Xem Nhiều 3/2023 #️ Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 9 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trang phục của hướng dẫn viên (HDV) phải gọn đẹp, phù hợp với loại hình du lịch, lộ trình tham quan. Ngoài ra, trang phục cũng cần phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian du lịch. Ví dụ, khi leo núi, xuyên rừng phải mặc những trang phục thoải mái dễ chịu, dễ hoạt động. Hay khi dự các buổi lễ hội ở những nơi tôn nghiêm, phải mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Màu sắc của quần áo, váy cũng cần màu tao nhã phù hợp. Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, HDV du lịch thường có đồng phục theo hãng. Lưu ý giày dép của HDV khi hành nghề phải có ma sát chống trơn tốt, luôn lau chùi sạch sẽ.

Nhìn chung, HDV cần có trang phục phù hợp vừa thể hiện được bản sắc dân tộc vừa lịch sự, gây được thiện cảm. HDV cũng cần phải chú ý đến tâm lý, phong tục tập quán ăn mặc ở mỗi vùng miền, quốc gia sẽ đến cho phù hợp. Đặc biệt, khách từ các nước: Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục.

Đối với nữ HDV du lịch cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự. Tuy nhiên cần phù hợp với gương mặt, hình thể, màu da của mình. Về độ dài hay kiểu tóc, HDV cũng cần lựa chọn kiểu tóc phù hợp. Tóc luôn phải được chải gọn gàng, sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn.

Hành nghề HDV du lịch bạn cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho. Khi sử dụng nước hoa nên tránh sử dụng mùi thơm nồng. Hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa. Tốt nhất không nên dùng nước hoa khi không cần thiết.

Tiêu chuẩn trang phục của hướng dẫn viên du lịch luôn phải đảm bảo gọn gàng, lịch sự và phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài trang phục, thái độ và tác phong làm việc cũng góp phần quyết định sự thành công của HDV du lịch. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách. Với những người đã học trái ngành du lịch, bạn có thể đăng ký học chứng chỉ HDV du lịch bằng cách nộp hồ sơ đăng ký tại:

Địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 0933 827 837 – 02432 97 96 96

Trang Phục Và Tư Thế Chuẩn Mực Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Bất cứ người làm dịch vụ du lịch nào cũng phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp với công việc đòi hỏi, nhưng nhân viên phục vụ bàn và nhân viên đón tiếp trong các khách sạn, các đại lý du lịch và Hướng dẫn viên là những người trực tiếp phục vụ, gặp gỡ với khách du lịch cần phải có trang phục chuẩn mực nhất. Trang phục có thể là đồng phục cơ quan, theo thời tiết hay theo loại hình du lịch. Khi thực hiện hướng dẫn cho khách theo loại hình du lịch thể thao, du lịch leo núi mạo hiểm thì Hướng dẫn viên cần có trang phục gọn, thuận tiện. Nhưng khi thực hiện hướng dẫn theo loại hình du lịch lễ hội, tâm linh cần phải có trang phục trang trọng, lịch sự.

Nhìn chung, hướng dẫn viên cần có trang phục vừa hiện đại, phù hợp, vừa thể hiện bản sắc dân tộc của mình, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với khách du lịch, gây được thiện cảm với khách du lịch. Một Hướng dẫn viên thạo nghề sẽ chú ý đến tâm lý, phong cách ăn mặc của khách du lịch ở các quốc gia khác nhau. Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục là ví dụ cho những quốc gia rất coi trọng việc ăn mặc.

Giày dép của Hướng dẫn viên khi hành nghề phải tốt để có ma sát chống trơn, luôn được lau chùi sạch sẽ. Trong các lần di chuyển trên thang máy, đi dự tiệc tối hay các bữa tiệc có tính chất long trọng, Hướng dẫn viên cần chú ý kỹ hơn đến trang phục. Màu sắc của quần áo, váy cần màu tao nhã. Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, Hướng dẫn viên du lịch có xu hướng sử dụng váy màu đậm, quần áo màu sáng. Có trang phục gọn đẹp, hướng dẫn viên cần khuyến khích khách ăn mặc cho phù hợp với loại hình du lịch và lộ trình tham quan (khi leo núi, xuyên rừng hay dự các buổi lễ hội ở những nơi tôn nghiêm,…) phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian diễn ra chuyến du lịch.

Về nguyên tắc, hướng dẫn viên du lịch cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự nhưng cần phù hợp với gương mặt, hình thể, màu da của mình. Hướng dẫn viên cần có kiểu tóc, độ dài tóc hợp lý và chải tóc gọn gàng, sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn. Cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho, mùi thơm của cây cỏ tự nhiên được ưa chuộng hơn là nước hoa, nói chung nên tránh sử dụng nước hoa khi không cần thiết hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa.

Trang phục của Hướng dẫn viên là yêu cầu nghiệp vụ nhằm làm cho khách có thiện cảm, hòa đồng, tôn trọng và tín nhiệm Hướng dẫn viên. Các tư thế của Hướng dẫn viên đòi hỏi phù hợp với loại hình du lịch, phương tiện di chuyển địa hình có đối tượng tham quan. Những yêu cầu chung với Hướng dẫn viên về các tư thế như sau:

1.Phải tự nhiên khi trước mặt du khách và ngẩng đầu vừa phải, ngay ngắn, tỏ rõ sự lịch thiệp, trang trọng và thân tình.

2.Khi di chuyển không vội vàng hấp tấp hay rề rà, chậm chạp và không chạy không nhảy chân sáo, cần chú ý tới các vật cản, vướng trên đường di chuyển.

3.Thế đứng luôn cân bằng, trọng lượng phân bố đều trên hai chân, lưng thẳng, tay tự nhiên (ngay cả khi cầm micro).

4.Không cho tay vào túi áo, túi quần, không dựa vào tường, cây vào các vật khác nhau khi đang thuyết trình ở mặt đất

5.Cần đứng hay ngồi ở vị trí để khách có thể nghe và thấy rõ Hướng dẫn viên nhưng không che lấp đối tượng cần quan sát, chỉ dẫn và không gây cản trở cho người qua lại.

Trong những hoàn cảnh khác nhau như kiểm tra sự bảo đảm của chất lượng, số lượng của các dịch vụ du lịch theo hợp đồng, giải quyết các tình huống phát sinh, thư giãn, mua sắm giúp khách, Hướng dẫn viên có thể có các tư thế tương đối thoải mái hơn, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách.

Những Tiêu Chuẩn Cần Thiết Cho Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Hiện nay, mọi người hầu hết đều có đam mê du lịch, khám phá thế giới xung quanh. Thế nên ngành du lịch đang diễn ra rất sôi động từ những nơi hoang vu, vắng vẻ, yên tĩnh tới những nơi tấp nập, ồn ào, hiện đại. Và trong những chuyến đi này, hướng dẫn viên du lịch là một nhân vật vô cùng quan trọng. Giới trẻ – những con người năng động, đam mê du lịch, khám phá và tự tin giao tiếp sẽ không thể bỏ qua ngành Hướng dẫn viên du lịch. Nhưng khi quyết định theo đuổi ngành nghề này bạn đã biết rõ các tiêu chuẩn của ngành Hướng dẫn viên du lịch?

Hướng dẫn viên du lịch là gì?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ bản chất của lĩnh vực này như thế nào. Hướng dẫn viên du lịch là ngành làm về dịch vụ du lịch, tự tin giao tiếp trình bày về những thông tin chính xác về lịch sử, văn hóa, giá trị,… của một địa điểm, di tích, di sản,…bằng một hoặc nhiều ngoại ngữ, tùy thuộc vào khả năng của bạn.

Ngành Hướng dẫn viên du lịch học gì?

Bạn sẽ được trang bị lượng kiến thức khổng lồ về về địa lý, lịch sử văn hóa, hiểu các đặc điểm, giá trị của các tài nguyên du lịch. Bạn được đào tạo thành thạo nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế và điều hành Tour, nghiệp vụ thanh toán, kế toán, và thực hành hướng dẫn du lịch. Bạn được rèn luyện các kỹ năng mềm để giao tiếp, làm việc, thấu hiểu khách hàng, giải quyết tình huống. Và ngoại ngữ là một điều cần thiết của ngành này, giỏi ngoại ngữ đặc biệt là giao tiếp, đó chính là một lợi thế của bạn. Ngoại ngữ tốt, bạn sẽ được dẫn khách ngoại quốc hoặc đi tour ở nước ngoài, … Nó đồng nghĩa với mức lương và cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rất cao.

Ngành Hướng dẫn viên du lịch làm gì?

Nếu theo đuổi lĩnh vực này, tương lại bạn sẽ là một hướng dẫn viên du lịch toàn tuyến hoặc chuyên nghiệp (tour guides), hướng dẫn viên tại điểm tham quan (on site guides), hướng dẫn viên địa phương/ thành phố (city guides) hay trở thành nhân viên các công ty du lịch lữ hành hoặc nhân viên tổ chức các sự kiện.

Tiêu chuẩn của ngành Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch được xem là một ngành được rất nhiều bạn trẻ đam mê du lịch theo đuổi, bởi bạn thường xuyên được đi du lịch không những không mất phí mà còn được nhận lương, thưởng khá cao. Nhưng bạn sẽ đối mặt với sự căng thẳng, các tình huống sự cố bất ngờ, thời gian làm việc không cố định,…và đặc biệt là vốn kiến thức vô cùng sâu rộng.

Kỹ năng giao tiếp, trình bày thuyết phục: khi theo đuổi lĩnh vực này, chắc chắn bạn phải là người có khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt và tự tin trước đám đông. Bạn cần phải chuẩn bị, sắp xếp nội dung mà bạn sẽ truyền đạt tới khách hàng một cách hợp lý để tạo cảm tình tốt với mọi người và tạo sự lôi cuốn từ khách hàng tới bài trình bày của mình suốt chuyến đi.

Khả năng xử lý tình huống nhạy bén: Đây là điều luôn có trong công việc của bạn, các tình huống, sự cố luôn xuất hiện một cách đột ngột. Bạn cần phải trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để có thể xử lý những tình huống một cách hoàn hảo nhất.

Giao tiếp ngoại ngữ tốt: Bạn muốn thăng tiến trong lĩnh vực này thì điều không thể thiếu chính là ngoại ngữ, bạn càng giỏi nhiều ngôn ngữ thì mức lương của bạn không bao giờ thấp và cơ hội mở rộng nghề nghiệp của bạn rất lớn.

Luôn mỉm cười, vui vẻ: mặc dù bạn đang phải dẫn khách dưới cái nắng gay gắt của mùa hè hay sự lạnh lẽo của mùa đông hoặc cuối buổi mọi người đã mệt mỏi thì bạn luôn phải nở nụ cười và giúp đỡ khách hàng của mình một cách thân thiện và lịch sự.

Kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm: Không chỉ các ngành nghề khách, Hướng dẫn viên du lịch cũng cần làm việc theo nhóm, tập thể. Mọi người tác động, hỗ trợ lẫn nhau để công việc hoàn thành tốt nhất.

Hiều rõ các điều Luật: Bạn cần phải nắm rõ các luật, lệ của từng nơi, hay các nội quy, quy định của nơi bạn dẫn để có thể dẫn khách đi tham quan mà không gặp phải sự cố nào.

Sức khỏe tốt: Yêu cầu không thể thiếu của một hướng dẫn viên du lịch là sức khỏe tốt và không say xe. Bạn thường xuyên phải di chuyển và nói liên tục cả ngày, ngay cả trên xe, bạn cũng phải tổ chức các chương trình, hoạt động để du khách cảm thấy thích thú với chuyển đi.

Ngành Hướng dẫn viên du lịch là một ngành công nghiệp không khói, đang rất phát triển và có tiềm năng trong nền kinh tế hiện nay. Nếu bạn đã hiểu rõ về lĩnh vực này và có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, thì bạn có thể tự tin theo đuổi ngành Hướng dẫn viên du lịch sôi động này.

Hướng Dẫn Chuẩn Bị Trang Phục, Vật Dụng Khi Đi Du Lịch Thái Lan

Khi chọn trang phục để du khách mang theo trong một chuyến đi, hãy xem xét nhu cầu của du khách là gì và muốn đến những đâu. Nếu nó là một chuyến đi kinh doanh kết hợp với du lịch, du khách có thể cần phải mang theo vài bộ com-lê. Nếu nó là một ngày nghỉ cuối tuần tại bãi biển, du khách có thể không cần bất cứ điều gì nhiều hơn ngoài quần short và một vài bộ quần áo tắm.

Nếu du khách muốn thăm viếng những đền chùa, hoàng cung, thì nhất thiết phải chuẩn bị những bộ trang phục kín đáo, lịch sự. Thái Lan là xứ sở của chùa vàng, của những cung điện nguy nga mà ai cũng muốn một lần ghé qua. Nằm trong quần thể kiến trúc hoàng gia nổi tiếng tại Thái Lan, Cung điện mùa hè Vimanmek Mansion là nơi vô cùng xa hoa, được xây dựng để vua Rama V nghỉ ngơi. Để đảm bảo sự tôn nghiêm, nơi đây có những quy định gắt gao và du khách cần chú ý để chuẩn bị trang phục. Du khách cần mặc nghiêm chỉnh, không hở hang, quần hoặc váy phải dài ít nhất quá đầu gôi và không được bó, áo kín cổ và không hở nách. Khi đi qua cửa kiểm soát nếu du khách không mặc đúng quy định sẽ không được quyền vào thăm cung điện, hoặc bắt buộc phải mua chiếc khăn sarong Thái với giá khoảng 100 bath. Bên cạnh đó, du khách sẽ bị yêu cầu cởi giầy/ dép ở bên ngoài để đi chân không vào Cung điện. Vì vậy để “thủ tục” này nhanh gọn, du khách nên đi dép tông.

Cũng giống như Cung điện, các đền chùa tại Thái Lan cũng yêu cầu du khách mặc kín đáo, nhưng nếu du khách lỡ mặc váy ngắn hay quần sooc, một số chùa sẽ có tủ đựng khăn để du khách mượn quàng vào. Để chủ động nhất, hãy mang theo một chiếc khăn mỏng bản to khi đi thăm những nơi tôn nghiêm này. Bên cạnh đó, du khách chẳng cần đem theo camera hay máy ảnh khi đến đền chùa cho nặng hành lý, bởi đa số đền chùa không cho phép chụp ảnh.

2. Chuẩn bị hành lý đối phó với thời tiết.

Mùa du lịch cao điểm tại Thái Lan là mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Thời tiết nắng nóng kéo dài từ sáng tới tối. Vì vậy, du khách không nên quên mang theo áo chống nắng, kem chống nắng và mũ để tránh cảm nắng và hại da. Bên cạnh đó kính râm cũng là “must- have- item” vì vừa đỡ chói mắt, lại còn hỗ trợ du khách có những bức ảnh du lịch cực ngầu.

Cũng giống như thời tiết ở miền Bắc Việt Nam, ở Thái Lan khi đã mưa, đa số là mưa rào, mưa to và dai dẳng vì vậy các du khách nhớ đem theo áo mưa và ô để tiện đi lại. Hơn thế nữa những chiếc túi nilon hay bao chống thấm sẽ rất hữu dụng để bảo quản đồ điện tử không bị nước mưa thấm vào gây hư hại.

3. Những vật dụng hỗ trợ việc mua sắm.

Chắc chắn đến Thái Lan không ai có thể cưỡng nổi việc mua sắm: mua quà lưu niệm, mua đồ điện tử, mua dầu gội đầu, mua đồ ăn vặt Thái Lan… Có rất nhiều du khách đã mua sắm vượt quá số tiền mình mang theo, phải vay cả hướng dẫn viên, quẹt thẻ visa hoặc đổi thêm tiền bath. Bởi vậy để việc mua sắm trong tầm kiểm soát và hợp lý, trong hành lý du khách nhớ chuẩn bị sẵn và đem theo danh sách đồ sẽ mua, những người cần mua quà tặng, cùng số tiền ước tính tính chi tiêu rõ ràng.

Đừng quên đem theo một vài chiếc túi vải chắc chắn để phòng trường hợp vali của du khách không đủ chỗ cất hàng hóa. Ở khách sạn tại Thái Lan thường có những chiếc máy cân hành lý tự động giúp hành khách cân đối không bị vượt quá số kg hành lý cho phép. Bởi vậy trong quá trình mua sắm, khi được giả lại một số tiền lẻ bằng đồng xu Thái Lan, hãy nhớ để dành hoặc giữ lại vài đồng xu 5 bath.

4. Những chú ý khi mang theo tiền.

Ngoài mang theo vali, du khách nên chuẩn bị một chiếc túi xách nhỏ có quai đeo dài để đựng ví tiền hay điện thoại khi du lịch trong thành phố. Chú ý không nên để túi đằng sau lưng mà nên đeo trước ngực tránh bị mất cắp.

Về tiền tệ, tốt nhất du khách nên mang theo cả tiền bath Thái, tiền Việt Nam và thẻ visa. Tiền bath để tiêu tại Thái Lan còn tiền Việt để phòng thân trên quãng đường từ Thái về Việt Nam. Visa sẽ rất hữu dụng khi muốn chi tiêu vượt quá số tiền mặt đem theo. Không nên để tiền tập trung tại một nơi. Du khách nên để thẻ visa nên là vật bất ly thân như hộ chiếu, luôn luôn mang theo bên mình. Tiền nên chia thành hai phần, một phần cất ở nơi đựng thẻ visa, một phần để túi quần hoặc túi đeo trên người. Nên chọn mặc loại quần có túi sâu đề phòng mất cắp.

5. Một số lưu ý quan trọng khác khi chuẩn bị trang phục.

– Trang phục mặc khi đi du lịch Thái Lan cần phải được thoải mái, phù hợp và đẹp. Sẽ thật tuyệt nếu như du khách thật phong cách và thu hút ở một nơi hoàn toàn xa lạ, nhưng du khách không muốn sự xuất hiện của mình sẽ nổi bật thu hút nhiều sự chú ý. Trang phục du lịch cũng phải dễ được làm sạch, chống bám bẩn và khó nhăn.

– Nên chọn quần có có thể được giặt bằng tay, khô một cách nhanh chóng và không nhăn. Nếu du kháchn có thể tự giặt quần áo của mình ở khách sạn, đảm bảo rằng nó sẽ khô vào sáng sớm, và bạn sẽ không cần phải mang theo quá nhiều quần áo. Ngay cả khi bạn không tự giặt, du khách cũng có thể nhanh chóng loại bỏ những vết bẩn khỏi quần áo. Chọn những loại quần áo cùng kiểu để du khách có thể kết hợp chúng lại với nhau. Mặc quần áo theo lớp, để du khách có thể cởi ra hay mặc thêm vào khi nhiệt độ thời tiết thay đổi. Bằng cách này du khách có thể để những chiếc áo khoác nặng trịch ở nhà.

– Hạn chế mang theo quá nhiều giày. Giày dép rất nặng và chiếm nhiều diện tích. Giày đen là một phụ kiện không thể thiếu, nó có thể kết hợp với mọi loại quần áo. Những loại quần áo có thể tùy biến được cũng là một ý tưởng hay. Những chiếc áo dài tay và quần dài có khóa sẽ biến thành những chiếc quần short ngắn hay gi-lê, thích hợp cho những buổi sáng lạnh lẽo, cũng như những buổi trưa nắng nóng. Túi rất quan trọng trong trang phục đi du lịch. Bạn luôn cần một nơi để giữ đồ khi đi du lịch. Túi lớn có khóa thì rất lỳ tưởng để giữ hộ chiếu, vé máy bay và tiền…

– Không nên mặc quần áo quá gợi cảm ở những nơi công cộng.

– Không mặc áo thun với những hình ảnh thô tục hay những lời nói xúc phạm.

– Không nên mặc những trang phục phá cách, vì sẽ khiến du khách trở thành mục tiêu cho bọn móc túi và trộm cắp.

Nếu du khách thực hiện một chuyến du lịch Thái Lan hay ở bất kỳ một quốc gia nào khác thì các nguyên tắc chọn chuẩn bị trang phục đều giống nhau. Hi vọng rằng, với những chia sẻ trên, du khách sẽ có được một đi suôn sẻ và với nhiều điều thú vị.

Bạn đang xem bài viết Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!