Xem Nhiều 3/2023 #️ Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Ăn Ngoan, Phát Triển Vượt Trội # Top 6 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Ăn Ngoan, Phát Triển Vượt Trội # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Ăn Ngoan, Phát Triển Vượt Trội mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi giúp quá trình phát triển toàn diện của của trẻ nhỏ. Trong giai đoạn 1 tuổi thì đứa bé sẽ vẫn tiếp tục uống sữa mẹ nhưng sự phụ thuộc hoàn toàn đã mất dần đi. Trong giai đoạn này những đứa trẻ đã có thể bắt trước người lớn tập nói những từ đơn giản như baba, mama… và vịn vào đồ vật để tập đi, tập chạy do đó chúng cần rất nhiều năng lượng để hoạt động nhưng không phải cứ cho ăn gì cũng được.

Vì vậy các bà mẹ cần tìm hiểu kĩ lưỡng thực đơn cho bé 1 tuổi nhằm đáp ứng được cho sự phát triển bình thường của bé tránh được tình trạng còi xương, biếng ăn, suy dinh dưỡng và chậm tăng cân trong giai đoạn này.

Một tuổi là tuổi bắt đầu những bữa ăn dặm của bé, đây là những bữa ăn vô cùng quan trọng. Vì vậy, người mẹ cần xây dựng một thực đơn khoa học đầy đủ dưỡng chất như tăng cường canxi, chất béo, chất đạm vào thực đơn hằng ngày của bé 1 tuổi để giúp con ăn ngon và khỏe mạnh.

1. Điều cần chú ý khi xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi

* Đảm bảo đủ cho trẻ 3 bữa chính/ngày

* Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm,…)

* Chất béo (dầu ăn, mỡ động vật) rất cần để có thể hấp thụ tốt các vitamin

* Vitamin có nhiều trong rau củ quả tươi xanh

* Uống sữa (sữa mẹ, sữa cong thức, sữa tươi, sữa chua….) tốt cho sự phát triển trí não, tăng cường sức đề kháng, chiều cao, cân nặng.

Những thực phẩm dành cho trẻ ở lứa tuổi này đặc biệt cần chú ý phải thật sự tươi ngon, ít đường. Thực phẩm cho trẻ cũng nên có màu sắc bắt mắt, đa dạng nhằm gây sự chú ý, hứng khởi tò mò để trẻ thích thú mà ăn nhiều.

– Tinh bột (gạo): 100 – 150g

– Thịt, cá, tôm: 100 – 120g

– Trứng 3-4 quả/tuần chỉ ăn một bữa trong ngày

– Rau xanh: 50 – 100g

– Trái cây chín: 150 – 200g

– Dầu mỡ: 25 – 30g

– Sữa: 600 – 800ml/ngày

Tùy vào sức ăn của mỗi bé mà lượng thức ăn có thể thay đổi tăng hoặc giảm. Không nên bắt bé ăn qua nhiều chỉ vì muốn bé tăng cân mà khi bé đã no hoặc có dấu hiệu không muốn ăn.

Chắc hẳn việc xây dựng lên một kế hoạch ăn uống đầy đủ và khoa học cho thời kì ăn dặm của bé là vô cùng khó khăn cho nhiều bà mẹ. Nhưng nếu không làm điều này bạn sẽ nhận lại là hình ảnh con mình còi xương, suy dinh dưỡng, hơn thế nữa là không thông minh. Để làm giảm stress cho các ông bố bà mẹ khi bước vào giai đoạn mà ai cũng sợ hãi này thì sau đây sẽ là thực đơn cho bé 1 tuổi khoa học và đa dạng.

3. Những món cháo cho bé 1 tuổi

* Cháo thịt heo rau ngót:

– Nguyên liệu: 30g thịt heo nạc, 30g rau ngót, nước mắm, hành lá, 2/3 bát cháo đặc, dầu ăn

– Cách làm: + Thịt heo làm sạch băm nhỏ

+ Rau ngót rửa sạch say nhuyễn ray lấy nước

+ Hành lá rửa sạch băm nhỏ

+ Sau khi làm sạch tất cả cho thịt heo vào xào với hành lá nước mắm, dầu ăn đến khi chín thì mang ra bát

+ Cháo đặc cho vào nồi rồi đổ nước rau ngót vào lên đun sôi 3-5 phút thì đổ thịt heo vào chộn đều, nêm vừa ăn (không nên cho trẻ ăn quá mặn) đợi sôi lại thì tắt bếp mang ra để nguội.

* Cháo thịt bò – bí đỏ – phô mai:

– Nguyên liệu: 15g gạo nếp, 20g gạo tẻ, thịt bò, 50g bí đỏ, bột tỏi, hạt nêm, 15g phô mai

– Cách làm: + Bí bỏ vỏ cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo

+ Thịt bò băm nhỏ ướp với tỏi hạt nêm tầm 5 – 10 phút rồi mang lên xào chín

+ Cháo bí chín thì xúc ra bát cho thịt bò và phô mai cắt nhỏ lên trên để bé thưởng thức

* Cháo chim bồ câu hầm hạt sen với nấm hương

– Nguyên liệu:1con bồ câu, 50g gạo nếp với gạo tẻ, 15g hạt sen, 5g nấm hương

– Cách làm: + Cho chim và gạo vào hầm cùng nhau đến khi chín nhừ cho ngọt cháo

+ Hạt sen và nấm hương đem rửa sạch rồi luộc chín

+ Hạt sen lấy thìa say nhuyễn, nấm hương băm nhỏ

+ Gỡ thịt chim rồi băm nhỏ

+ Bắc lại nồi cháo lên cho hạt sen nấm hương thịt chim vào khuấy đền cho sôi lại rồi tắt bếp

* Cháo vịt và khoai sọ

– Nguyên liệu: 1 đùi vịt, 1 củ khoai sọ, gạo, mắm, hạt nêm, hành hoa

– Cách làm: + Vịt làm sạch rồi cho gạo vào nấu thành cháo

+ Khoai sọ gọt vỏ hấp nhừ hoặc luộc

+ Gỡ thịt vịt rồi băm nhỏ, khoai sọ lấy thìa nghiền nhuyễn

+ Cho thịt vịt với khoai vào nấu đều rồi cho mắm hạt nêm vừa đủ ăn

+ Hành hoa rủa sạch băm nhỏ cho vào nồi cháo trước khi tắt bếp

* Cháo óc heo rau ngót

– Nguyên liệu: Rau ngót, óc heo,gạo, mắm, hạt nêm

– Cách làm: + Óc heo đem về lọt sạch lớp màng

+ Lấy óc heo hầm cách thủy, chín đem ra lấy thìa tán nhuyễn

+ Rau ngót rửa sạch rồi băm hoặc say nhuyễn

+ Cho hỗn hợp óc heo, rau ngót vào cháo vào nấu cho sôi tầm 5 phút bắc ra để nguội

Thường thì các ông bố bà mẹ sẽ chọn nấu cháo cho con thay vì cho con ăn cơm. Bỏi vì một phần là con dễ ăn và bó mẹ yên tâm. Thế nhưng các bạn hãy thử nấu cơm một lần xem thái độ của bé như thế nào. Rất nhiều bé thích nhai thay vì nuốt chửng như ăn cháo. Vì vậy, sau đây là thực đơn cho bé 1 tuổi ăn thô tốt

4. Thực đơn đa dạng với những bé ăn thô tốt

* Thực đơn số 1:

– Món chính: Cơm 3 màu, tim gam gà xào ớt chuông rau củ, thịt chiên bơ

– Món phụ : Bánh táo pho mai

– Món rau : Rau mùng tơi

– Món tráng miệng : Dưa hấu

* Thực đơn số 2 :

– Món chính : Cơm trắng, cà ri thịt sườn

– Món phụ : Đậu phụ sốt rau củ

– Món rau : Cải bắp luộc

– Món tráng miệng : Táo

* Thực đơn số 3 :

– Món chính : Cơm nát, cá quả sốt cà chua

– Món phụ : Bánh bí đỏ

– Món rau : Cải nấu khoai sọ

– Món tráng miệng : Chuối tiêu chín

* Thực đơn số 4 :

– Món chính : Cơm nát sốt pho mai rau củ, viên khoai sang lăn vụn dừa

– Món rau : Rau cải nấu hào

– Món tráng miệng : Măng cụt

* Thực đơn số 5 :

– Món chính : Cơm rắc bột đậu, cá kho chuối

– Món rau : Rau cải xào hành tây

– Món tráng miệng : Sinh tố xoài

* Thực đơn số 6 :

– Món chính : Cơm sườn rau củ quả

– Món rau : Canh măng tây

– Món tráng miệng : Sữa chua hoa quả

* Thực đơn số 7 :

– Món chính : Cơm cuộn dong biển, thịt viên chiên

– Món rau : Khoai sọ nấu cải xanh

– Món tráng miệng: Sinh tố bơ

* Thực đơn số 8:

– Món chính: Cơm nát, tim heo hạt sen nấm hương hầm cách thủy

– Món rau : Su su, cà rốt, củ cải luộc

– Món tráng miệng: Thanh long

* Thực đơn số 9:

– Món chính: Cơm nắm trộn dầu gấc, gan heo xào hành tây

– Món rau: Rau lơ xanh luộc, mướp nấu tép

– Món tráng miệng: Kiwi

* Thực đơn số 10:

– Món chính: Cơm trắng, sườn non hầm khoai sọ

– Món rau: Canh cải bắp

– Món tráng miệng: Nho đen

Samya mong muốn với chia sẻ về thực đơn cho bé 1 tuổi sẽ giúp cho việc chăm sóc bé của các mẹ được tốt hơn. Và cũng mong răng, ngoài việc chăm sóc tốt cho bé thì các mẹ hãy dành thời gian chăm sóc cho bản thân mình với các sản phẩm giúp bảo vệ vùng kín từ thiên nhiên của Samya.

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Để Con Phát Triển Toàn Diện

Xây dựng khẩu phần và thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng là một trong những việc vô cùng quan trọng. Vì đây được xem là 2 “yếu tố vàng” giúp bé có đủ dinh dưỡng để phát triển. Để bé phát triển một cách toàn diện, khỏe mạnh và tăng cân đều, mẹ cần xây dựng một khẩu phần và thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi thật khoa học, chi tiết và cụ thể.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Khi bé được 8 tháng tuổi nhu cầu về dinh dưỡng đã tăng lên đáng kể. Lúc này, lượng dinh dưỡng tối thiếu bé cần được cung cấp mỗi ngày là khoảng 500 ml sữa/ ngày cộng với khoảng 3 bữa bột/ cháo rây/ ngày. Trong đó hàm lượng mỗi bữa ăn dặm là khoảng 200 ml.

Với hàm lượng dinh dưỡng như trên, bé nên được cho 2 – 3 bữa ăn dặm/ngày. Lúc này, bữa ăn dặm đã trở thành bữa ăn chính và có thể đan xen nhiều bữa phụ. Bữa ăn phụ có thể là những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé như sữa chua, phô mai, váng sữa…

Về chế độ dinh dưỡng, bé phải được đáp ứng đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất… tương đương với mỗi ngày trẻ cần khoảng”

50 – 60g thịt/ tôm/cá…,

50 – 60g gạo tẻ trắng,

15g dầu/ mỡ và một lượng tương đối lớn rau xanh, trái cây…

Trong đó, các thực phẩm như trái cây, thịt rau vẫn cần được xay nhuyễn, nghiền nhỏ để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, mẹ cần duy trì cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây và thịt xay vì những thức ăn này giúp bé dễ nuốt và cung cấp một số chất dinh dưỡng như: carbohydrate, protein, vitamin A, vitamin C , chất xơ… rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thông thường, các mẹ sẽ xây dựng thực đơn ăn dặm theo hai phương pháp chủ yếu. Một là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của viện dinh dưỡng. Hai là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật. Tuy nhiên, tạm thời trong bài sẽ không chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật mà ưu tiên của viện dinh dưỡng trước.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của viện dinh dưỡng

1/ Cháo thịt heo bí đao

Nguyên liệu:

Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

Bí đao (Gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước mắm: Có thể thêm một ít, tuy nhiên mẹ có thể cho bé ăn không cần nêm thêm gia vị trong giai đoạn này.

Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến:

Hòa thịt với nước cho tan đều. Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao vào. Đun đến khi bí mềm thì nhắc xuống và để cho bớt nóng. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, thêm nước mắm (nếu cần) và cho bé thưởng thức.

2/ Cháo thịt heo, nấm rơm

Nguyên liệu:

Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh

Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến:

Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo. Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt. Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Nguyên liệu:

Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

Cà rốt (luộc chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh

Cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến:

Đổ bột vào nước ấm khuấy đều cho đến khi bột mịn nhuyễn. Trộn cá, cà rốt, nước nắm, dầu ăn vào bột đã pha (hoặc cháo) và cho bé thưởng thức.

4/ Cháo thịt heo cải ngọt

Nguyên liệu:

Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

Cải ngọt (băm nhuyễn): 1 muỗng canh

Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước mắm: một ít

Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến:

Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho cải ngọt vào nấu chín mềm, bắc xuống để bớt nóng. Trộn vào cháo hoặc bột, thêm dầu ăn và nước mắm rồi cho bé thưởng thức.

Nguyên liệu: thịt bò, bí đỏ, 1 củ hành nhỏ, bơ (1 thìa cà phê thay cho dầu ăn), kem tươi, rau mùi (ngò), xương sườn hầm lấy nước dùng

Cách làm:

Thịt bò, bí đỏ rửa sạch xay nhỏ

Ðể bơ vào chảo đun hơi nóng, hành tây thái nhỏ cho vào chiên

Cho thịt bò vào đảo một lát rồi cho bí đỏ đã thái nhỏ vào xào tiếp.

Ðổ nước xương hầm xấp xấp mặt rồi đậy vung vừa lửa tới khi thấy bí bở ra là được.

Dùng máy xay cả cái lẫn nước cho nhuyễn đều.

Nêm nước mắm hoặc muối I-ốt, nấu sôi lại. Trước khi bắc nồi xuống, bỏ rau mùi băm nhỏ vào, quấy đều. Khi ăn múc ra bát hoặc đĩa sâu lòng, bỏ thêm 1 thìa kem tươi.

6/ Cháo thịt gà cà rốt

Nguyên liệu: thịt gà, gạo tẻ ngon: dẻo, thơm, cà rốt. Dầu thực vật, nước, muối I ốt.

Cách làm

Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín.

Dùng nước luộc gà ninh nhừ gạo thành cháo.

Xé thịt gà đã luộc rồi xay nhỏ hoặc băm nhuyễn.

Cà rốt nạo vỏ và rửa sạch, luộc chín, nên luộc ít nước. Khi chín mẹ nên dùng thìa bào nhuyễn ra cho bé

Cho thịt gà cùng cà rốt đã chuẩn bị vào cháo (nấu 1 bát con cháo cho bé, nên thêm 2 thìa thịt gà và 2 thìa cà rốt là vừa), đánh đều, đun sôi cho sánh. Thêm 1 thìa dầu ăn, một chút muối I ốt (lượng bằng hạt ngô) đảo đều trên bếp là hoàn thành xong món cháo thịt gà với cà rốt cho con yêu rồi đấy.

Thời gian biểu chuẩn cho bé ăn dặm 8 tháng tuổi

Bé từ 4-6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn.

Bé từ 7-12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, thức ăn vừa phải bằng nắm tay bé.

Bé ăn dặm – Làm thế nào để mẹ khơi dậy niềm hứng thú ở con?Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi – Đa dạng và đủ chấtPhương pháp Ăn Dặm 3in1 – Thú vị, khoa học và hiệu quả

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi

Trẻ nhỏ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần phải chú ý đến thực đơn ăn dặm để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi,giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần.

HUGGIES® sẽ đưa ra một số hướng dẫn để giúp các mẹ chuẩn bị thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu việc ăn dặm một cách dễ dàng hơn.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Bé không còn đẩy đồ ăn ra khi mẹ đút như trước đây

Bé bắt đầu tập nhai những thứ mẹ cho vào miệng

Bé bắt đầu có thói quen cầm nắm đồ vật và cho vào miệng gặm

Bé tự ngồi được mà không cần ba mẹ hỗ trợ

Bé rất thích ngồi chung với gia đình vào bữa ăn

Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, mặc dù sữa vẫn chiếm tỉ lệ ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Vì vậy mẹ nên tập cho bé ăn dặm đồng thời tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.

Hàng ngày, chế độ ăn cho bé 6 tháng tuổi cần cung cấp đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất cần thiết gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm: Bột, thịt (hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ…) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ.

Thực hiện phương pháp tô màu bát bột đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi: thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.

Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và ăn hai bữa bột xen kẽ với sữa mẹ mỗi ngày.

Để bé thích nghi dần với thức ăn mới và đảm bảo bé sẽ không bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng, mẹ hãy ghi nhớ nên cho bé ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.

Khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, sau đó mới chuyển sang bột mặn.

Hãy để cho bé thích thú với món bột bằng cách cho bé thử với một muỗng cà phê, rồi tăng lên 2, 3, 4 muỗng.

Thời gian tập cho bé 6 tháng ăn dặm thường trong vòng 2-3 ngày. Sau đó mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, cũng như độ đặc của thức ăn.

Với những bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm mẹ không nên chia ra quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa bé ăn quá ít thì sau mỗi cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần. (Gợi ý: Trẻ biếng ăn cần phải làm gì?)

Thời gian biểu ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ

Các bé ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú sữa mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau.

Những lưu ý khi nấu món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Các món ăn dặm cho bé không cần cầu kỳ hay nấu nướng quá phức tạp. Tuy nhiên, mẹ cũng cầ lưu ý một số vấn đề sau đây:

Khi nấu cháo cho bé, không nên dùng nước lạnh

Mẹ nên dùng nước nóng khi nấu cháo vì nước nóng sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo. Nếu dùng nước lạnh, chất dinh dưỡng sẽ bị nở ra và hoà tan vì khi đó, hạt gạo đã bị ngấm nước và trương lên. Bên cạnh đó, nếu dùng nước lạnh thì thời gian nấu sẽ lâu hơn và hương vị cháo sẽ không ngon.

Không nên hâm đi hâm lại cháo trong 1 ngày

Mẹ không nên nấu quá nhiều cháo trong 1 ngày, vì lúc này, bé còn nhỏ nên chưa ăn được nhiều. Nếu như mẹ lỡ tay nấu nhiều thì nên chia nhỏ số cháo còn dư và cho vào tủ lạnh chứ không nên hâm đi hâm lại nhiều lần trong một ngày. Khi hâm lại như vậy sẽ khiến chất dinh dưỡng trong cháo trước đó không còn nữa và cháo cũng không còn thơm ngon.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, nên chọn những loại thực phẩm theo mùa

Để đảm bảo được độ tươi và tránh được dư lượng của thuốc bảo quản, tăng trưởng, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa. Nếu được, mẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những loại thuốc có hại cho sức khoẻ.

Không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng

Đối với các loại thực phẩm để trong tủ đông như thịt, cá, khi mẹ lấy ra để nấu các món ăn dặm cho bé 6 tháng, tuyệt đối không dùng nước sôi để rã đông hoặc để rã đông theo nhiệt độ phòng. Nếu làm như vậy, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển, khiến thực phẩm bị hư. Nếu vẫn cho bé ăn, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy là rất cao. Bên cạnh đó, rã đông bằng nước nóng sẽ làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Để rã đông đúng cách, trước khi nấu khoảng 4-5 tiếng, mẹ nên cho xuống ngăn mát để thực phẩm được rã đông từ từ. Cách này vừa giúp thực phẩm giữ được sự tươi ngon, vừa giữ được chất dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

Gợi ý giúp mẹ thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Tìm Hiểu Cách Nấu Cháo Cho Bé Trên 1 Tuổi Giúp Bé Phát Triển Không Ngừng

Những lưu ý khi thực hiện cách nấu cháo cho bé trên 1 tuổi:

1. Những món cháo phải nấu thật ngon

Để có món cháo ngon mẹ cần chú ý tới gạo, nước, thời gian nấu. Ngoài ra, muốn cho con một phần cháo thơm ngon và dinh dưỡng nhất, mẹ có thể sử dụng nước hầm xương, nước luộc thịt, hay chỉ đơn giản là nước hầm rau củ, cũng đã tăng hương vị cho món cháo hấp dẫn hơn rồi đấy.

2. Cháo không xay nhuyễn hoặc không xay quá nhỏ

Theo những gì mình vừa chia sẻ trên thì trẻ bắt đầu bước sang 1 tuổi thì bé không cân xay cháo cho bé nữa mà có thể ăn cháo nguyên hạt. Hơn nữa cho bé ăn đồ ăn quá nhuyễn khi đã lớn sẽ làm bé trở nên thụ động, không chịu nhai, lâu dần, làm ảnh hưởng đến cách ăn uống của trẻ. Hoạt động nhai làm sản sinh ra một loại enzym tiêu hóa giúp bé ăn ngon hơn. Vì vậy, khi nấu cháo cho bé trên 1 tuổi, mẹ không cần nấu cháo quá nhuyễn, thức ăn cũng chỉ cần băm hoặc cắt nhỏ là được.

Cách nấu cháo chim bồ câu cho bé trên 1 tuổi

+ Nguyên liệu:

1 phần cơm nấu cháo cho bé

1 con bồ câu mới ra ràng

200gr tổ yến sào

200gr hạt sen

Gia vị cho bé

+ Sơ chế nguyên liệu:

– Đầu tiên, mẹ cho tổ yến đã tinh chế ngâm vào nước cho mềm và nở ra. Sau đó, mẹ nhặt sạch những chất còn bám trên tổ yến rồi rửa lại cho sạch, để ráo.

– Mẹ đem phần bồ câu đã chọn rửa sạch với muối, để ráo nước.

– Đem hạt sen ngâm nước cho mềm, sau đó, xả nước và để ráo.

+ Các bước tiến hành:

Bước 1: Mẹ dùng phần thịt bồ câu cùng hạt sen hầm với lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Đến khi bồ câu cùng hạt sen bắt đầu mềm, mẹ cho phần cơm đã chuẩn bị vào hầm chung cho mềm. Cơm đã nấu chín, mềm trước đó nên không mất nhiều thời gian của mẹ, lại đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Bước 2: Mẹ nấu cháo đến khi sôi lại thì cho phần yến sào vào hầm chung với cháo. Mẹ nấu thêm khoảng 15 phút nữa, nêm nếm thêm gia vị phù hợp theo độ tuổi của trẻ, rồi tắt bếp. Cháo bồ câu yến sào thành phẩm phải chín mềm, hài hòa và rất giàu dinh dưỡng.

Bước 3: Cuối cùng, mẹ lấy một phần cháo ra tô cho bé, món này phải dùng lúc còn nóng mới ngon. Phần thịt bồ câu nguyên con mẹ xé nhỏ cho bé tập nhai, phần cháo nóng mẹ có thể thổi nguội bớt rồi đút cho bé.

Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Ăn Ngoan, Phát Triển Vượt Trội trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!