Xem Nhiều 3/2023 #️ Quy Định Giao Dịch Của Hsx # Top 4 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Quy Định Giao Dịch Của Hsx # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Giao Dịch Của Hsx mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Thời gian giao dịch:

Phương thức giao dịch Giờ giao dịch

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền

Khớp lệnh định kỳ mở cửa và thỏa thuận

9h00′ đến 9h15′

Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

9h15′ đến 11h30′

Nghỉ giữa phiên

11h30′ đến 13h00′

Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

13h00′ đến 14h30′

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận

14h30′ đến 14h45′

Giao dịch thỏa thuận

14h45′ đến 15h00′

Giao dịch thỏa thuận

9h00′ đến 11h30′

Nghỉ giữa phiên

11h30′ đến 13h00′

Giao dịch thỏa thuận

13h00′ đến 15h00′

Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa phiên.

2. Phương thức khớp lệnh:

a. Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.

Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn

b. Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

c. Khớp lệnh thỏa thuận

3. Nguyên tắc khớp lệnh:

Ưu tiên về giá:

Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Ưu tiên về thời gian:

Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

4. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá:

a. Đơn vị giao dịch:

Giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Khối lượng tối đa của một lệnh đặt là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền trở lên.

Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.

Giao dịch có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán, giá thực hiện được xác định bằng 90% giá tham chiếu của ngày ký kết Hợp đồng.

b. Đơn vị yết giá:

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng

Chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền: áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá

Không qui định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận và giao dịch trái phiếu.

5. Biên độ dao động giá:

Biên độ dao động giá quy định trong ngày đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền là ± 7%

Không áp dụng biên độ giao động giá đối với giao dịch trái phiếu.

Giá trần/sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được xác định như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Giá trần/sàn của chứng quyền được xác định như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (giá trần của cổ phiếu cơ sở – giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi

Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền – (giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở – giá sàn của cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF có mức giá trần-sàn sau khi điều chỉnh biên độ dao động ± 7% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu – một đơn vị yết giá

Trường hợp giá trần và sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi điều chỉnh theo cách trên bằng không (0), giá trần và sàn sẽ được điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu

Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá giao dịch được biến động trong +/-20% giá giao dịch dự kiến. Tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán làm tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để tính giá tham chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu trong 03 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết phải được xác định giá giao dịch dự kiến.

Đối với chứng quyền (mua), giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên được xác định như sau:

Giá tham chiếu của chứng quyền = Giá phát hành của chứng quyền x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày thông báo phát hành chứng quyền) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày thông báo phát hành chứng quyền /Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên)

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại sau khi tạm dừng giao dịch trên 25 ngày, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá tham chiếu trong ngày đầu tiên được giao dịch trở lại.

Đối với chứng quyền, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày được xác định như sau:

Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi được giao dịch trở lại sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá 7% được áp dung cho ngày giao dịch kế tiếp.

Nếu trong 03 ngày đầu tiên sau khi giao dịch trở lại, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại vẫn chưa có giá đóng cửa, HSX sẽ xem xét điều chỉnh biên độ dao động giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi có sự chấp thuận của SSC.

6. Lệnh giao dịch:

a. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (Viết tắt ATO):

Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.

Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh

Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

b. Lệnh giới hạn (LO)

Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

c. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (Viết tắt là ATC):

Tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Ví dụ về lệnh ATO (ATC) Sổ lệnh (Trong thời gian khớp lệnh định kỳ) Cổ phiếu AAA, giá tham chiếu: 99. Lệnh vào hệ thống theo thứ tự A, B, C.

Kết quả khớp

Giá khớp : 99

Khối lượng khớp: 5,000. Trong đó: C-B: 4,000.

Lệnh ATO (ATC) được ưu tiên trước so với lệnh giới hạn trong so khớp lệnh.

d. Lệnh thị trường (Viết tắt là MP)

Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.

Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

Lệnh MP có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục

Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.

Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room.

7. Hủy lệnh giao dịch:

a. Trong thời gian khớp lệnh định kỳ:

Khách hàng không được hủy lệnh giao dịch đã đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang)

b. Trong thời gian khớp lệnh liên tục:

Khách hàng có thể yêu cầu nhân viên môi giới hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

8. Thời gian thanh toán

Trường hợp đáo hạn chứng quyền:

Nếu nhà đầu tư giữ chứng quyền đến đáo hạn, chứng quyền được tự động thanh toán nếu ở trạng thái có lãi.

Thời gian thanh toán: E + 5 (E: ngày đáo hạn chứng quyền)

Phương thức thanh toán: Bằng tiền

Cách thức: Phân bổ trực tiếp vào tài khoản chứng khoán

9. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài:

a. Trong thời gian giao dịch khớp lệnh:

Khối lượng mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư nước ngoài được trừ vào khối lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện; khối lượng bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch.

Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện sẽ tự động bị hủy nếu khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng được phép mua đã hết hoặc không được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống giao dịch.

b. Trong thời gian giao dịch thỏa thuận:

Khối lượng chứng khoán được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

Quy Định Giao Dịch Của Hnx

1. Thời gian giao dịch:

Phiên giao dịch Giờ giao dịch

Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

9h00′ đến 11h30′

Nghỉ giữa phiên

11h30′ đến 13h00′

Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

13h00′ đến 14h30′

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận

14h30′ đến 14h45′

Sau giờ

14h45′ đến 15h00′

Khớp lệnh thỏa thuận

14h45′ đến 15h00′

2. Phương thức khớp lệnh

Khớp lệnh định kỳ

Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh thỏa thuận

3. Nguyên tắc khớp lệnh

Ưu tiên về giá

Ưu tiên về thời gian

4. Đơn vị giao dịch

Đối với giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ ETF/ trái phiếu

Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 5,000 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ ETF. Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF.

Đơn vị giao dịch, khối lượng giao dịch tối thiếu đối với thỏa thuận trái phiếu: 01 trái phiếu.

Đơn vị giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, trái phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.

Giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ không được phép thực hiện trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch 25 ngày cho đến khi có giá đóng cửa được xác lập.

5. Đơn vị yết giá giao dịch:

Giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, trái phiếu: 100 đồng

Giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, trái phiếu: 1 đồng

Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF: 1 đồng

Đối với giao dịch thỏa thuận: không quy định

6. Biên độ dao động giá:

Đối với cổ phiếu: ± 10% so với giá tham chiếu

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF giao dịch ngày đầu tiên hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngưng giao dịch trên 25 ngày là ± 30% so với giá tham chiếu

Đối với trường hợp trả cổ tức/ thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong ngày giao dịch không hưởng quyền là ± 30% so với giá tham chiếu

Đối với trái phiếu: không quy định

7. Giá đóng cửa:

Giá đóng cửa là mức giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch (không tính các lệnh khớp trong phiên giao dịch sau giờ).

8. Giá tham chiếu:

Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó.

9. Lệnh giao dịch:

9.1. Giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF

Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ

Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong phiên khớp lệnh liên tục

Lệnh thị trường giới hạn (viết tắt là MTL) có đặc điểm như lệnh MP tại sàn HSX

Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (viết tắt là MOK) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch sau khi nhập

Lệnh thị trường khớp và hủy (viết tắt là MAK) là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.

Lệnh ATC có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa

Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO)

Lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.

Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ.

Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch.

Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.

Trong trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.

9.2. Giao dịch trái phiếu

Phiên khớp lệnh liên tục: lệnh LO Phiên khớp lệnh định kỳ: lệnh ATC, LO

10. Sửa/Hủy lệnh:

Việc sửa giá/khối lượng, hủy lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.

Trong phiên khớp lệnh liên tục: lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:

Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng;

Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/ hoặc sửa giá.

Trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC): không được phép sửa, hủy các lệnh LO, ATC (bao gồm cả các lệnh LO được chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang)

Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.

Quy Định Giao Dịch Chứng Khoán Tại Hnx

Quy định giao dịch chứng khoán tại HNX

Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

Lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức gái mua cao nhất hiện có trên thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục. Trong đó có 03 loại lệnh sau:

Lệnh MAK: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp.

Lệnh MOK: Là lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập.

Lệnh MTL: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển thành lệnh LO

Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh

Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

Lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.

Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ.

Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch.

Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.

Trong trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.

– Khớp lệnh định kì: Được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.

+ Nguyên tắc xác định giá là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

+ Trong phiên khớp lệnh định kỳ không được sửa, hủy lệnh.

– Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

* Lưu ý: Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết / đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp, các lệnh mua / bán chứng khoán theo phương thức giao dịch thỏa thuận không được thực hiện cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.

– Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.

– Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 5.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF; không quy định đơn vị giao dịch.

– Giao dịch lô lẻ (từ 1 đến 99 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) có thể được thực hiện thông qua khớp lệnh liên tục.Giao dịch lô lẻ, thỏa thuận không được phép thực hiện trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu /chứng chỉ quỹ mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch 25 ngày.

– Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (là mức giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch gần nhất trước đó).

– Việc xác định giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) đề xuất. Nếu trong 3 ngày giao dịch liên tục kể từ ngày giao dịch đầu tiên chưa xác định được mức giá để sử dụng làm giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp, tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) sẽ phải xác định lại giá tham chiếu.

– Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF được hưởng cổ tức và /hoặc các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.

– Giá tham chiếu sẽ không bị điều chỉnh trong các trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá phát hành cao hơn giá bình quân của ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền (sau khi đã điều chỉnh theo các quyền khác – nếu có).

– Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 25 phiên, khi được giao dịch trở lại, giá tham chiếu do HNX quyết định sau khi được UBCKNN chấp thuận.

ii. Với chứng khoán trên sàn Upcom: là bình quân gia quyền của các giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch khớp lệnh liên tục gần nhất trước đó.

– Biên độ dao động giá của cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ ETF trong ngày với chứng khoán niêm yết là ± 10% và trên sàn Upcom là ± 15% (so với giá tham chiếu)

– Biên độ dao động giá là ± 30% so với giá tham chiếu được áp dụng trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết, ngày đầu tiên giao dịch trở lại đối với cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch, và với trường hợp trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu, tách doanh nghiệp niêm yết.

– Biên độ dao động giá là ± 40% so với giá tham chiếu được áp dụng trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại đối với cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch, và với trường hợp trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu hoặc trả cổ tức bằng tiền với giá trị số tiền lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu trong ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền.

Đối với cổ phiếu có mức giá trần/ sàn sau khi điều chỉnh biên độ dao động ± 10% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ điều chỉnh như sau:

Trường hợp giá tham chiếu bằng 100 đồng:

– Được phép đặt đồng thời cả lệnh mua và lệnh bán cùng một loại chứng khoán trong phiên khớp lệnh liên tục.– Không được đặt các lệnh giao dịch vừa mua, vừa bán đồng thời cùng một loại chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ.

– Chỉ được hủy/sửa lệnh chưa khớp trong phiên khớp lệnh liên tục.

– Giữ nguyên thứ tự ưu tiên của lệnh vào sàn nếu chỉ sửa giảm khối lượng và sẽ thay đổi nếu sửa khối lượng hoặc giá.

– Thứ tự ưu tiên được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/ hoặc sửa giá.

– Chỉ được hủy/sửa lệnh nếu chưa được xác nhận/khớp.

– Trường hợp đại diện Công ty chứng khoán nhập lệnh sai, lệnh chỉ được sửa nếu được sự chấp thuận của HNX và nhà đầu tư.

– Các giao dịch mua, bán cổ phiếu quỹ, giao dịch tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường cần tuân thủ những quy định riêng trong Thông tư 203/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Thông Tư 74 Về Giao Dịch Chứng Khoán: Quy Định Cần Chưa Có, Quy Định Có… Lạc Hậu

Bắt đầu từ 1/8, Thông tư 74/2011/TT – BTC, ngày 1/6/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán có hiệu lực. Theo Thông tư này, nhà đầu tư (NĐT) được phép mở nhiều tài khoản, mua – bán một mã chứng khoán trong cùng một phiên, được dùng đòn bẩy tài chính… Những tưởng các công ty chứng khoán, nhà đầu tư (NĐT) sẽ hồ hởi đón nhận chính sách mang tính “cởi trói” này nhưng thực tế cho thấy, Thông tư ra đời trong sự hờ hững của các thành viên thị trường…

Lý giải về sự hờ hững trên, ông Lê Thành Đồng, Giám đốc Khối phân tích Công ty Chứng khoán VICS cho rằng, nếu như chính sách này ra đời cách đây 2 năm thì nó chắc chắn được chào đón nồng nhiệt, bởi đáp ứng được mong mỏi của các thành viên thị trường. Thế nhưng, Thông tư đã không ra đời vào đúng thời điểm thị trường cần. Nay thì việc mỗi NĐT có vài ba tài khoản ở các CTCK và thực hiện cùng mua – bán một chứng khoán trong một phiên hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính đến mức “cháy” cả tài khoản đã là bình thường thì Bộ Tài chính mới ra quy định quản lý này.

Theo giới phân tích và các NĐT, Thông tư 74 có ba lạc hậu và bất cập: Thứ nhất là việc cho phép NĐT được mở nhiều tài khoản, nhưng là mở ở mỗi CTCK một tài khoản. Như vậy, nếu NĐT muốn chuyển tiền, chứng khoán về một tài khoản ở CTCK nào đó sẽ phải tốn thời gian đi lại giữa các CTCK để thực hiện. Thực tế từ lâu, NĐT đã mở nhiều tài khoản tại một CTCK bằng cách sử dụng CMTND của người thân, hoặc bạn bè để mở tài khoản, sau đó dùng hình thức ủy quyền để giao dịch.

Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCK: “Mỗi CTCK phải tự hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản trị rủi ro để đáp ứng yêu cầu giám sát chính xác được tỷ lệ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán cho khách hàng. Mục đích của cơ quan quản lý khi ban hành văn bản hướng dẫn về giao dịch ký quỹ chứng khoán là để đảm bảo tính công bằng cho các CTCK trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giúp cạnh tranh bình đẳng”.

Thứ hai, Thông tư 74 đến giờ mới cho phép NĐT mua, bán một loại chứng khoán trong phiên. Với giao dịch này, các NĐT đã quá quen bằng việc tự mình sử dụng hai tài khoản (TK của mình và TK do mượn CMTND của người thân) để cùng mua – bán chứng khoán trong một phiên, ở tại một CTCK. Do đó, có thể nói việc quy định ra đời nhưng chẳng NĐT nào muốn thực hiện theo vì gây tốn kém chi phí, thời gian.

Thứ ba, Thông tư 74 cho phép các CTCK triển khai sản phẩm cho NĐT vay ký quỹ. Tức hỗ trợ vốn cho NĐT mua chứng khoán với tỉ lệ bằng 30% giá trị chứng khoán NĐT có trong tài khoản. Cụ thể, NĐT có giá trị chứng khoán là 100 triệu đồng thì được CTCK hỗ trợ thêm 30 triệu đồng (nếu có nhu cầu) để mua thêm chứng khoán. Với quy định này, hầu hết CTCK đã triển khai nghiệp vụ này từ vài ba năm nay, dưới các hình thức như hợp tác đầu tư, cầm cố cổ phiếu cho NĐT…

Bà Nguyễn Thu Hà, NĐT sàn Chứng khoán APEC cho rằng, việc Bộ Tài chính đưa ra các quy định tại Thông tư 74 chỉ là việc luật hóa các hoạt động “chui” của thị trường lâu nay. Điều mà các NĐT cần hiện nay là các dịch vụ khác nhằm giảm thiểu rủi ro thì lại… chậm.

Theo các thành viên thị trường, điểm “được” nhất của Thông tư 74 là quy định việc ủy quyền giao dịch chứng khoán giữa các NĐT với nhau phải bằng văn bản có xác nhận việc ủy quyền của chính quyền địa phương hoặc công chứng theo quy định. Đồng thời phải nêu rõ phạm vi ủy quyền. Thời gian qua, đã có xảy ra không ít những vụ tranh cãi, kiện tụng giữa NĐT với môi giới CTCK về các việc như mất chứng khoán, hao hụt tiền trong TK của NĐT. Nay có quy định này, những tranh cãi, kiện tụng sẽ không còn. Trong trường hợp có tranh chấp về vấn đề này thì các bên đã có đủ cơ sở pháp lý để truy tội.

Bạn đang xem bài viết Quy Định Giao Dịch Của Hsx trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!