Xem Nhiều 3/2023 #️ Món Ngon Cho Bé 1 Tuổi Biếng Ăn Mà Vẫn Đủ Chất, Mẹ Nên Tham Khảo Ngay # Top 5 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Món Ngon Cho Bé 1 Tuổi Biếng Ăn Mà Vẫn Đủ Chất, Mẹ Nên Tham Khảo Ngay # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ngon Cho Bé 1 Tuổi Biếng Ăn Mà Vẫn Đủ Chất, Mẹ Nên Tham Khảo Ngay mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Món ngon cho bé 1 tuổi biếng ăn rất dễ thực hiện và không mất nhiều thời gian. Các mẹ hãy “chịu khó” tham khảo để đổi món cho con, vừa giúp con ăn ngon, vừa giúp con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất nuôi cơ thể phát triển toàn diện.

Những điều mẹ cần biết về bữa ăn của bé 1 tuổi

Giai đoạn con yêu được 1 tuổi mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú. Đồng thời, các món ngon cho bé 1 tuổi cũng rất quan trọng. Nó đảm bảo cho sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của con. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng, thực đơn bao gồm các món ngon cho bé 1 tuổi luôn phải đảm bảo con được hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Điều đó giúp con tránh được tình trạng lười ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng và chậm tăng cân.

Trong thực đơn của bé 1 tuổi luôn phải đầy đủ các dưỡng chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cha mẹ luôn phải đa dạng món ăn để bé ăn ngon miệng, thích thú với bữa ăn hơn.

Rau củ và trái cây.

Các loại ngũ cốc.

Sữa và chế phẩm từ sữa.

Thịt và các sản phẩm thay thế.

Cha mẹ lưu ý rằng: Những thực phẩm cho trẻ 1 tuổi ăn luôn phải đảm bảo độ tươi ngon, ít đường, ít muối. Một số thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, tốt cho trẻ như: cá hồi, bơ, phô mai, bơ lạc…

Đối với bé 1 tuổi, cho bé uống nước chính là đồ uống tốt nhất. Nếu bé không bú mẹ, có thể cho bé uống thêm 500ml sữa bò nguyên chất (2 cốc) trong bữa ăn nhẹ của bé. Trường hợp bé còn bú mẹ thì tiếp tục cho bé bú cho tới khi 2 tuổi.

Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa/ngày?

Mẹ hãy cho trẻ 1 – 2 tuổi ăn 3 bữa chính/ ngày và thêm bữa phụ tùy vào nhu cầu của bé. Bữa chính vào sáng – trưa – tối và bữa phụ có thể vào các khung giờ như: 9h sáng, 14h chiều, 16h chiều hay 21h tối.

Cụ thể, lượng thực phẩm một ngày mà bé cần:

Tinh bột (gạo tẻ): 100 – 150g

Thịt, cá, tôm: 100 – 120g

Trứng: 3 – 4 quả chia ra trong tuần

Rau xanh: 50 – 100g

Dầu mỡ: 25 – 30g

Trái cây chín: 150 – 200g.

Sữa: 600 – 800ml/ngày

Số lượng trên còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi bé. Bố mẹ hãy căn cứ vào đó mà tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Tránh việc chế biến quá ít hay quá nhiều và ép trẻ ăn khi trẻ đã no.

Các món ngon cho bé 1 tuổi cực dễ làm

Riêng các bé bị chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng, cha mẹ hãy xem xét lại chế độ dinh dưỡng của con. Rất có thể chế độ đó chưa khoa học hoặc do bé biếng ăn, chán ăn. Để giúp các bố mẹ không phải đau đầu suy nghĩ thì những món ngon cho bé 1 tuổi ăn cháo sau đây hi vọng sẽ là những gợi ý tốt nhất cho các bé.

Cháo cá lóc rất ngon và bổ dưỡng

Lưu ý: Hãy cho bé ăn khi còn nóng ấm. Nếu các mẹ mới thử nấu món này cho bé, hãy cho bé ăn từng ít một. Nếu bụng bé ổn định và không bị đi ngoài thì có thể cho bé ăn đúng khẩu phần vào các bữa sau.

Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt

Cháo tôm rau mồng tơi cho bé

Cháo yến mạch cà rốt

Thực phẩm chứa lợi khuẩn

Những thực phẩm chứa lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn có thể tạo bào tử rất tốt cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Do đó, ngoài những món ăn thông thường, cháo, món xào nấu, mẹ có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu bào tử lợi khuẩn cho trẻ như men vi sinh, sữa chua…

Mách mẹ bí quyết nấu món cháo ngon cho bé

Với các bé 1 tuổi, bé đã có thể ăn được hạt gạo tấm nấu nhừ. Bởi gạo vỡ có độ thô nhất định giúp trẻ tập nhai, nuốt an toàn hơn. Khi trẻ đã làm quen với cháo từ 3-4 tuần, mẹ có thể chuyển sang dùng gạo hạt thường để nấu cháo hoặc cơm cho bé ăn.

Không xay nhuyễn các thực phẩm để nấu cháo

Việc xay nhuyễn thức ăn thường xuyên khiến bé không phát triển được hàm, khả năng nhai và răng.

“Nói không” với cháo loãng

Trước 1 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên mẹ cần cho trẻ làm quen dần từ bột gạo xay nhuyễn, bột ăn dặm hay cháo loãng để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Nhưng khi trẻ đã bước qua “dấu mốc” 1 tuổi, mẹ hãy để dạ dày của trẻ được làm quen với các thức ăn cứng hơn.

Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.

Các Món Cháo Ngon Cho Bé Trên 1 Tuổi Mẹ Nên Tham Khảo

Cách nấu các món cháo ngon cho bé trên 1 tuổi tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế, đòi hỏi phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, khoa học hơn so với độ tuổi trước đó rất nhiều. Mẹ hiểu về dinh dưỡng và nắm trong tay những bí quyết nấu cháo thơm, ngon cho bé, sẽ giúp con tăng cân nhanh chóng, khỏe mạnh.

Bí quyết nấu cháo ăn dặm cho bé trên 1 tuổi

Gạo, nước và thời gian nấu cháo là 3 yếu tố cấu thành một nồi cháo ngon. Mẹ có thể sử dụng nước hầm gà hoặc đơn giản chỉ là nước dashi rau củ để nấu cháo cũng đã tăng vị đậm đà cho cháo rồi.

Để cháo sánh thì mẹ nên cho vào 1 chút gạo nếp. Gạo nếp sẽ luôn giúp cháo sánh và thơm.

Mẹo hay để nấu cháo nhanh nhừ: nồi nấu sôi thì hạ lửa, để cháo sôi lăn tăn lên 1 lúc, đậy vung thật kín, tắt bếp đi. 1 lúc sau lại bật bếp cho sôi rồi hạ lửa và quấy nhẹ tay liên tục. Quấy đều gạo sẽ ra nhựa, đặc, sánh và không bị vữa.

Lúc vội mẹ có thể dùng cơm nát để nấu cháo, vừa tiện vừa nhanh. Để nấu cơm nát cũng cực dễ. Bạn chỉ cần vo gạo, trút vào bát con, thêm nước rồi để bát vào nồi cơm điện, cơm cả nhà chín là cơm nát cũng hoàn thành.

1. Nấu cháo lươn rau củ

Nguyên liệu:

Lươn 1 khúc vừa đủ lượng ăn cho bé

Gạo nếp, gạo tẻ, quinoa (ngâm qua đêm)

Cà rốt, lơ xanh

Hành tăm, bột nghệ

Cách làm:

Cà rốt thái hạt lựu. Cho tất cả các nguyên liệu lươn, gạo nếp, gạo tẻ, quinoa vào nồi áp suất. Hầm nhừ.

Lơ xanh luộc chín ở ngoài (Vì lơ xanh nhanh chín và nếu cho vào nồi hầm sẽ quá nhũn).

Đợi các nguyên liệu chín nhừ thì vớt lươn, lột da, gỡ xương va ướp thịt với xíu bột nghệ. Phi thơm hành tăm, đảo lươn vào xào.

Thêm lơ xanh vào nồi cháo, quấy đều. Múc ra bát và xúc lươn lên trên là xong.

2. Cháo lươn cà rốt

Chuẩn bị: 25g gạo tẻ, 10g thịt lợn, 20g cà rốt, 1 con lươn loại vừa còn sống.

Cách làm: Sơ chế lươn, sau đó cho vào hấp hoặc luộc chín, lấy phần thịt, bằm nhỏ. Sau khi gạo tẻ chín mềm cùng cà rốt (thái nhỏ) thì cho lươn vào nấu tiếp. Khi cháo chín, nêm ít hạt nêm cho bé rồi đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút rồi cho trẻ ăn.

3. Cháo thịt gà nấu bí đỏ

Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm, nên khi kết hợp với nhau sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.

Chuẩn bị: 50g thịt gà, 50g bí đỏ, 80g gạo tẻ

Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ. Bí đỏ hấp và tán sao cho nhuyễn. Gạo tẻ sơ chế, đun chín nhừ, sau đó cho bí đỏ và thịt gà ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Lưu ý, cho trẻ ăn khi cháo còn ấm giúp trẻ ăn ngon hơn và hương vị cháo cũng không bị mất đi.

Nguyên liệu: gạo tẻ 25g, đậu 30g, thịt 20g

Cách làm: Thịt heo và đậu xay nhuyễn. Đối với xương thì ninh lấy nước dùng để nấu cùng gạo. Sau khi gạo được nấu thành cháo trắng đặc, cho thịt heo và đậu xay nhuyễn vào nấu khoảng 2 phút, nêm gia vị vừa miệng và tắt bếp.

5. Cháo cua

Chuẩn bị: bột gạo 20g, bột bông cải 20g, bột năng 5g, cua.

Cách làm: Cua luộc chín, lấy thịt, xay nhuyễn. Sau đó hòa cua với ít nước cho tan đều. Cho nước và bột năng vào nấu chín, tiếp tục cho bột gạo, cua vào đảo đều khoảng 2 phút. Thấy cháo chín mịn, cua tan trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp.

Mẹ nên cho trẻ thưởng thức món cháo dinh dưỡng này khi còn ấm để cháo không bị tanh và mất đi hương vị.

6. Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh

Mẹ có thể biến tấu cháo dinh dưỡng với cháo tôm nấu cùng cải thảo hoặc cải xanh. Hai loại cải này đều thích hợp cho việc nấu cùng tôm. Món cháo này thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.

Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, tôm 2 con lớn, 1 bẹ cải thảo hoặc 10g cải xanh.

Cách làm:

Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc. Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt đem giã nhỏ. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím.

Cải thảo hoặc cải xanh băm nhỏ, cho xào cùng tôm. Cháo trắng chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.

Thịt bò có thể kết hợp với cà rốt, khoai tây để nấu thành món cháo dinh dưỡng cho trẻ.

Chuẩn bị: cà rốt hoặc khoai tây 30g, thịt bò, gạo tẻ.

Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc, chín mềm. Thịt bò xay nhuyễn. Cà rốt luộc chín và tán nhuyễn. Sau khi cháo trắng chín, cho thịt bò vào nấu 1 phút. Nêm gia vị và cho cà rốt vào, tắt bếp.

Cháo thịt bò rau củ không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho trẻ.

Chuẩn bị: Ếch loại vừa, gạo tẻ, rau mồng tơi.

Cách làm:

Sơ chế ếch, lấy phần thịt băm nhỏ, sau đó xào qua với hành phi cho thơm. Rau mồng tơi thái chỉ. Gạo cho vào nấu thành cháo trắng đặc.

Khi thấy cháo chín mịn, cho rau vào nấu nhừ. Sau khi rau chín, cho thịt ếch vào, nêm gia vị, tắt bếp. Mẹ nhớ nấu rau mồng tơi kỹ để trẻ ăn không bị đau bụng.

9. Cháo cá lóc khoai tây, gợi ý các món cháo ngon cho bé trên 1 tuổi

Mẹ có thể chế biến món cháo cá lóc kếp hợp với củ khoai tây.

Chuẩn bị: cá lóc 30g, bột gạo 20g, khoai tây 10g.

Cách làm: Cá lóc làm sạch, luộc chín lấy thịt. Khoai tây luộc chín, xay hoặc tán nhuyễn. Sau đó cho hỗn hộp cá, rau củ nấu chín, cho bột gạo vào từ từ, khuấy đều cho mịn. Nêm gia vị vừa đủ, cháo chín tới thì tắt bếp.

Chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt nạc 30g, rau ngót 30g.

Cách làm:

Gạo vo sạch, bắc lên bếp đun tới khi thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ. Rau ngọt vò nát, xắt nhuyễn hoặc cho xay nhuyễn. Hành đập nhỏ, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm nếm gia vị vừa miệng.

Thịt chín tới, mẹ đổ thịt vào nồi cháo, đảo đều tới khi thịt chín thì cho rau ngót đã xay vào nấu tiếp. Để lửa liu riu trong vòng 5 phút, khi thấy cháo, thịt, rau đều chín, quyện đều thành màu xanh nhạt thì mẹ nêm gia vị lần cuối, trộn một ít thìa café dầu ăn dành riêng cho trẻ, tắt bếp.

Mẹ nhớ rau ngót phải nấu chín để tránh bị sống, có mùi hăng, trẻ ăn sẽ không ngon miệng.

11. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, thịt heo 30g hoặc sườn heo 100g, đậu Hà Lan 10g.

Cách làm:

Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng (Nếu nấu bằng sườn heo thì ninh sườn cho tới khi nhừ, lấy nước nấu cùng gạo thành cháo). Đậu Hà Lan sơ chế, cho vào nồi, đổ ngập nước, nấu chín mềm. Sau khi đậu chín, mẹ nghiền nát đậu bằng tay.

Hành đập dập, phi thơm, trút thịt heo đã băm sẵn vào xào sơ qua, nêm gia vị vừa đủ. Thịt heo chín tới, cho vào cháo trắng đảo đều. Khoảng 1 phút sao, cho tiếp đậu Hà Lan vào. Nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

Đối với sườn heo, sau khi ninh nhừ lấy nước nấu cháo, mẹ gỡ phần thịt, xé nhỏ và cho vào cháo.

12. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai

Thịt bò giàu dinh dưỡng, kế hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.

Chuẩn bị: Thịt bò 30g (thịt bò thăn), cà rốt 30g, phô mai 1-2 miếng nhỏ.

Cách làm:

Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp. Gạo trắng nấu thành cháo trắng đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút.

Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.

Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai. Đối với những bé không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai.

13. Cháo tôm súp lơ

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, tôm 5-7 con loại lớn, 1 nhánh súp lơ nhỏ, dầu ăn cho trẻ hoặc 1,2 miếng phô mai.

Cách làm:

Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc mịn. Tôm sơ chế, bỏ vỏ và chỉ đen ở lưng, cắt hạt lựu. Ướp tôm với chút gia vị, dầu ăn, hành giã nhỏ. Súp lơ xanh trần qua nước sôi, thái miếng nhỏ, sau đó cho vào cháo nấu chín.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, cho tôm xào sơ qua, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Sau đó trút tôm vào nồi cháo trắng, đảo đều tay cho tôm, cháo, súp lơ hòa quyện. Khi thấy cháo chín tới, sánh mịn thì tắt bếp.

Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan hoặc thêm chút dầu ăn dành cho trẻ.

14. Cháo cua cùng bí đỏ

Bí đỏ không chỉ kết hợp với thịt heo, bò mà còn rất thích hợp khi kế hợp cùng cua.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, cua, bí đỏ 30g.

Cách làm:

Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, loãng tùy theo sở thích của trẻ. Sau đó cho bí đỏ cắt hạt lưu vào nấu chín. Thịt cua hấp chín, lấy thịt.

Phi thơm hành, trút cua vào xào nhanh tay, nêm gia vị tắt bếp. Cho cua đã xào vào nồi cháo, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp. Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.

15. Cháo trứng, đậu hũ non

Chuẩn bị: Gạo 30g, trứng gà 1 quả, đậu hũ một miếng nhỏ.

Cách làm:

Gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc. Trứng và đậu trộn đều, đánh nhuyễn. Khi cháo sôi, cho hỗn hộp trứng đậu vào nồi cháo, đảo nhanh, nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.

Mẹ có thể rắc thêm chút ngò nếu trẻ ăn được để tăng thêm hương vị. Với cháo này, mẹ cũng nhớ cho trẻ ăn nóng để cháo không bị dậy mùi tanh của trứng khi nguội.

16. Cháo trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo rất giàu dinh dưỡng, khi nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, trứng gà 1 quả, ½ lòng đen hột vịt bắc thảo.

Cách làm:

Gạo tẻ nấu thành cháo hơi đặc, mịn. Đánh đều trứng trong bát cùng với lòng đen trứng bắc thảo. Lòng đen sẽ còn cợn lại một chút, khi cho vào cháo sẽ tan hết.

Khi nồi cháo sôi, trút hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ, sau 2 phút tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé.

Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.

17. Cháo gan

Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, gan heo miếng nhỏ, cà chua ½ quả.

Cách làm:

Gạo tẻ nấu thành cháo trắng loãng hoặc đặc tùy theo sở thích của bé. Gan băm nhuyễn, cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu. Đập dập hành trắng, phi thơm, cho gan vào xào (mẹ nhớ lựa gan còn tươi trong ngày, không chọn gan đã để qua đêm).

Khi gan dậy mùi, cho tiếp cà chua vào xào cho chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Khi thấy nồi cháo sôi thì cho gan, cà chua vào, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

Với món ăn này, mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cháo không dậy mùi tanh của gan khi nguội.

18. Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót

Nếu trẻ biếng ăn rau, mẹ có thể chế biến món cháo này để tăng cường chất xơ cho trẻ.

Chuẩn bị:

Gạo tẻ 30g, đậu hũ miếng nhỏ, rau ngót 30g.

Cách làm:

Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, mịn. Đậu hũ nghiền nát, rau ngót làm sạch, xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ. Khi nồi cháo đang sôi, cho rau ngót vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ, tiếp tục trút hết đậu vào nồi cháo, đảo đều.

Mẹ lại nêm gia vị lần cuối và tắt bếp. Mẹ múc cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn cho bé để cháo có vị ngậy thơm.

19. Cháo thịt gà nấm rơm

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, 1 đùi gà, nấm rơm 30g

Cách làm:

Đùi gà ninh nhừ lấy nước để nấu cháo. Gạo tẻ nấu với nước gà ninh thành cháo trắng đặc, mịn. Gà bỏ xương, xé nhỏ thịt. Nấm rơm làm sạch, thái chỉ hoặc xắt nhỏ.

Khi cháo sôi, mẹ cho nấm rơm vào đun đến khi chín, tiếp tục cho thịt gà vào ninh nhừ. Cháo chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Mẹ có thể cho thêm chút hành nếu trẻ ăn được gia vị.

Những lưu ý khi nấu cháo cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi

Trước khi thực hiện cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên, mẹ lưu ý không nên xay nhuyễn cháo và đồ ăn cho bé. Khi trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé cần được mẹ cho ăn những món ăn lỏng, nhuyễn.

Đến khi hơn 1 tuổi, bé đã có khả năng tiêu hóa khá tốt, kể cả các thực phẩm hải sản, nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều. Lúc này, mẹ nên cho bé làm quen với các thực phẩm đặc hơn một chút để giúp bé tập nhai tốt hơn.

Cho bé ăn đồ ăn quá nhuyễn khi đã lớn sẽ làm bé trở nên thụ động, không chịu nhai, lâu dần, làm ảnh hưởng đến cách ăn uống của trẻ. Hoạt động nhai làm sản sinh ra một loại enzym tiêu hóa giúp bé ăn ngon hơn.

Do tính chất công việc, nên nhiều mẹ không có thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái một cách chu đáo. Vì vậy, mẹ thường nấu một nồi cháo lớn để con ăn cả ngày. Điều này vô tình làm cho con ngán ăn và không hấp thu hết được các giá trị dinh dưỡng.

Khi nấu mẹ nêm ít gia vị, tốt nhất là gia vị cho bé ăn dặm để tốt cho sức khỏe trẻ

Mẹ chỉ nên nấu cháo trắng đủ ăn trong ngày – tùy theo độ tuổi của bé, còn đối với thực phẩm đi kèm với cháo cần được chế biến ngay lúc đó và cũng nên thay đổi trong ngày. Mẹ lưu ý chỉ nấu thức ăn cho con từ những thực phẩm tươi sống, không nên dùng đồ nấu sẵn, đồ ăn cũ hâm lại , hoặc đông lạnh, vì như vậy sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng cho bé.

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

7 Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn Dễ Làm, Đủ Chất

Bé 2 tuổi đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, tư duy và ngôn ngữ nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Bé biếng ăn kéo dài sẽ không đảm bảo dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Vì thế, mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn đầy đủ dinh dưỡng và thật hấp dẫn.

Bé 2 tuổi biếng ăn khiến mẹ rất lo lắng và không biết phải làm sao để con ăn ngon miệng trở lại. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ biếng ăn đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Trẻ bị bệnh tiêu hóa: Trẻ bị mắc bệnh về tiêu hóa, dạ dày hay hô hấp sẽ ăn uống kém hơn. Lúc này, mẹ cần điều trị bệnh cho con thay vì tìm cách trị biếng ăn. Một số trẻ có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc bị chấn thương.

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi không hợp lý: Các bữa ăn quá gần nhau, thực đơn lặp đi lặp lại hay thức ăn không hợp khẩu vị cũng khiến trẻ không còn hứng thú với bữa ăn.

Mắc chứng biếng ăn bẩm sinh: Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ và chơi mà không bao giờ đòi bú.

Biếng ăn do tâm lý: Trẻ 2 tuổi biếng ăn có thể là do thường xuyên bị người lớn quát mắng, ép ăn quá nhu cầu.

Trẻ 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng rất cao để phục vụ cho sự phát triển. Nếu biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến một số hệ quả nghiêm trọng như:

Thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn tăng trưởng

Chậm phát triển trí não

Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị mắc bệnh

Chỉ số EQ thấp, thụ động, tiếp thu chậm.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 2 tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em 2 tuổi rất cao do đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ. Hiểu được sự phát triển của con sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi ăn cơm phù hợp và đầy đủ để trẻ phát triển toàn diện.

Bé 2 tuổi đã đi vững và chạy nhảy khá tốt, có thể đứng nhón chân khi lấy đồ vật trên cao. Bé cũng đã biết bắt chước người lớn một số biểu cảm, hành động và rất thích nô đùa với trẻ khác. Đặc biệt, bé 2 đã bắt đầu có những hành vi ngang bướng, làm ngược lại ý của người lớn. Các chuyên gia gọi đó là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.

Đây cũng là giai đoạn bé học nói và hoàn thiện về ngôn ngữ. Trẻ 2 tuổi có thể nói được khoảng 2 đến 4 từ, lặp lại từ khi nghe hội thoại, phân biệt được màu sắc và biết chơi một số trò như lắp ráp, tìm vật bị giấu.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất, trí tuệ, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi mỗi ngày như sau:

Bé 2 tuổi ăn gì ? Mỗi ngày, bé cần được ăn 2 bữa chính với cơm nát và 2 bữa phụ với cháo hoặc súp, phở. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bằng hoa quả, sữa chua sau mỗi bữa ăn. Trẻ 2 tuổi cũng vẫn cần uống sữa. Vậy trẻ 2 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày ? Mẹ cho cần cho con uống 500 – 600ml sữa bao gồm sữa chua, sữa tươi, sữa công thức.

Khẩu phần ăn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần đảm bảo 4 nhóm chất gồm: bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng cụ thể trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ, 3 – 4 quả trứng/tuần.

Thời gian ăn hợp lý cho bé 2 tuổi:

Mẹ nên cho bé 2 tuổi ăn đúng giờ để hệ tiêu hóa của con có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn.

Một vài lưu ý giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ

Chuẩn bị các món ăn cho bé 2 tuổi hấp dẫn, nhiều màu sắc;

Để bé tự chủ động lựa chọn món ăn và tự xúc ăn;

Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn bằng những câu chuyện thú vị và không ngừng khen ngợi bé;

Cho bé ngồi ăn cùng bàn với gia đình để con cảm thấy mình đã lớn và cần tự lập hơn;

Cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn với các việc đơn giản.

Các Món Ăn Kích Thích Trẻ Ăn Ngon, Tiêu Hóa Tốt Mà Mẹ Nên Cho Ngay Vào Thực Đơn

29/05/2020

  

20417 lượt xem

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ

Lên thực đơn các món ăn cho trẻ, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:

– Xây dựng thực đơn dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ: Tùy theo giai đoạn phát triển, sở thích và nhu cầu mà mẹ chế biến món ăn phù hợp nhất. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều món ăn bổ dưỡng hay ăn những món con không thấy thích.

– Chế biến món ăn sáng tạo: Những món ăn sáng tạo và được trang trí nhiều màu sắc sẽ thu hút sự tò mò và thích thú của trẻ, từ đó tạo cảm giác ngon miệng cho con. Không nên chỉ cho trẻ ăn một số món nhất định trẻ thích một cách thường xuyên. Hãy nghĩ thêm nhiều món mới lạ hơn hoặc chế biến theo nhiều kiểu khác nhau: băm nhỏ, nấu súp, hấp, áp chảo,…

– Không ăn vặt quá nhiều: Đồ ăn vặt khiến con dễ no. Mặc dù đồ ăn vặt là một trong các món ăn kích thích trẻ ăn ngon, nhưng không đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng. Bạn hãy cho trẻ ăn vặt xa bữa ăn chính, ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe.

– Các món ăn kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt: Sau khi đã biết được vì sao bé lười ăn, biếng ăn thì mẹ cần chủ động điều chỉnh thực đơn hằng ngày hợp lý.

– Bí quyết giúp bé ăn ngon không phải mẹ nào cũng biết

– 5 loại thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh chóng

– Mẹ hãy ÁP DỤNG NGAY cách giúp bé ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thụ

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng – Làm cha như chuyên gia

2. Món ngon cho bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng với trẻ mà mẹ không thể qua loa được. Bởi đây chính là thời điểm cung cấp năng lượng trong ngày cho trẻ, giúp trẻ tỉnh táo tinh thần, vui chơi và khám phá tốt hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bữa sáng cho trẻ phải giàu protein, các dưỡng chất như chất xơ, canxi, khoáng chất,…

Mẹ có thể nấu súp thịt bò khoai tây như một  món ngon lý tưởng cho trẻ vào mỗi buổi sáng. Trong thịt bò có chứa nhiều protein và khoáng chất như sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Kết hợp cùng các loại rau củ giàu chất xơ, cà rốt, khoai tây hay đậu… để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng chán ăn ở trẻ. Ngoài ra còn có các món ngon mà mẹ có thể tìm hiểu để nấu cho con như cháo tim heo, cháo trứng gà, cháo lươn nấu khoai môn,… đều là những món ăn bổ dưỡng hàng đầu cho bữa sáng.

3. Món ngon cho bữa trưa

Khoảng thời gian lý tưởng để trẻ ăn trưa là từ 10h30 – 11h30. Trong bữa trưa, mẹ có thể nấu các món ăn kích thích trẻ ăn ngon từ cá, thịt, trứng, rau xanh… để đảm bảo trẻ hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.

Nếu trẻ đã biết ăn dặm, hãy cho trẻ được ăn cùng với gia đình. Một bữa ăn đầy đủ các thành viên, trẻ tự ăn sẽ giúp con thấy thoải mái, ăn uống tốt hơn. Các  món ăn đa dạng cũng cung cấp đầy đủ chất. Mẹ có thể tham khảo làm món tôm rim chua ngọt giàu vitamin A, D tốt cho xương, hạn chế tình trạng còi xương của trẻ. Hãy những món ăn khác như canh rau ngót thịt băm, cháo tôm, cơm nát thịt băm, thịt viên sốt cà chua…

Đồng thời, hãy cho trẻ uống thêm một cốc sữa hay sữa chua, hoa quả như một bữa ăn vặt, có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.

4. Món ngon cho bữa tối

Một bữa tối nhẹ nhàng và không ăn quá no khiến trẻ đầy bụng hay khó ngủ. Các món ăn kích thích ăn ngon ở trẻ bằng cách nấu nhạt hơn và có đầy đủ: thịt hoặc cá, rau đậu, gạo, mì…

Để trẻ có hứng thú với bữa ăn tối, mẹ hãy chế biến những món bổ dưỡng và trang trí bắt mắt. Cháo bí đỏ thịt gà là một gợi ý trong các món ăn của mẹ. Trong bí đỏ và thịt gà có nhiều protein, vitamin A, khoáng chất như canxi, photpho,.. giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển xương, mắt và giúp con phát triển toàn diện.

5. Bí kíp phòng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cho con trong thực đơn hàng ngày

Mặc dù bố mẹ rất cẩn thận trong việc lên thực đơn cho con, xong vẫn nhiều người phản ánh về Viện dinh dưỡng VHN Bio: “Tại sao con em ăn uống tốt, đầy đủ mà vẫn có biểu hiện thiếu chất?”. Chắc chắn do hệ tiêu hóa của con chưa hoạt động tốt hoặc cũng có thể nguồn thực phẩm bố mẹ lựa chọn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con, hay quá trình chế biến sai cách vô tình làm mất đi các vi chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho bé!

Thấu hiểu được những lo lắng của bố mẹ, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã ứng dụng Công nghệ sinh học Bio – Organic để cho ra mắt thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin – Đề kháng khỏe, trẻ ăn ngon.

Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền…

Sử dụng Scumin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường với độ an toàn, hiệu quả cao. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn /

Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.

Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Bạn đang xem bài viết Món Ngon Cho Bé 1 Tuổi Biếng Ăn Mà Vẫn Đủ Chất, Mẹ Nên Tham Khảo Ngay trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!