Xem Nhiều 3/2023 #️ Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam # Top 10 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

22/05/2019

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…

Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.

Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.

Và trong số đầu tiên của Khám phá ẩm thực, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ẩm thực Việt Nam là gì? Và những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,…

Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,… thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.

Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật…).

Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập.

Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:

– Tính hoà đồng hay đa dạng

Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

– Tính ít mỡ.

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấu ngập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

– Tính đậm đà hương vị.

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

– Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

– Tính ngon và lành.

Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…

– Dùng đũa.

Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…

– Tính cộng đồng hay tính tập thể.

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.

– Tính hiếu khách.

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

– Tính dọn thành mâm.

Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

Đặc điểm ẩm thực Việt theo từng miền

Miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía…). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui…

Ẩm thực miền Trung

Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc hay các loạiđặc sản bánh kẹo Đà Nẵng, Huế. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội.

Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ.

Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ”kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.

Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.

Canh Bánh Đa Cá Rô Đồng – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Ẩm Thực Việt

Trong hương vị ẩm thực đồng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, món ăn từ con cá rô đồng luôn dễ ăn và có sức hấp dẫn lạ kỳ. Có nhiều món ngon như xôi cá rô đồng, cá rô kho, cá rô rán giòn, cá rô kho tương…nhưng đậm đà phong vị hơn cả là canh bánh đa cá rô đồng.

Canh bánh đa cá rô không bị ngán, dễ tiêu hóa nên ăn vào mùa nào cũng hợp. Cái ngọt thơm từ nước xướng, từ thịt cá, từ vị gạo bánh đa, từ cái mát của rau gia vị tao nên hương vị lạ thường. Hãy tưởng tượng một tô canh nóng với màu trắng của bánh đa, màu vàng rộm của cá rán, li ti trứng cá, màu đỏ cà chua, xanh mát của thì là, dọc mùng hay rau cải, rau cần. Tất cả cùng hòa quện trong bát nước dùng vàng trong. Thêm chút tỏi ớt đủ đánh thức vị giác các vị chua chua, cay cay, mặn, ngọt, hăng nồng.

Để nấu được bát canh ngon cần chọn những con cá rô đồng mình vàng đầy đặn,vây sắc.Cá rô không quá to, cỡ khoảng 2 ngón tay là vừa. Phần thịt cá sau khi tách xương thật khéo còn được tẩm ướp chế biến theo cách rán giòn hay rim mặn tùy theo khẩu vị, thói quen vùng miền. Bánh đa (hay gọi là mì) dùng với canh cá là màu trắng hay đỏ nhưng sợi phải dai, mềm.“Linh hồn” của bát canh bánh đa cárô đồng chính là nước dùng. “Nước dùng làm nên sự khác biệt nên phải đầu tư. Bởi cảm nhận đầu tiên với món ăn chính là nước dùng. Nguyên liệu chính là xương mình cá, đầu cá. Để tạo thêm độ ngọt hơn nữa có thể sử dụng thêm xương ống ninh hoặc sử dụng nước củ quả hầm để làm ngọt tự nhiên. Nước dùng phải trong thanh mát và đảm bảo chất dinh dưỡng.

Chỉ gồm chút nguyên liệu đơn giản dễ kiếm tìm nhưng với sự kết hợp hài hòa, canh bánh đa cá rô đồng trở thành nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Việt. Và, cứ ngon ngọt như vậy, món ăn bình dị này đã đi vào tiềm thức của mỗi người con xa xứ.

Xa quê canh cánh bên lòngThèm ăn canh cá rô đồng….. mắm kho.

Top 10 Website Ẩm Thực Nổi Tiếng Nhất Việt Nam

1. Foody

2. Lozi

Lozi là cộng đồng chia sẻ địa điểm ăn uống hàng đầu dành cho bạn trẻ Việt. Ra mắt từ tháng 1/2014, Lozi nhanh chóng trở thành sự lựa chọn tối ưu cho việc tìm kiếm món ăn với tốc độ nhanh gấp 7 lần, giao diện hiện đại cùng vô số hình ảnh bắt mắt. Sứ mệnh của chúng tôi là giúp người dùng Việt Nam đơn giản hoá việc tìm kiếm địa điểm ăn uống và khám phá những món ăn địa điểm thú vị xung quanh họ để có những trải nghiệm tốt hơn mỗi ngày.

3. Địa điểm ăn uống

4. chúng tôi – Let’s Cook & Share (Hãy nấu ăn & Cùng chia sẻ)

Với rất nhiều công thức nấu ăn được chia sẻ từ thành viên. Công thức nấu ăn của Cooky khá hoàn thiện từ hướng dẫn đến hình ảnh đầy đủ. Các công thức đa số được thực hiện và chia sẻ từ các thành viên yêu thích ẩm thực, nấu nướng. Ngoài website ra cooky có riêng ứng dụng hướng dẫn nấu ăn để người yêu thích nấu ăn có thể tải về tham khảo trên 2 nền tảng iOS và android. Với kho công thức hơn 22K+ trải rộng trên hầu hết các thể loại món: món kho, món chính, món khai vị, thức uống, làm bánh, … người dùng tha hồ lựa chọn và tìm hiểu dành cho các bạn bắt đầu học nấu ăn

Tải ứng dụng nấu ăn Cooky tại iOS & Android

5. Bếp gia đình

Yêu Bếp Gia Đình là thương hiệu nằm trong hệ thống Marry Network bao gồm Marry, MarryBaby. Yêu Bếp Gia Đình là nơi bạn gặp gỡ các thành viên có chung đam mê ẩm thực và luôn xem góc bếp là nơi để gửi gắm những yêu thương. Ngoài những công thức nấu món ngon, bạn có thể tham khảo bí quyết vào bếp, tô điểm góc bếp thêm đẹp, chia sẻ món ngon, các địa điểm ăn uống, kinh nghiệm sử dụng thực phẩm đóng gói, thiết bị dụng cụ bếp bạn dùng hằng ngày…

6. Bếp Eva

Bếp Eva là chuyên mục nấu ăn của trang chuyên về phái đẹp rất nổi tiếng chúng tôi Tại đây bạn có thể biết được những mẹo hay trong nấu ăn, dạy nấu ăn món ngon mỗi ngày, giới thiệu các quán ăn, dạy làm bánh, thực đơn và công thức, tin tức bổ ích về ẩm thực cho bạn tham khảo.

7. Ăn Ngon

8. Nấu Ăn

Nấu ăn là chuyên trang ẩm thực của web chúng tôi Tại đây có khá nhiều bài viết hướng dẫn nấu các món ăn rất đa dạng, phong phú bạn nên tham khảo có thể giúp ích nhiều bí quyết nấu ăn hay.

9. Ẩm thực 365

Ẩm thực 365 là trang tổng hợp các thông tin về dạy nấu ăn và làm đồ uống các loại. Ngoài ra còn có du lịch ẩm thực, các mẹo và thông tin hay về ẩm thực. Bếp xưa là nơi cung cấp thông tin về các món ăn xưa mà bạn nên biết.

10. Web nấu ăn

Web nấu ăn chuyên cung cấp các công thức nấu ăn của nhiều món khác nhau và chuyên mục sức khỏe và cộng đồng.

Lẩu Cá Trê – Top 3 Công Thức Kinh Điển Trong Ẩm Thực Việt!

Cách Nấu Lẩu Cá Trê Măng Chua Ngon Và Hấp Dẫn

Nguyên liệu làm lẩu cá trê

Cá trê: 2kg

Sả: 1 cây

Măng: 200 gram

Nước cốt chanh: 30ml

Hành tím: 1 củ

Cà chua: 2 quả

Ớt: 3 quả

Dứa: 200 gram

Đường, muối, sa tế: 10 gram

Các loại rau ăn: nấm kim châm, bắp chuối, rau mùi, bông so đũa, xả,…: 30 gram

Cá trê chính là ngôi sao của món ăn, vậy nên có một vài mẹo nhỏ cho bạn chọn cá trê ngon. Cá trê mua về còn sống và tươi. Nếu chọn cá trê vàng thì nên chọn con nhỏ vừa nhưng nhiều thịt thì vị mới béo, chắc và dai ngon. Nếu chọn cá trê trắng thì chọn con to hơn cá trê vàng.

Chế biến nguyên liệu

Sau khi mua cá về, bạn ướp ngay với muối để loại bỏ nhớt. Sử dụng giấm hoặc chanh để khử sạch mùi tanh. Để yên trong khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch với nước muối ấm là ổn. Lưu ý không nên sử dụng nước sôi để rửa cá vì khiến da cá bị tróc khiến món ăn mất ngon.

Chà xát tro bếp lên thân cá trê cũng là cách được các bà nội trợ ưa chuộng. Nhưng ở thành thị khó có thể tìm thấy tro bếp nên các loại bột như bột năng, bột gạo, bột mì được tận dụng để loại bỏ nhớt.

Tiếp đến là công đoạn mổ thịt cá trê. Bạn sử dụng một con dao luồn trong ngạch cá nằm sát với mang cá để lấy 2 cục máu tanh. Tiếp đó chia khúc cá thành 3 phần: thân, mang và đầu cá.

Đầu và mang cá được để riêng để nấu nước lẩu. Thân cá mang đi rửa cùng với giấm, gừng, chanh để khử hoàn toàn mùi cá.

Sau khi đã rửa sạch, bạn dùng dao rọc theo đường sống lưng để tách cá làm đôi, lọc phần xương lấy thịt. Thịt cá được thái thành từng miếng mỏng để dễ ăn. Măng được rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn và cho vào nồi luộc để loại bỏ vị đắng và độc. Nước luộc cần pha thêm muối và mở nắp nồi trong quá trình đun sôi. Để măng luộc trong vòng 2 – 3 phút và xả lại dưới nước lạnh.

Lẩu cá được ăn kèm với rau chuối. Bạn chuẩn bị một chậu nước to để ngâm chuối sau khi thái. Nước cần pha thêm chanh tươi và muối để không bị thâm.

Với bẹ chuối, bạn phải tước hết những lớp già phía ngoài cho đến khi tới phần non của bắp. Sau đó, thái bắp chuối theo chiều ngang với độ sâu càng mỏng càng tốt. Ngâm chuối trong nước muối 30 phút thì vớt ra để ráo nước.

Cách làm lẩu cá trê vô cùng đơn giản. Trước hết, bạn phi nóng hành tìm, sả, ớt trong nồi. Sau khi đã dậy vị, bỏ tiếp rau thơm đã được băm nhỏ và cà chua để xào chung. Khi tất cả nguyên liệu đã chín, cho vào 1,5 lít nước cùng phần đầu, xương, mang cá và măng đã được sơ chế vào nồi.

Sau đó, bạn nêm nêm gia vị, bao gồm: 2 muỗng cà muối, 2 muỗng cà phê mắm, 1 muỗng cà phê đường. Khi đã đun chín tầm 30 phút thì bỏ thêm nước cốt tắc, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối để nêm nếm lại cho vừa.

Vậy là bạn đã hoàn thành món lẩu cá trê măng chua ngon hấp dẫn. Khi ăn, bạn chỉ cần nhúng thịt cá được thái lát khoảng 15 giây là có thể ăn được mà không bị nát. Bạn có thể ăn kèm với bún tươi để thưởng thức đúng chất vị thịt cá trê đồng tươi vô cùng đậm đà và ngọt ngào.

Lẩu Thái Cá Trê Chua Chua Cay Cay, Siêu Đậm Vị

Cách nấu lẩu cá trê chua cay kiểu Thái vô cùng đơn giản và khá giống với cách làm lẩu cá trê măng chua. Trong phần chuẩn bị nguyên liệu, thay vì sử dụng măng, bạn hãy sử dụng gói gia vị lẩu Thái để tạo độ chua chua cay cay đặc trưng.

Nguyên liệu chuẩn bị

Cá trê: 2kg

Sả: 1 cây

Gia vị lấu thái 1 gói

Nước cốt chanh: 30ml

Hành tím: 1 củ

Cà chua: 2 quả

Ớt: 3 quả

Dứa: 200 gram

Đường, muối, sa tế: 10 gram

Các loại rau ăn: nấm kim châm, bắp chuối, rau mùi, bông so đũa, xả,…: 30 gram

Chế biến món ăn

Cá trê có đặc điểm là mình nhớt và mùi tanh nồng, đây là đặc điểm chung của các loại cá da trơn giúp cơ thể giữ ẩm và hỗ trợ quá trình di chuyển. Bước sơ chế qua với muối, giấm hoặc chanh giúp loại bỏ được những nhược điểm trên của cá trê.

Khi cá đã sạch, lọc riêng phần đầu và xương cá để đun nước lẩu tạo vị ngọt. Còn phần thịt cá được thái mỏng để nhúng trực tiếp vào nước lẩu.

Rau nấm được rửa sạch và xé nhỏ.

Rau mùi nhặt sạch gốc và lá héo, sau đó băm nhỏ.

Hành tím và cà chua rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.

Cây sả rửa sạch, cắt thành 2 phần: gốc và ngọn. Phần gốc được băm nhỏ, phần còn lại cắt thành khúc tầm 3 – 4cm.

Các nguyên liệu phụ khác sơ chế sạch sẽ, thái miếng vừa ăn để phi hành xào chín. Tiếp đó đổ nước vào nồi và cho gia vị lẩu thái kết hợp cùng nêm nếm gia vị. Đun khoảng 30 phút là bạn đã có một nồi nước lẩu thơm ngon, chua cay và hấp dẫn.

Lẩu Cá Trê Om Chuối Đậu Cho Ngày Cuối Tuần

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cá trê: 1,2 kg

Thịt ba chỉ: 200g

Chuối xanh: 2 quả

Đậu phụ: 2 – 3 thanh

Cà chua: 3 quả

Rau thơm: 20g

Mẻ chua: 1 chén

Rượu trắng: ½ bát cơm

Bột nghệ: ½ muỗng canh

Gia vị

Sơ chế món ăn

Cá trê được khử sạch nhớt và mùi tanh bằng muối và chanh. Bạn cũng có thể sử dụng giấm hoặc rượu để rửa sạch cá.

Mổ thân cá để lấy ruột bẩn và cắt thành khúc nhỏ cho vừa ăn. Để cá có hương vị đậm đà, ướp thịt cá với các gia vị: 1 thìa cà phê bột nghê, một thìa cà phê nước mắm, một thìa cà phê bột canh, một thìa cà phê hành khô.

Chuối xanh được bóc sạch vỏ, thái thành những miếng nhỏ khoảng 3cm rồi đem đi ngâm mới nước muối pha loãng để chuối không bị thâm.

Thịt ba chỉ thái thành những miếng mỏng vừa ăn.

Rau răm, cà chua và miếng đậu phụ được cắt nhỏ vừa ăn.

Cách chế biến nước lẩu rất đơn giản, bạn chỉ cần xào chín các gia vị và đổi nước lượng vừa dùng vào nồi. Đun chín phần xương, đầu và mang đã được lọc kỹ để tạo vị ngọt cho nước.

Thịt cá và thịt ba chỉ khi đã được ướp, chỉ cần nhúng vài phút khi ăn là đã chín đủ. Một món lẩu cá trê cực hấp dẫn đang chờ bạn bắt tay vào làm, còn chần chờ gì mà không triển khai ngay cuối tuần này nhỉ?

Bạn đang xem bài viết Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!