2-3 lần sau đó mang đi phơi khô

Bước 5: Quý khách chỉ cần mang tranh (phần vải) và phần khung gỗ (không cần mang theo các phần khác) đến Shop để được căng vải vào khung.

Bước 6: Nhận tranh về và lắp lại vào phần khung có mặt kính như ban đầu

Đối với các bức tranh đóng tại Shop Nhật (được bảo hành miễn phí suốt thời gian treo) , quý khách sẽ được đóng lại mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào. Với các tranh khác, sẽ tính thêm một phần phí nhỏ tùy theo yêu cầu xử lý.

Phương pháp giặt sạch tranh thêu chữ thập sau khi hoàn thành

Quy trình giặt sạch tranh thêu chữ thập

Nhúng tranh thuê chữ thập vào nước vài lần để nước thấm đều vào các sợi vải cũng như là chỉ thêu.

Sử dụng hổn hợp dầu gội đầu pha loãng với nước ấm và ngâm tranh thêu trong đó khoảng 1giờ.

Sau khi đã ngâm trong hổn hợp thì dùng tay xoa thật nhẹ nhàng vào những chổ chưa sạch, tránh không sử dụng những vật có bế mặt cứng như bàn chải để chà vào bề mặt vải vì sẽ làm cho sợi chỉ bị xù lên, mất độ bóng. Không nên vò hoặc vắt để tránh làm cho sợi chỉ bị co kéo và biến dạng. Những dấu thập trên bức tranh sẽ không còn được cân đối khiến tổng thể bức tranh không còn đẹp như trước.

Sau đó thì xả lại bằng nước sạch và phải phơi khô trong bóng râm, nên chú ý phơi thẳng bức tranh, không được gắp lại khi tranh còn ướt, vắt ngang qua dây hoặc mắc quần áo vì sẽ tạo thành nếp gắp không thể ủi thẳng được.

Sau khi đã giặt và phơi cho ráo nước thì hãy tiến hành ủi bức tranh, lưu ý là đừng nên phơi bức tranh đến khi khô hẳn mà hãy làm việc này khi bức tranh vẫn còn hơi ẩm. Khi tiến hành ủi nên sử dụng nhiệt độ vừa phải, không quá cao và ủi ở mặt trái bức tranh.

Nếu bức tranh chưa được đóng khung thì ngay sau khi vệ sinh bức tranh nên cuộn tròn bức tranh lại và bao bọc bức tranh lại bằng giấy báo sạch, sau khi đã hoàn tất các công đoạn này bức tranh có thể đem đi đóng khung bất cứ lúc nào.

Có những chú ý nhỏ sau mà người thêu nên chú ý

Để tránh có dấu vết viết mực không lưu lại trong trên vải nên tuân thủ theo đúng những yêu cầu về bút vẽ. Bút vẽ phải sử dụng đúng loại bút chuyên dụng có mực bay màu khi ngâm nước.

Tránh không sử dụng bút vẽ có màu nhủ bạc cho các loại vải có màu sáng, dùng những lại bút đó sẽ lưu lại đường kẻ khó phai trên vải.

Tranh thêu chữ thập cũng như các loại tranh khác ở Việt Nam sẽ bị hư hỏng do ảnh hưởng của bụi bẩn và độ ẩm của không khí đặc biệt là không khí có độ ẩm cao để ở ngoài trong khoảng thời gian dài. Việc sử dụng tranh thêu chữ thập cần phải biết cách vệ sinh và bảo quản để giữ cho bức tranh đẹp và có giá trị lâu dài.

Cách Giặt Tranh Thêu Chữ Thập An Toàn

Nên giặt tranh thêu chữ thập ngay sau khi hoàn thành là tốt nhất. Nhiều người thường có thói quen thêu xong lồng khung ngay. Tuy nhiên bạn không hề biết, như vậy sẽ khiến tranh nhanh cũ, bạc màu. Vì trong nhiều ngày tháng thêu thùa, tranh nhiễm một lớp bụi bặm không nhỏ. Cũng không nên giặt tranh trước khi thêu, vì dù có mùi forrmandehit, nhưng màu tranh lúc này rất dễ bị lem, nhòe, khi giặt bản tranh chưa thêu chắc chắn sẽ bị hư.

Cách giặt tranh thêu chữ thập nhanh chóng và an toàn

Trước hết, bạn hãy ngâm tranh vào trong nước lạnh, nước đá càng tốt. Như vậy sẽ đảm bảo chắc chắn tranh không loang màu. Chúng tôi có , còn tranh thêu thì khá khó khăn. Chính vì thế bạn nên đặc biệt chú ý vấn đề này. Ngâm tranh còn giúp các mối thêu chữ thập cũng được cố định an toàn hơn rất nhiều.

Sau đó, bạn có thể lựa chọn sử dụng dầu gội đầu hoặc sữa tắm của em bé. 2 loại này khá an toàn, ít chất tẩy rửa, có thể làm sạch tranh thêu mà không gây bay màu.

Dùng tay miết nhẹ những chỗ bẩn, hãy thật nhẹ nhàng. Vì bạn có thể làm lỏng các mối chỉ thêu chữ thập.

Xả nhẹ lại bằng nước lạnh hoặc nước đá lạnh. Hãy dùng một lượng nước thật nhiều, nhúng đi nhúng lại nhiều lần.

Tuyệt đối không được vắt, chà mạnh tranh. Sau khi giặt xong, hãy trải rộng tranh trên mặt phẳng, chờ khô tự nhiên.

Lưu ý, tuyệt đối không phơi tranh dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Tranh dễ bị co rút và bạc màu, rất mất thẩm mỹ.

Khi tranh khô khoảng 70 – 80%, bạn có thể đem tranh đi là phẳng, đẩy nhanh tốc độ khô, giữ cho màu tranh tươi tắn, không bị bạc.

Nếu bạn chưa lồng khung ngay, hãy cuốn mặt được thêu của tranh vào trong và bọc lại cất cẩn thận, tránh để bụi vào.

Trong quá trình giặt, hãy thật nhẹ nhàng, không chỉ chú ý phần màu sắc, các mối chỉ của bạn rất có thể bị lỏng, cẩn thận là điều người dùng cần lưu ý. Với cách giặt tranh thêu chữ thập hiệu quả trên, hi vọng mọi người sẽ có được cho mình những bức tranh thêu đẹp như ý để lồng kính rực rỡ.

Cách Giặt Tranh Thêu Chữ Thập Nhanh, Sạch, Đẹp Chỉ Với 6 Bước

➣ Kích thước máy giặt phổ biến nhất hiện nay

➣ Cách tẩy vết bùn đất trên quần áo từ A – Z cho các mẹ

Công đoạn cuối cùng để hoàn thành một bức tranh thêu chữ thập ưng ý nhất đó chính là giặt tranh thêuvà lồng khung tranh. Thêu tranh chữ thập không hề khó, tuy nhiên, giặt tranh lại không hề đơn giản. Nếu không biết cách giặt các sợ chỉ màu sẽ bị lem ra phần trắng của vải và độ bền của sợ chỉ theo năm tháng sẽ bị giảm dần. Vậy cách giặt tranh thêu chữ thập thế nào cho đúng cách mà không bị lem màu?

Chuẩn bị trước khi giặt tranh thêu chữ thập

Bước 1: Giặt tranh thêu chữ thập bằng tay

Bạn ngâm tranh thêu trong nước lạnh và sử dụng một ít xà phòng để chà nhẹ bằng tay. Lưu ý, không dùng nước nóng hoặc ấm để giặt tranh, tránh làm mất màu và hỏng sợ chỉ. Tương tự, cũng không dùng loại xà phòng có chất tẩy mạnh.

Bước 2: Rửa thật sạch

Nếu bạn lo lắng màu vẽ ở tranh chưa phai đi thì hãy ngâm và rửa lâu hơn một chút.

Bước 3: Làm ráo nước

Bạn bóp nhẹ cho nước trên tranh được ráo hết, tránh tạo nếp gấp. Sau đó hãy trải tấm tranh phẳng trên một cái khăn trắng sạch. (Lưu ý phải chọn khăn trắng để tránh màu của khăn lem ra bức tranh.)

Bước 4: Làm khô tranh thêu bằng khăn trắng

Bạn cuộn tròn tranh với khăn lại. Toàn bộ số nước còn đọng lại trên bức tranh sẽ được làm khô bằng khăn trắng.

Bước 5: Phơi tranh

Mở tấm khăn ra và bắt đầu công đoạn làm khô tranh bước cuối cùng. Quá trình khô này sẽ mất khoảng vài giờ đồng hồ. Treo tranh bằng kẹp lên dây phơi, không vắt ngang qua dây sẽ làm tạo nếp ở bức tranh.

Bước 6: Là tranh, làm khô tranh thêu bằng bàn là

Tiếp tục trải tranh lên trên bàn và đặt một tấm khăn mỏng lên trên. Bật bàn là ở chế độ nóng vừa phải và bắt đầu là khô tranh thêu.