Xem Nhiều 3/2023 #️ Mỗi Người Dân Là Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 7 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mỗi Người Dân Là Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mỗi Người Dân Là Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Không ai hiểu được đặc trưng văn hóa và đời sống một cộng đồng bằng chính các thành viên đang sinh sống trong cộng đồng ấy. Do đó, trong phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, việc thu hút sự tham gia và nhấn mạnh vai trò của người dân, được xem là một điều kiện cần thiết và quan trọng.

Có dịp ghé về bản Đôn (xã Thành Lâm, huyện Bá Thước) để nghỉ ngơi, thăm thú, chúng tôi mới hiểu vì sao bản du lịch sinh thái – cộng đồng này sớm tìm được chỗ đứng trong lòng du khách. Ngoài cảnh quan tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, trong lành và yên bình, thì con người là một trong những nguyên do, để lý giải cho sức hấp dẫn của bản Đôn. Những cư dân bản địa, bất kể là người trực tiếp hay gián tiếp tham gia làm du lịch, đều đón tiếp du khách bằng thái độ tự nhiên, chân thành, hòa nhã và dễ chịu. Tôi đã gặp nhiều người trong số họ, từ quản lý một homestay, nhân viên phục vụ, đến người dân… và mỗi người đều có thể mang lại cho tôi thêm nhiều hiểu biết thú vị về vùng đất và con người nơi đây.

Chẳng hạn, câu chuyện ẩm thực riêng có được một chàng trai người Thái “kể” trực tiếp qua quá trình chế biến, nêm nếm gia vị, qua hương thơm, màu sắc của món lợn mán nướng. Hoặc chuyện về quá trình chuyển từ làm nương rẫy, sống dựa vào lúa ngô sang làm du lịch và các dịch vụ kèm theo của người nông dân tôi vô tình gặp. Khi du lịch đang dần “đổi màu” đời sống cộng đồng, từ nghèo đói trở nên no đủ; thì bản thân mỗi thành viên sẽ càng ý thức được, là cần bảo vệ môi trường sống, môi trường tự nhiên và phong tục, tập quán của cộng đồng mình. Và với tôi, mỗi người trong số họ đều như một hướng dẫn viên du lịch đầy hiểu biết, nhiệt tình và trách nhiệm. Qua đó, mang đến cho khách du lịch sự trải nghiệm phong phú và cảm giác hài lòng.

Du lịch phát triển gắn với con số triệu du khách, hàng chục tỷ đô la và hệ thống các chính sách vĩ mô, các dự án đầu tư lớn, các công trình hạ tầng, phương tiện kỹ thuật tầm cỡ. Du lịch cũng gắn chặt với các di sản, phong cảnh, với khách sạn, nhà hàng… Song, sẽ là không đủ nếu du lịch không gắn với cộng đồng nhất định, hay gắn với đời sống văn hóa của một cộng đồng nào đó. Đã có không ít bài học kinh nghiệm thực tiễn, từ những địa phương đã xây dựng và áp dụng những kỹ năng thực hành du lịch lành mạnh đến cộng đồng và từng người dân. Có dịp về với di sản văn hóa phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), du khách càng cảm nhận rõ điều đó. Những kỹ năng được bắt đầu từ câu “cảm ơn”, “xin mời” nơi cửa miệng; bằng nụ cười mến khách, thái độ trung thực, được mỗi người thực hành một cách tự nhiên và chân thành. Và mỗi người trong cộng đồng ấy thực sự là một hướng dẫn viên, nếu du khách có thắc mắc về đường đi, nơi ăn nghỉ, mua sắm, giá cả… họ đều sẵn sàng giúp đỡ bằng sự nhiệt tình và trách nhiệm.

Từ vài ví dụ nêu trên để thấy rằng, vai trò của người dân trong phát triển du lịch là không thể phủ nhận. Họ – những “hướng dẫn viên du lịch cộng đồng” là người bản địa, cũng là người có hiểu biết phong phú, sâu sắc về khu, điểm du lịch. Do đó, thay vì dựa vào sách vở lý thuyết, họ dựa theo vốn sống, theo kinh nghiệm để truyền đạt những hiểu biết của mình một cách dung dị và dễ hiểu nhất. Đặc biệt, chính công việc và đời sống hàng ngày của họ đã là một bản thuyết minh có sức thuyết phục du khách. Đồng thời, khi ý thức được du lịch đang trở thành nguồn thu nhập quan trọng, thì chính họ sẽ là những người đầu tiên “nói không” với tình trạng bắt chẹt, vòi vĩnh, ăn xin, móc túi du khách. Cùng với đó là ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cũng dần được nâng lên; cũng như giảm thiểu các biểu hiện thiếu văn minh, văn hóa trong du lịch. Nhờ vậy, mỗi người cũng là sẽ một cầu nối, một sợi dây liên hệ giữa du khách với cộng đồng làm du lịch hay điểm đến du lịch.

Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để mỗi người dân có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch tích cực và trách nhiệm? Câu trả lời không khó, nếu mỗi người đều mong muốn và nỗ lực thay đổi những thói quen, những cách làm du lịch không còn phù hợp. Từ đó, hình thành những thói quen tốt, những cách làm hay. Đơn cử như hãy làm sạch, làm đẹp thêm căn nhà của mình và làm đẹp chính con người mình bằng lối hành xử văn hóa. Hoặc, thay vì vứt bừa rác thải ra đường, xuống cống rãnh thoát nước, thì hãy xả rác đúng nơi quy định. Hoặc thay vì cố gắng chen lấn, xô đẩy để dành một chỗ đứng khi mua hàng, một chỗ ngồi trên xe buýt, thì hãy xếp hàng tuần tự và biết nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật… Đó đều là những việc làm rất nhỏ, nhưng sẽ góp phần không nhỏ vào việc hình thành văn hóa du lịch. Và làm được như vậy, thì mỗi người dân đều có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch, đang quảng bá hình ảnh du lịch thân thiện, văn minh đến đông đảo du khách.

Đương nhiên, để có được các kỹ năng ứng xử lành mạnh, văn minh trong du lịch, không chỉ cần ngày một ngày hai. Đó là kết quả của một quá trình thực hành kiên trì và dần hoàn thiện tới mức trở thành thói quen, thành lối ứng xử tự nhiên. Từ đó, mang đến cho du khách những sản phẩm, những dịch vụ, những trải nghiệm được thực hiện bằng tấm lòng yêu nghề, yêu người và yêu cuộc sống của mỗi người dân.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân

Chủ Tịch Vietravel Airlines: Mỗi Tiếp Viên Là Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch Ngay Trên Mỗi Chuyến Bay

Ông Nguyễn Quốc Kỳ bước đầu hoàn thành giấc mơ bay cùng Vietravel Airlines và đang tiếp tục cùng cộng sự “chắp cánh” để hãng bay cao, bay xa.

Hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam – Vietravel Airlines vừa chính thức ra mắt sau hơn 1.000 ngày kể từ khi có đề án thành lập. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Airlines, đã có những chia sẻ thú vị về kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển của hãng trong thời gian tới vớiphóng viên Doanh nghiệp Việt Nam.

Chúc mừng ông và Vietravel Airlines vừa có buổi ra mắt thật tuyệt vời nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Vietravel Holdings. Điều mà hành khách quan tâm nhất lúc này là khi nào hãng sẽ bay thương mại và có phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán 2021 không, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Kỳ: Vietravel Airlines đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và thủ tục cần thiết để tiến hành khai thác thương mại, bao gồm giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC); thương quyền vận tải hàng không, slot bay và mạng bay theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam.

Hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam – Vietravel Airlines vừa chính thức ra mắt sau hơn 1.000 ngày kể từ khi có đề án thành lập.

Hãng dự định sẽ mở bán vé ngay đầu tháng 1/2021, để có thể cất cánh chuyến bay thương mại đầu tiên vào khoảng giữa tháng 1, nên có thể phục vụ được hành khách trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu này. Trong đó, các chuyến đầu tiên của hãng sẽ là giữa Huế – Hà Nội – Sài Gòn. Từ các điểm đến này, hãng sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay tới những địa điểm du lịch mới, như: Phú Quốc, Nha Trang, Vân Đồn, Đà Nẵng…

Ngay trong tháng 1/2021, hãng sẽ có 3 máy bay vận chuyển khách, trong đó một chiếc đã nhận, 2 chiếc còn lại sẽ tiếp nhận trong tháng 1/2021. Kế hoạch của hãng là đến tháng 6/2021 sẽ nhận tiếp lô máy bay mới để phát triển các đường bay khác nhằm hoàn thiện kế hoạch khai thác đã đề ra.

Điều hành khách cũng hết sức quan tâm đó là phân khúc giá vé của Vietravel Airlines sẽ thế nào?

Ngay từ đầu khi xin cấp phép, hãng đăng ký kinh doanh ở phân khúc hỗn hợp nên giá vé của Vietravel Airlines sẽ nằm ở giữa mức giá của Vietjet và Bamboo Airways, với một số loại dịch vụ khác biệt hơn.

Vietravel Airlines sẽ cất cánh chuyến bay thương mại đầu tiên vào khoảng giữa tháng 1/2020 để phục vụ hành khách trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Giá vé của “tân binh” này sẽ ở phân khúc giữa mức giá của Vietjet và Bamboo Airways.

Về chính sách giá vé, cũng giống như các hãng hàng không khác, giá vé của Vietravel Airlines sẽ có rất nhiều hạng. Giai đoạn 1 của hãng trên Booking Class (hạng đặt chỗ) có ít nhất 17 hạng vé, khách hàng có thể lựa chọn từ vé thấp nhất đến cao nhất.

Là một “tân binh” trong ngành hàng không, vậy đâu là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Vietravel Airlines, thưa ông?

Chúng tôi xuất phát điểm là tập đoàn du lịch, lữ hành điểm nổi bật nhất có lẽ là cái tên của hãng, đây là hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam, phục vụ cho ngành du lịch.

Sự khác biệt sẽ được hiện thực hoá trên các chuyến bay bằng dịch vụ, tiếp viên có thể trở thành một hướng dẫn viên, để giúp hành khách có những trải nghiệm thú vị trong mỗi hành trình. Ví dụ, như hành khách đi một chuyến bay từ TP. HCM – Hà Nội, khi đặt chân xuống Hà Nội, hành khách có thể biết ăn ở đâu, ẩm thực, vui chơi giải trí. Hay khách bay từ TP. HCM – Tokyo (Nhật) vừa xuống máy bay có thể biết đâu là điểm mua sắm, ẩm thực, vui chơi, giải trí…

Là hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam, nên sự khác biệt của Vietravel Airlines sẽ được hiện thực hoá trên các chuyến bay bằng dịch vụ, mỗi tiếp viên sẽ trở thành một hướng dẫn viên du lịch để giúp hành khách có những trải nghiệm thú vị trên mỗi chuyến bay.

Tạo sự khác biệt để hãng thành công là đúng. Còn quan điểm về cạnh tranh, tôi cho rằng, tại sao chúng ta cứ nghĩ phải cạnh tranh với các hãng khác ở Việt Nam? Hiện nước ta mới có 5 hãng hàng không, với 100 triệu dân, tại sao không nghĩ Vietravel Airlines sẽ là hãng hàng không góp phần đưa thị trường này lớn mạnh hơn. Cùng đem thương hiệu “hàng không Việt Nam” đủ sức cạnh tranh với các hãng quốc tế khác để giành lấy thị phần, cạnh tranh trên thế giới.

Là hãng hàng không đến sau, Vietravel Airlines luôn phải cố gắng nhiều hơn những hãng đang hoạt động, bằng cách đem đến những trải nghiệm cảm xúc thăng hoa và khác biệt để khách hàng cảm nhận đó là một hành trình văn hóa chứ không chỉ là một chuyến bay. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để tạo dựng sự tin tưởng, thoải mái và hài lòng cho hành khách của Vietravel Airlines.

Ông có thể lý giải vì sao Vietravel Airlines lại chọn đặt trụ sở chính ở Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài?

Việc hợp tác giữa Vietravel với Thừa Thiên Huế bắt đầu từ rất lâu. Huế là Cố đô và là điểm đến du lịch đang phát triển, đặc biệt hạ tầng ở sân bay đang tiếp tục đầu tư. Vietravel Airlines chủ yếu phục vụ khách du lịch, nên chúng tôi nhìn thấy tiềm năng trong tương lai.

Việc chọn Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài làm “căn cứ” giúp đón luồng khách du lịch khu vực Đồng Hới – Huế – Đà Nẵng – Hội An qua Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, giúp giảm tải cho Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng hiện nay.

Là hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam, Vietravel Airlines cam kết đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho du khách bằng sự phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm.

Ngoài ra, với việc chọn Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài làm sân bay “căn cứ” sẽ không tạo áp lực lên các Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài, được xem là khá chật chội trong thời điểm hiện nay.

Bên cạnh đó, Vietravel Airlines ra đời giúp Vietravel hoàn thành hệ sinh thái dịch vụ du lịch của mình. Điều này giúp Vietravel tạo ra sự thuận tiện, chủ động để tạo ra các gói sản phẩm cạnh tranh và có chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Hàng không là một trong những ngành thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19, vậy Vietravel Airlines ra đời thời điểm này có phải quá khó khăn?

Đúng là rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao Vietravel cho ra đời hãng hàng không trong giai đoạn rất nhiều hãng hàng không trong nước và quốc tế gặp khó khăn. Mà thực sự mở hãng hàng không trong giai đoạn COVID-19 này rất là khó khăn.

Vietravel Airlines ra đời giúp Vietravel hoàn thành hệ sinh thái dịch vụ du lịch của mình. Điều này giúp Vietravel tạo ra sự thuận tiện, chủ động để tạo ra các gói sản phẩm cạnh tranh và có chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Nhưng đổi lại, cũng có những thuận lợi để tối ưu hóa chi phí. Ví dụ, tất cả chi phí đầu vào như thuê máy bay, phí dịch vụ đều giảm rất mạnh so với giai đoạn trước dịch. Nhưng hiện tại, các chi phí nhân lực, xăng dầu cũng thấp hơn.Và trong bối cảnh ngành hàng không, du lịch đang tung ra các gói kích cầu, cũng hỗ trợ phần nào cho hãng mới gia nhập thị trường.

Cũng phải khẳng định thêm, đề án của chúng tôi không phải trong 6 tháng hay 1 năm, mà là 50 năm. Điều rất thuận tiện cho một công ty hàng không mở ra là khai thác được thị trường. Hiện nay, Vietravel đã có hàng triệu du khách mỗi năm, đó là nền tảng và tiền đề để Vietravel Airlines phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì

I. Hướng dẫn viên du lịch là gì?

II. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch

Trong doanh nghiệp lữ hành, nhân viên hướng dẫn viên du lịch là người đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến cả quá trình vận hành của doanh nghiệp. Những vai trò và nhiệm vụ của một hướng dẫn viên du lịch là:

Tạo mối quan hệ và tiếp xúc trực tiếp khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau.

Là người đồng hành với du khách trong suốt cuộc hành trình khám phá điểm tham quan.

Là người đứng ra thu xếp, giải quyết và xử lý mọi tình huống trong suốt hành trình du lịch

Giữ vai trò giới thiệu, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Hơn thế, họ còn là người đại diện để giới thiệu với du khách nước ngoài về những nét đẹp văn hóa, thiên nhiên của đất nước.

Đặc biệt, hướng dẫn viên du lịch còn là người nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng cũng như ý kiến phản hồi để giúp doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chiến lược kinh doanh tốt nhất.

III. Hướng dẫn viên du lịch cần những kỹ năng gì?

Một hướng dẫn viên du lịch xuất sắc cần có những kỹ năng sau:

Là kỹ năng quang trọng nhất để tạo nên hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Bởi nếu không thể ăn nói trôi chảy thì khi tiếp xúc với du khách sẽ nói hay vấp, rụt rè dẫn tới thiếu tự tin.

Chính vì vậy, thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp sẽ là yếu tố trở thành hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.

Phi ngôn ngữ được coi là “con dao hai lưỡi” đối với hướng dẫn viên du lịch. Biết cách sử dụng thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng hành động mơ hồ, gây hiểu sa ý cho du khách có thể đem lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Vì vậy, tự tin trong sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, nét mặt,…) một cách phù hợp (đúng lúc, đúng chỗ) sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.

Là một trong những kỹ năng mềm quan trong nhất của một hướng dẫn viên du lịch. Việc sắp xếp nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lý, nói gì trước, nói gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự chú ý, lôi cuốn du khách trong suốt chuyến đi.

Doanh nghiệp bạn là chủ yếu du lịch inbound thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Lựa chọn ngôn ngữ (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ là cơ sở khi làm hướng dẫn viên du lịch.

Đừng bao giờ nhìn một sự vật, hiện tượng bằng một chiều mà xem xét. Có nghĩa là hãy nhìn nhận một việc bằng cả hai mặt tốt và xấu để có được đánh giá khách quan.

Tương tự trong tour du lịch, hdvdl cũng cần tìm hiểu về những tình huống thường xuyên xảy ra để có những kỹ năng phản ứng nhanh giúp cho người hướng dẫn viên tránh được tình huống xấu ngoài mong đợi xảy ra.

Khi tổ chức tour du lịch sẽ đi theo tập thể và có sự tác động – hỗ trợ lẫn nhau trong công việc làm cho nó được nhất quán. Hướng dẫn viên du lịch phải biết cách tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong suốt chuyến đi.

Đặc biệt, khi đến địa điểm du lịch, hướng dẫn viên phải biết cách tổ chức, đan xen xác hoạt động trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách hàng để khuấy động tình thần cho du khách.

Hoạt động trong ngành dịch vụ, một hướng dẫn viên du lịch phải làm sao một lúc làm hài lòng hàng chục người. Luôn luôn trong tâm thế vui vẻ, nhiệt tình, thoải mái với du khách trong mọi tình huống dù đó là tình huống xấu đi chăng nữa.

Vì vậy, là một hướng dẫn viên du lịch dẫn đầu cho một hành trình, luôn phải giữ sự điềm tĩnh, tạo sự tin tưởng cho du khách.

Là một kỹ năng bổ sung cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn tour, ngoại ngữ giỏi,… thì cũng cần tự trạng bị những kỹ năng khác như: mạng xã hội, truyền hình, quay phim, chụp ảnh,… góp phần rất lớn trong sự thành công của chuyến đi.

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel – đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Có Nên Cấm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Người Nước Ngoài?

(Minh họa: Ngọc Diệp)

“Dự thảo luật Du lịch sửa đổi cần bổ sung quy định về cấm hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hoặc điều kiện để cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên là người có quốc tịch Việt Nam và có quy định hoặc viện dẫn quy định chế tài để xử lý”. Đây là ý kiến rất đáng quan tâm bởi đã hơn một lần, vấn đề này gây bức xúc dư luận.

Việc hướng dẫn viên du lịch nước ngoài “hoành hành” tại Việt Nam, theo ĐB Triệu Thanh Dung, ngoài nguyên nhân buông lỏng quản lý, còn có một nguyên nhân khá quan trọng, đó là thiếu hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, có đủ năng lực và phẩm chất.

Hiện, cả nước chỉ có 9.500 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, phục vụ cho 8 triệu khách du lịch nước ngoài du lịch tại Việt Nam và 6 triệu lượt khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch trong một năm. Trong khi, cả nước chỉ có 7.150 hướng dẫn viên du lịch nội địa, nhưng phục vụ hơn 45 triệu lượt khách du lịch một năm. Đại biểu Dung ước tính, để phục vụ lượng khách trên cần 25.000 hướng dẫn viên quốc tế, 50.000 hướng dẫn viên nội địa.

Bài toán phát triển du lịch đã được Chính phủ Việt Nam đặt ra từ nhiều năm nay. Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua tại nghị trường Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định đây phải là ngành mũi nhọn. Hiện ngành đang mang lại 17% GDP. Dù tỷ lệ tăng trưởng khách khá lớn, 25% nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, du lịch vẫn chưa phải là một ngành kinh tế mũi nhọn.

Trên thực tế, cái mục tiêu ngang bằng với các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore… vẫn là ước mơ xa vời vợi. “Thông điệp” về diện mạo du lịch Việt vẫn hạn chế, nghèo nàn, mãi chỉ loanh quanh với chiếc nón lá, với bát phở… đã từng được đưa ra trong phiên chất vấn với nguyên Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh tại Quốc hội nhiệm kỳ trước và giờ đây “chuyển tới người kế nhiệm – lời nguyên Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh”.

Trở lại với đề xuất của ĐB Triệu Thanh Dung về vấn đề từng gây bức xúc dư luận, còn nhớ cuối tháng 6 vừa qua, tại buổi đối thoại với Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ, ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho biết có hướng dẫn viên tiếng Trung của Việt Nam phát hiện hướng dẫn viên của Trung Quốc giới thiệu “trước đây Việt Nam thuộc Trung Quốc, toàn bộ biển Đà Nẵng là của Trung Quốc”.

Thông tin trên đã gây sốc trong dư luận bởi nếu xác thực, đây là hành động láo xược, xuyên tạc sự thật lịch sử, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây phương hại đến tình hữu nghị hai dân tộc và làm hoen ố hình ảnh của chính đất nước họ, ảnh hưởng đến nhiều người Trung Quốc khác.

Trên báo Vietnam Net ngày 1/7, bài “Hướng dẫn viên người Hoa nói cố đô Huế thuộc TQ” còn cho biết một người Trung Quốc dẫn đoàn đi thăm quan Huế, nói Đại nội có kiến trúc giống Trung Quốc bởi trước đây nơi này thuộc Trung Quốc, một hướng dẫn viên du lịch cho biết bị HDV Trung Quốc cướp mic, xuyên tạc Biển Đông là biển Nam Trung Quốc.

Vì thế, việc siết chặt quản lý, thậm chí cấm hướng dẫn viên du lịch là người nước ngoài của ĐB Triệu Thanh Dung không phải không có lý, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

Bạn đang xem bài viết Mỗi Người Dân Là Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!