Cập nhật thông tin chi tiết về Mở Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Liệu Có Còn Hot Hay Không? mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán lẻ điện thoại và thiết bị di động lớn mạnh có thể kể đến như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Cellphone S, Bạch Long Mobile, Hnam Mobile,… Đồng thời còn rất nhiều cửa hàng, các nhà phân phối nhỏ lẻ chuyên kinh doanh các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng mọc lên ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mặc dù vậy, các cửa hàng lớn đó chỉ đa dạng về điện thoại, máy tính bảng nhưng không thực sự mạnh về mảng phụ kiện. Bởi vì không có sự đa dạng về kiểu dáng đồng thời giá thành thường cao hơn so với các cửa hàng bên ngoài.
Chính vì thế, đây vẫn là là cơ hội dành cho những ai có ý định kinh doanh, mở cửa hàng phụ kiện điện thoại hiện nay. Khách hàng có thể mua điện thoại hay máy tính bảng từ các nhà phân phối lớn nhưng thường tìm đến các cửa hàng bán phụ kiện nhỏ lẻ để chọn ốp lưng, bao da, dán màn hình vì có giá thành cạnh tranh, rẻ hơn, kiểu dáng đa dạng hơn. Đó là chưa kể đến xu hướng thị trường điện thoại, công nghệ thay đổi liên tục, phát triển liên tục của các dòng điện thoại hay máy tính bảng mới ra mắt hàng năm nên ý tưởng kinh doanh phụ kiện điện thoại còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Nguồn hàng phụ kiện đa dạng và phong phú:
Thêm một ưu điểm của việc kinh doanh, mở cửa hàng phụ kiện điện thoại hiện nay đó chính là nguồn hàng đa dạng, phong phú, với rất nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau. Bạn có thể lấy hàng từ các đại lý, cửa hàng bán buôn phụ kiện điện thoại, các chợ lớn hoặc trung tâm thương mại, các chợ cửa khẩu hay đi đánh hàng trực tiếp ở Quảng Châu, Trung Quốc. Do đó việc lựa chọn một nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu về kiểu dáng đẹp, giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo không quá khó khăn. Bạn có thể tham khảo nhiều mối hàng khác nhau để so sánh giá và chất lượng trước khi nhập hàng về kinh doanh.
Vốn mở cửa hàng phụ kiện điện thoại linh hoạt:
Kinh doanh điện thoại cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều chủ cửa hàng phụ kiện điện thoại quan tâm đầu tiên. Bởi ngoài số tiền nhập hàng thì nếu mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại, bạn còn phải chi trả chi phí cho tiền thuê mặt bằng, tiền làm biển hiệu, tủ kính, trang trí nội thất, vật tư cần thiết. Số tiền đầu tư này không cố định bởi nó còn phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh và quy mô cửa hàng.
Thông thường, chỉ cần khoảng 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng là bạn có thể mở một cửa hàng phụ kiện điện thoại ban đầu với quy mô vừa, trong đó số vốn nhập hàng dao động khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Nếu như ngôi nhà bạn đang ở có thể làm mặt bằng kinh doanh thì bạn nên tận dụng để tiết kiệm chi phí. Hoặc bạn có thể thuê một mặt bằng nhỏ trước, với chi phí thuê khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng và kết hợp với việc bán phụ kiện online để thu hút khách hàng. Nếu chỉ bán phụ kiện điện thoại online, không cần mở cửa hàng thì bạn chỉ cần khoảng 15 triệu đồng là có thể bắt đầu việc kinh doanh phụ kiện.
Trong trường hợp bạn muốn xây dựng một cửa hàng lớn, kinh doanh hầu hết các mặt hàng phụ kiện điện thoại hiện nay như bao da, ốp lưng, miếng dán màn hình, pin sạc dự phòng, tai nghe từ bình dân đến cao cấp cho hầu hết các dòng điện thoại, máy tính bảng phổ biến trên thị trường thì chi phí phải bỏ ra khoảng trên 100 triệu đồng, trong đó số vốn để lấy hàng dao động trong khoảng từ 40 triệu đến 50 triệu đồng.
Cửa hàng phụ kiện điện thoại gặt hái lợi nhuận cao:
Một trong số các lý do khiến các cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại mọc lên ngày càng nhiều đó chính là đây là một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận. Bởi có nhiều loại ốp lưng hoặc miếng dán màn hình cường lực lấy giá sỉ chỉ từ 13 đến 30 nghìn đồng tùy loại nhưng giá bán cho khách hàng với mặt bằng chung trên thị trường phải từ 70 ngàn đến hơn 100 nghìn đồng. Tuy nhiên bạn phải lấy hàng số lượng càng nhiều thì giá vốn mới càng tốt.
Với mặt hàng phụ kiện là miếng dán điện thoại, bạn thường phải lấy theo lô hoặc với số lượng từ 50, 100 đến 500 sản phẩm cho một lần lấy hàng, lấy càng nhiều càng rẻ. Ví dụ với một sản phẩm ốp lưng đơn giản cho iPhone 7 hay iPhone 7 Plus có giá buôn 12 nghìn, mức giá bán cho khách có thể lên tới 50 đến 70 nghìn, gần như một vốn bốn lời. Đó là chưa kể việc bán thêm các loại phụ kiện khác như ốp lưng, gậy tự sướng, tai nghe. Tính sơ sơ thì nếu một ngày bạn bán được 15 đến 20 lượt khách thì có thể thu được cả triệu tiền lợi nhuận kinh doanh.
Khó khăn khi mở cửa hàng phụ kiện điện thoại:
Khó khăn lớn nhất khi kinh doanh phụ kiện điện thoại ở thời điểm hiện nay chính là các cửa hàng phụ kiện điện thoại mọc lên ngày càng nhiều. Điều đó khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Đồng thời, các dòng điện thoại hay máy tính bảng thường xuyên có các model mới được sản xuất và du nhập vào thị trường. Nên việc đảm bảo cửa hàng có đầy đủ phụ kiện cho tất cả các dòng điện thoại là không đơn giản. Đặc biệt là các dòng điện thoại hot như Samsung hay iPhone, lượng phụ kiện cần phải đa dạng hơn nhiều so với các điện thoại ít người sử dụng.
Bên cạnh đó, bán hàng phụ kiện điện thoại còn phát sinh rất nhiều hàng tồn kho. Có rất nhiều dòng phụ kiện điện thoại không bán được đồng thời thị hiếu khách hàng khác nhau tùy người nên đôi khi các cửa hàng kinh doanh điện thoại có lúc có tới 1/3 lượng phụ kiện được xếp vào danh sách hàng khó tiêu thụ. Đó là chưa kể đến việc nhu cầu và thị hiếu của thị trường thay đổi thường xuyên, các dòng máy mới xuất hiện liên tục nên các chủ cửa hàng luôn luôn phải nhập theo hàng để bắt kịp xu hướng dù rất nhiều loại phụ kiện còn tồn đọng.
Vậy có nên mở cửa hàng phụ kiện điện thoại không?
Dù có không ít khó khăn và sự cạnh tranh lớn tuy nhiên kinh doanh phụ kiện điện thoại luôn là một ý tưởng khởi nghiệp đầy sức hút và tiềm năng. Bởi vì sự phát triển của các dòng sản phẩm điện thoại hay thiết bị di động mới vẫn luôn tiếp tục sẽ kéo theo lượng lớn nhu cầu sử dụng mặt hàng này. Điều quan trọng là bạn cần có kế hoạch kinh doanh đúng đắn, biết cách nắm bắt xu hướng và thị hiếu của thị trường. Đồng thời nên có chiến lược nhập hàng hợp lý để tránh tình trạng tồn hàng nhiều.
Ngoài ra, bên cạnh việc mở cửa hàng phụ kiện điện thoại, bạn còn nên mở rộng thêm các kênh bán hàng online để thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. Và một điều quan trọng nữa mà các chủ cửa hàng khi mới bắt đầu kinh doanh thường hay bỏ qua, đó là chỉ quen theo dõi, quản lý bán hàng, thu chi bằng sổ sách thủ công. Hoàn toàn không nên như vậy, hãy trang bị cho mình một phần mềm quản lý cửa hàng phụ kiện điện thoại để giúp bạn vừa bán hàng vừa quản lý mọi thứ một cách tiện lợi, hiệu quả nhất.
Dùng thử miễn phí Phần mềm quản lý bán hàng chúng tôi – SIÊU ĐƠN GIẢN, ai cũng dùng được AN NHÀN BÁN HÀNG – THẢNH THƠI HƯỞNG THỤ
Mở Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Thành Công 2022
Nghề kinh doanh phụ kiện điện thoại có lãi không? Trong thời đại mà công nghệ và smartphone bùng nổ như hiện nay thì rõ ràng miếng bánh kinh doanh phụ kiện điện thoại cũng cực kỳ béo bở. Nếu bạn đang có ý tưởng và muốn khởi nghiệp mở shop kinh doanh phụ kiện điện thoại 2020 thì đừng bỏ qua 11 yếu tố quan trọng sau đây!
Chắc chắn đây sẽ là những bí quyết và tư vấn mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại vô cùng quý báu với bạn.
1. Có nên mở cửa hàng kinh doanh bán phụ kiện điện thoại không?
Nhiều người cho rằng phụ kiện điện thoại đang là mảnh đất màu mỡ, rất đáng để đầu tư. Lý do đâu để có nhận định này?
Kinh doanh phụ kiện điện thoại có rất nhiều thuận lợi và hứa hẹn sẽ khá ổn định:
Sự phát triển của điện thoại thông minh kéo theo các sản phẩm đi kèm như: ốp lưng, bao da, gậy tự sướng, sạc dự phòng… Có đến 60% dân số nước ta sử dụng smartphone tăng đều qua các năm. Cho thấy một thị trường mở, sức mua lớn.
Chi phí mở cửa hàng phụ kiện điện thoại có lớn không?: Có rất nhiều cách buôn bán phụ kiện điện thoại với số vốn nhỏ, các sản phẩm có mức giá trung bình không quá cao, rất phù hợp cho các bạn có ý định khởi nghiệp.
Không nhất thiết cần có của hàng: Nếu chưa có nhiều vốn đầu tư, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bán online trước, sau đó mới mở rộng, thuê các địa điểm.
Nguồn hàng đa dạng, dồi dào… từ nội địa Trung Quốc là một điểm cộng nữa. Nếu bạn nhập hàng từ Trung Quốc thì hoàn toàn không cần lo lắng đến mẫu mã, sẽ luôn có sự đổi mới nhanh chóng, độc đáo, thỏa mãn nhu cầu của người dùng.
Cách thức nhập hàng dễ dàng, thuận tiện: Việc nhập hàng từ nội địa Trung Quốc hoặc các cửa khẩu hiện nay khá dễ dàng vì thế bạn không cần lo lắng khi chưa có kinh nghiệm buôn bán phụ kiện điện thoại. Thậm chí bạn hoàn toàn có thể nhập hàng online nhanh chóng.
Chốt lại, có nên mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại hay không? – CÓ, rất khả quan và đáng để đầu tư.
Vậy khởi nghiệp mở shop kinh doanh phụ kiện điện thoại cụ thể cần những gì, cần bao nhiêu vốn, lấy hàng ở đâu?
2. 11 Bí quyết để thành công trong nghề kinh doanh bán phụ kiện điện thoại
Đâu là cách mở cửa hàng phụ kiện điện thoại hiệu quả? Bạn cần phải có cho riêng mình một kế hoạch kinh doanh phụ kiện điện thoại càng cụ thể, chi tiết càng tốt. Hãy sẽ phải nắm rõ 11 yếu tố quan trọng sau đây cũng như những tư vấn, kinh nghiệm mở cửa hàng phụ kiện điện thoại 2020 hữu ích:
Đầu tiên, hãy trang bị cho mình những kiến thức lý thuyết về ngành, những ý tưởng kinh doanh, buôn bán phụ kiện điện thoại hiệu quả. Bởi bạn đâu thể cung cấp, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình nếu chính bạn cũng không hề hiểu về phụ kiện điện thoại, đúng không?
Chưa kể đến, ngành điện thoại thông minh phát triển cực kỳ nhanh chóng, mỗi năm có đến hàng trăm, hàng ngàn các mẫu điện thoại mới được ra đời, kéo theo đó là các sản phẩm phụ kiện, hỗ trợ cũng đổi mới theo.
Chính vì thế, ở cương vị một người bán, bạn cần tìm hiểu rõ về các dòng sản phẩm, các đời máy, mỗi tính năng nổi trội… để có ý tưởng kinh doanh phụ kiện điện thoại tốt nhất.
Hãy phụ thuộc vào nguồn vốn và khả năng của mình mà lựa chọn được mô hình, tính toán các chi phí khi mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại phù hợp. Vậy mở shop kinh doanh phụ kiện điện thoại cần bao nhiêu vốn?
Nguồn vốn vừa phải (50 – 100 triệu) bạn có thể chọn mở các cửa hàng có diện tích nhỏ hơn, chấp nhận đầu tư nhỏ, sau khi ổn định và có lợi nhuận thì cân nhắc việc mở rộng.
2.3. Xác định địa điểm phù hợp để mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại
Có thể nói, địa điểm kinh doanh quyết định đến 50% thành công của cửa hàng phụ kiện điện thoại. Vì thế, nếu có thể hãy lựa chọn các địa điểm có nhiều đối tượng là khách hàng mục tiêu của bạn.
Với mặt hàng phụ kiện điện thoại, khách hàng chủ yếu sẽ là người trẻ tuổi, phổ biến nhất là dưới 25 tuổi, nên phù hợp nhất là gần các trường đại học, cao đẳng, tại khu vực sầm uất hoặc gần trung tâm… là lý tưởng nhất.
Tuy nhiên, việc chọn địa điểm để mở shop phụ kiện điện thoại cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như diện tích mặt bằng, vị trí trong ngõ hay mặt đường, mức độ cạnh tranh tại khu vực đó,… bạn hãy cân nhắc dựa trên số vốn của mình để có sự lựa chọn tốt nhất.
Kinh doanh phụ kiện điện thoại là mảnh đất màu mỡ, vì thế mức độ cạnh tranh cũng tương đối cao, vì thế để chuẩn bị thật tốt, bạn cũng cần phải có những nghiên cứu, phân tích cụ thể.
Bạn nên tiến hành tìm hiểu những yếu tố như dân cư trong vùng, độ tuổi trung bình của khu vực đó, mức thu nhập trung bình hay xu hướng mua hàng… để có thể nắm được thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Từ đó có được sự lựa chọn mặt hàng phù hợp nhất.
Về đối thủ cạnh tranh, bạn cần tìm hiểu và phân tích về giá bán, mẫu mã, thời gian mở, đóng cửa hàng… để có được chiến lược phù hợp nhất. Lưu ý rằng bạn nên xem xét cả các đối thủ là những cửa hàng bán phụ kiện điện thoại, và cửa hàng bán điện thoại có kèm phụ kiện…
Nếu may mắn bạn còn sẽ có được những mối quan hệ tốt, những người sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn những bước đầu khởi nghiệp kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Ngành phụ kiện điện thoại có rất đa dạng sản phẩm như: ốp lưng, tai nghe, miếng dán điện thoại, gậy tự sướng,… vậy nên bạn cần xác định được mình ý tưởng ngay từ đầu sẽ kinh doanh mặt hàng nào là chủ đạo trước khi mở shop phụ kiện điện thoại.
Nếu bạn có nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, thì sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh chủ đạo, hoặc bạn có thể nhập càng đa dạng mẫu mã càng thu hút khách hàng, hoặc nhập thêm những sản phẩm mới lạ hơn như: loa đài, kẹp điện thoại, dây treo điện thoại, bộ kích sóng, tay cầm chơi game…
Tuy nhiên, nếu bạn có nguồn vốn hạn hẹp thì hãy nghiên cứu và lựa chọn mặt hàng kinh doanh thật kỹ lưỡng, hãy tìm kiếm những mặt hàng đang được khách hàng quan tâm nhiều, khả năng tiêu thụ nhanh, quay vòng vốn nhanh… thì mới đảm bảo việc kinh doanh thuận lợi. Những mặt hàng như ốp lưng, tai nghe, sạc dự phòng… thì luôn có một lượng lớn khách hàng quan tâm, bạn có thể xem xét lựa chọn đâu là mặt hàng chủ đạo phù hợp nhất.
Muốn kinh doanh phụ kiện điện thoại có lãi, tìm nguồn hàng sỉ rẻ và chất lượng là điều mà chủ cửa hàng nào cũng quan tâm. Bạn có thể dễ dàng nhập hàng từ:
Nhập hàng từ nội địa Trung Quốc, tại các chợ như Quảng Châu, Thâm Quyến… Ưu điểm là mẫu mã hàng đa dạng, cập nhật xu hướng, giá rẻ, bạn có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với ai có kinh nghiệm, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề nhập cảnh và nhất là giao tiếp, trả giá… Ngoài ra, nhiều người chọn nhập hàng online tại Hàn Quốc hay Nhật Bản để đảm bảo chất lượng với mức giá cao hơn nhiều.
Nhập hàng từ đại lý, nhà phân phối uy tín trong nước như … Đây là hình thức mà phần lớn các cửa hàng bán lẻ chọn. Giá nhỉnh hơn chút so với 2 hình thức trên, nhưng bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và đặc biệt là đảm bảo chất lượng. Bạn còn được hưởng chính sách đổi trả, bảo hành rõ ràng và đặc biệt là các chương trình ưu đãi.
Cần chuẩn bị nhiều các kệ trưng bày, giá treo phụ kiện… để dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng khi xem và lựa chọn.
Nên phân loại các khu vực để giúp khách dễ dàng tìm được sản phẩm cần thiết, khu vực ốp lưng, pin dự phòng, dây cáp… nên được để riêng và cách biệt.
Hãy chú ý hơn khi thiết kế biển hiệu và trang hoàng cửa hàng, làm sao để khách hàng có thể nhận ra bạn đang bán phụ kiện điện thoại và bị thu hút ngay lập tức.
Đặc biệt, một cửa hàng với thiết kế độc đáo sẽ là bí quyết thu hút khách hàng giúp kinh doanh phụ kiện điện thoại tốt hơn, như hệ thống chiếu sáng chẳng hạn…
Một trong những thủ tục mở cửa hàng phụ kiện điện thoại bạn bắt buộc phải làm là đăng ký giấy phép kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Hiện nay, nhiều người cho rằng mở kinh doanh nhỏ thì không cần phải làm giấy phép, đây hoàn toàn là sai lầm và sẽ dễ dàng khiến bạn vướng phải rắc rối với chính quyền địa phương.
Thủ tục để đăng ký giấy phép kinh doanh phụ kiện điện thoại không hề khó khăn, bạn có thể tìm hiểu kinh nghiệm của những người đi trước, hay thậm chí tìm đến các đơn vị trung gian làm “dịch vụ” để tiết kiệm công sức, thời gian.
Có một kế hoạch, chiến lược quảng bá cho cửa hàng là điều cần thiết nếu bạn muốn thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô… Hãy tính đến những kế hoạch quảng bá trên các kênh truyền thông, đồng thời thiết lập lên các chương trình khuyến mại càng chi tiết càng tốt.
Hiện nay có rất nhiều cách để quảng bá, kinh doanh buôn bán phụ kiện điện thoại mà bạn nên chú ý:
Website: giúp bạn nâng cao uy tín cho cửa hàng, tiếp cận được nhiều tập khách hàng hơn.
Mạng xã hội như: facebook, zalo, instagram… là kênh giúp bạn dễ dàng tiếp cận thêm các khách hàng trẻ, hãy thường xuyên cập nhật các sản phẩm mới, mẫu mã độc đáo để kích thích khách hàng mua sắm.
Chương trình khuyến mại: Những kế hoạch cần có là về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi trong các dịp đặc biệt như khai trương, ngày lễ… để thu hút khách hàng.
Dù là với quy mô nhỏ hay lớn thì việc quản lý và điều hành là việc rất quan trọng. Lúc này bạn cần phải có những kỹ năng quản lý nhất định, hãy tự học hỏi thêm và tìm hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
Hãy có những chính sách, bản quy định chung cho nhân viên của bạn, ghi rõ ràng về lịch làm việc, kỹ năng cần có, cách giao tiếp với khách hàng, ghi chép hàng hóa… và các mức lương thưởng để đảm bảo minh bạch và chăm sóc tốt nhất cho khách hàng.
Nếu cửa hàng có quy mô lớn, việc nhập và bán hàng khó kiểm soát thì bạn có thể đầu tư việc sử dụng các phần mềm bán hàng để tiện lợi hơn, vừa dễ dàng quản lý lại có thể kiểm kê được lãi lỗ nhanh chóng.
Một mảng vô cùng quan trọng khác bạn cần quan tâm là giữ cho dòng vốn kinh doanh phụ kiện điện thoại lưu chuyển hợp lý.
Sau khi đã nắm được hết các lưu ý trên, hãy tìm hiểu, ghi chú lại và lập lên cho mình một kế hoạch kinh doanh phụ kiện điện thoại chi tiết và tỉ mỉ nhất. Bởi có kế hoạch, bạn sẽ nhìn rõ được bức tranh toàn cảnh, từ đó có thể phân bổ nguồn vốn vốn kinh doanh phụ kiện điện thoại hợp lý, tránh được rủi ro và dễ dàng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn những kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh, cụ thể là mặt hàng phụ kiện điện thoại này, vì thế đừng ngần ngại mà học hỏi, tìm hiểu những kinh nghiệm của người đi trước, hoặc thậm chí đăng ký các lớp học về quản trị và lập kế hoạch trước khi kinh doanh. Điều này là để đảm bảo bạn sẽ phân tích được thị trường, có khả năng nhìn thấy lường trước mọi vấn đề phát sinh và đưa ra các phương án giải quyết các vấn đề…
3. Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh buôn bán phụ kiện điện thoại 2020
Ngoài những lưu ý phải nắm được ở trên, có những kinh nghiệm về các cách mở, điều hành và buôn bán cửa hàng phụ kiện điện thoại mà những người đi trước truyền lại:
Luôn cập nhật mẫu phụ kiện theo xu hướng: Với ngành phụ kiện điện thoại, vòng đời sản phẩm rất ngắn, bạn cần nhanh chóng nắm được xu hướng thị trường, đón đầu sự thay đổi và cập nhật các mẫu độc đáo, bạn sẽ nắm chắc phần thắng. Tuy nhiên, điều đó cũng phụ thuộc rất nhiều vào nơi bạn nhập hàng có đủ nhanh nhạy hay không.
Nhập hàng lượng nhỏ, đễ bán: Thời gian đầu, nếu không có nguồn vốn mạnh, bạn chỉ nên nhập hàng với số lượng nhỏ, chọn các mặt hàng khách đang có nhu cầu cao để dễ thu hồi vốn, quay vòng và mở rộng quy mô.
Bán hàng đa kênh: Đừng nên chỉ tập trung vào một kênh nào cụ thể, hãy tìm cách kinh doanh phụ kiện điện thoại đa kênh, từ trực tiếp ở cửa hàng đến online trên webiste, facebook, zalo, instagram… để tiếp cận tối đa khách hàng.
Mở Cửa Hàng Điện Thoại Cần Bao Nhiêu Vốn?
1. Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng điện thoại
Mở cửa hàng điện thoại cần bao nhiêu vốn để thuê mặt bằng? Phụ thuộc vào hình thức và quy mô cửa hàng. Hiện nay có hai mô hình chính là mở cửa hàng và kinh doanh online hoặc bạn có thể kết hợp hai hình thức này. Bạn cần xác định được mô hình kinh doanh phụ kiện phù hợp để chuẩn bị đầu tư vốn. Mỗi một hình thức sẽ có điểm mạnh điểm yếu riêng để bạn lựa chọn.
– Nếu chỉ kinh doanh online, bạn có thể tận dụng nhà của mình làm kho. Tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, chi phí setup, thuê nhân viên…
– Nếu mở cửa hàng, bạn nên tìm những vị trí đẹp, khu dân cư đông người qua lại, giao thông thuận tiện. Tâm lý khách hàng đi mua điện thoại, thường giá trị lớn không muốn vào những ngõ nhỏ, hẻm vắng. Nên chú ý xem xung quanh có cửa hàng kinh doanh cùng lĩnh vực hay chưa để giảm sự cạnh tranh.
Với những yêu cầu đó, tiền thuê mặt bằng diện tích 20 – 25m2 tại trung tâm Hà Nội sẽ rơi vào khoảng 8 – 1-0 triệu/tháng. Còn ngoại ô, huyện tỉnh lẻ sẽ thấp hơn. Thực tế, nếu bạn có vốn nhiều thì nên đầu tư thuê mới mặt bằng và trang trí riêng. Còn nếu không, có thể tìm các cửa hàng sang nhượng lại mặt bằng, tận dụng nội thất hoặc decor cũ và vốn đầu tư ban đầu cho mặt bằng sẽ ít hơn.
2. Chi phí nhập hàng điện thoại
Tìm nguồn sỉ điện thoại ở đâu chất lượng tốt mà giá cả hợp lý? MISA eShop gợi ý bạn một số nguồn hàng:
2.1. Nhập hàng từ Quảng Châu – Trung Quốc
Bạn có thể đặt hàng trên các sàn TMĐT như Alibaba, Tao bao… Một số thương hiệu điện thoại nội địa Trung Quốc khá chất lượng, được nhiều người sử dụng như Oppo, Xiaomi , Lenovo, Vivo… Với mức giá bán khá rẻ, khoảng 2 triệu có thể sở hữu chiếc điện thoại thông minh với các tính năng và chất lượng không thua kém những thương hiệu lớn khác.
2.2. Nhập hàng điện thoại độc, hàng xách tay
Nguồn hàng này phù hợp với những sản phẩm độc, lạ, mới ra mắt vì giá cả khá cao và hiếm. Ví dụ như iPhone, Vertu,… Các mối buôn sẽ là người thân, bạn bè, tiếp viên hàng không. Đặc thù với dòng sản phẩm này là khi trên thị trường chưa phổ biến hoặc chỉ có ở một vài nước mà bạn đã có. Và tất nhiên, giá sẽ cao hơn so với nhà sản xuất. Đối tượng khách hàng cũng chịu chi hơn.
2.3. Đăng ký làm đại lý phân phối của các thương hiệu lớn
Bạn cũng có thể trở thành đại lý ủy quyền của các thương hiệu điện thoại lớn như Samsung, Sonny, Nokia, Apple… Khi đó có thể bán các sản phẩm phần cứng, phần mềm, sử dụng hình ảnh và sản phẩm bản quyền của thương hiệu. Tuy nhiên, bạn sẽ phải làm đầy đủ các thủ tục và cam kết riêng với thương hiệu.
Như vậy, để nhập được nguồn hàng ổn định ít nhất bạn phải có 200 triệu. Nếu có thêm vốn, bạn có thể tham khảo và nhập thêm phụ kiện điện thoại như dây sạc, tai nghe, ốp điện thoại… để kiếm thêm thu nhập.
3. Chi phí trang trí cửa hàng và các vật dụng trưng bày
Trang trí cửa hàng điện thoại sẽ đơn giản hơn so với một số cửa hàng khác như thời trang, mỹ phẩm. Bạn chỉ cần đầu tư kệ, tủ kính có khóa, camera, phần mềm quản lý bán hàng, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, máy chấm công (nếu cửa hàng có nhiều nhân viên)… Để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, bạn có thể tìm nguồn thanh lý hoặc sang nhượng. Tùy chất lượng vật dụng, thiết bị phần cứng nhưng bạn cũng cần có khoảng 20- 30 triệu đồng cho khoản này.
Dù là cửa hàng quy mô nhỏ thì bạn cũng nên thuê nhân viên bán hàng hỗ trợ. Không thể vừa quản lý, vừa bán hàng, vừa kiểm kho tại cửa hàng 24/7. Còn đối với những cửa hàng quy mô lớn, bạn sẽ cần nhiều nhân viên như thu nhân, tư vấn bán hàng, kiểm kho. Mức lương trung bình tùy từng vị trí nhưng dao động khoảng 5-6 triệu/tháng/nhân viên chưa tính thưởng theo doanh số.
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Điện Thoại Di Động Lãi Khủng 1Tỷ
Thủ tục mở cửa hàng điện thoại di động
Những lý do bạn nên mở cửa hàng điện thoại di động
Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại di động thành công 99%
Để kinh doanh mở cửa hàng điện thoại di động thành công thì người kinh doanh cần có kiến thức am hiểu về điện thoại di động và có được những kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại di động cần thiết để việc kinh doanh thuận lợi và sớm mang lại thành công với lợi nhuận cao.
1. Cần đăng ký giấy phép kinh doanh mở cửa hàng điện thoại di động
Các chủ cửa hàng cần phải thực hiện việc đăng ký giấy phép kinh doanh để đầy đủ thủ tục pháp lý kinh doanh đối với mặt hàng điện thoại di động. Tránh các cơ quan chức năng vào kiểm tra giấy phép kinh doanh mà không có khi đó cửa hàng sẽ rắc rối to và sẽ bị phạt thậm chí bị yêu cầu đóng cửa do kinh doanh không có giấy phép.
2. Lựa chọn mặt bằng đẹp để mở cửa hàng điện thoại di động
Tìm những vị trí mặt bằng đẹp, khu dân cư đông đúc, đông người qua lại, giao thông thuận tiện, ít các cửa hàng kinh doanh cùng lĩnh vực là yếu tố quan trọng để có nguồn khách hàng thường xuyên và dồi dào.
3. Tìm được nguồn hàng đầu vào giá rẻ, chất lượng khi mở cửa hàng điện thoại di động
Tìm được nguồn hàng giá rẻ, chất lượng và bán được giá cao tới khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho cửa hàng. Tìm được các nhà cung cấp đầu mối giá sỉ, uy tín chất lượng và có thương hiệu trên thị trường để có thể hợp tác lâu dài thì nguồn hàng mới ổn định, phong phú và có chất lượng tới khách hàng.
4. Chuẩn bị vốn kinh doanh điện thoại di động
Cần chuẩn bị vốn kinh doanh cho mặt hàng điện thoại di động. Cần có số vốn để nhập hàng về bán. Số vốn này tùy thuộc vào khả năng của bản thân và gia đình. Không có con số cụ thể là bao nhiêu vốn. Vì theo thực tế thì số vốn càng lớn thì nhập hàng càng được nhiều và giá thành càng rẻ.
5. Xây dựng uy tín cửa hàng điện thoại di động tới khách hàng
Khi bán hàng cho khách hàng các bạn nên chú ý đến việc xây dựng uy tín cho cửa hàng. Nên bán điện thoại chất lượng cho khách hàng để khách hàng yên tâm sử dụng. Từ đó họ sẽ giới thiệu nhiều khách hàng khác tới cửa hàng của mình để mua điện thoại hơn. Tránh bán những hàng kém chất lượng, hỏng hóc nhiều sẽ mất uy tín và về lâu dài khách hàng sẽ thưa dần và sẽ làm thiệt hại cho cửa hàng điện thoại di động.
6. Xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, tiếp thị cửa hàng điện thoại di động
Trang trí cửa hàng điện thoại di động một các bài bản, khoa học, đẹp bắt mắt. Của hàng trang trí bắt mắt sẽ tạo niềm tin tới khách hàng thu hút khách hàng mới và khách hàng cũ quay lại mua hàng của bạn.
7. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Bạn cần đưa ra được các chính sách giá cả cạnh tranh: Giá của các dòng điện thoại di động bạn dự tính bán ra ngoài thị trường phải có sự cạnh tranh với các cửa hàng điện thoại di động xung quanh thị trường. Một điều cần lưu ý là cần tham khảo kỹ mức giá của các cửa hàng khác để mình bán với mức giá hợp lý tránh phá giá thị trường. Đồng thời cần cho khách hàng thấy mức giá của bạn là hợp lý nhất đối với dòng sản phẩm mà bạn bán ra.
8. Phong cách làm việc phục vụ chuyên nghiệp
Tất cả nhân sự trong cửa hàng cần có thái độ làm việc tốt, phong các làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt tình: Phong cách và thái độ làm việc chuyên nghiệp là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng quay lại với cửa hàng điện thoại di động của mình.
9. Trang bị kiến thức cơ bản và cần thiết cho nhân sự cửa hàng điện thoại di động
Bạn và các nhân viên cần trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực điện thoại mà mình đang bán ra thị trường để tư vấn cho khách hàng khi cần thiết: Kiến thức am hiểu cơ bản về một số hãng điện thoại phổ biến, dòng điện thoại di động thịnh hành và các tính năng của chúng sẽ là một lợi thế giúp bạn bán được cho khách hàng ngay lần đầu tiên đến cửa hàng. Tránh mất khách hàng vào tay những cửa hàng lân cận. Ngoài ra bạn và nhân viên cần biết cài đặt phần mềm ứng dụng cho điện thoại, có nhân viên sửa chữa cơ bản: Đây là các dịch vụ đi kèm sẽ giúp gia tăng nguồn thu nhập cho cửa hàng của bạn.
10. Xác định được đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị trường mình bán điện thoại
Bạn cần phải xác định được các đối thủ cạnh tranh là các cửa hàng kinh doanh điện thoại trong khu vực bạn sẽ mở cửa hàng, tình hình kinh doanh của họ. Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh và xúc tiến tiếp thị cửa hàng của bạn hiệu quả nhất.
11. Bán các sản phẩm phụ kiện đi kèm với điện thoại di động
Cửa hàng của bạn nên bán kèm thêm các sản phẩm phụ kiện điện thoại như các phụ kiện trang trí làm đẹp, hay bảo vệ màn hình, ốp lưng, và các phụ kiện cần thiết khác cho “dế yêu” của khách hàng. Vì khi khách hàng đã nâng niu chiếc điện thoại thì họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua các sản phẩm dịch vụ đi kèm này. Đây là nguồn thu đáng kể cho các cửa hàng điện thoại di động.
Phương thức đăng ký kinh doanh mở cửa hàng điện thoại di động
Đăng ký kinh doanh mở cửa hàng điện thoại thì bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức:
Phương thức 1: Thành lập công ty, nếu bạn lựa chọn phương thức đăng ký kinh doanh này khi bạn muốn tiếp thị cửa hàng điện thoại của mình trên thị trường rộng và muốn bán được cho nhiều khách hàng trên cả nước và xây dựng thương hiệu uy tín lâu dài.
Phương thức 2: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể, nếu bạn lựa chọn phương thức đăng ký kinh doanh này khi bạn xác định việc kinh doanh của mình là bán điện thoại ở quy mô nhỏ lẻ, chưa sẵn sàng bán ở quy mô lớn và rộng khắp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cửu hàng điện thoại di động
Phương thức 1: Đăng ký thành lập công ty
Bạn cần chuẩn bị giấy tờ, thông tin để thành lập công ty, còn toàn bộ thủ tục công việc cần làm do Nam Việt Luật tiến hành thực hiện.
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị giấy tờ, thông tin để tiến hành thủ tục thành lập công ty
– Bạn chỉ cần chuẩn bị 04 bản sao y công chứng một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập/người đại diện pháp luật sau đây:
+ Giấy Chứng minh nhân dân, hoặc:
+ Căn cước công dân;
+ Hộ chiếu, hoặc:
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Quý khách hàng cần chuẩn bị những thông tin sau để tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty:
+ Tên công ty dự tính thành lập,
+ Địa chỉ trụ sở công ty,
+ Mức vốn điều lệ công ty dự tính đăng ký,
+ Các thông tin trên CMND về thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập của công ty dự tính thành lập,
+ Thông tin trên CMND của người đại diện pháp luật của công ty.
Phương thức 2: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, còn toàn bộ thủ tục công việc cần làm do Nam Việt Luật tiến hành thực hiện.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm các giấy tờ gì?
Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh;
Hợp đồng thuê địa điểm mở hộ kinh doanh
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt hộ kinh doanh cá thể.
Các thông tin cần cung cấp trong hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể ?
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
Số vốn kinh doanh
Ngành, nghề kinh doanh
Tên đầy đủ, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình
Địa chỉ nơi cư trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình
Chữ ký của chủ hộ kinh doanh
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh mở cửa hàng điện thoại di động tại Nam Việt Luật
Bạn đang xem bài viết Mở Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Liệu Có Còn Hot Hay Không? trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!