Xem Nhiều 3/2023 #️ Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm If Với Nhiều Điều Kiện: And, Or, Hàm If Lồng Nhau Và Hơn Thế # Top 6 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm If Với Nhiều Điều Kiện: And, Or, Hàm If Lồng Nhau Và Hơn Thế # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm If Với Nhiều Điều Kiện: And, Or, Hàm If Lồng Nhau Và Hơn Thế mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đăng ký khoá học Tuyệt đỉnh Excel – Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ

Cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện trong Excel

Hàm AND: Nếu điều kiện kiểm tra chứa hàm AND, Microsoft Excel sẽ trả về TRUE (Đúng) nếu tất cả các điều kiện được đáp ứng; nếu không sẽ trả về FALSE (Sai).

Hàm OR: Trong trường hợp sử dụng hàm OR trong kiểm tra, Excel sẽ trả về TRUE nếu bất kỳ điều kiện nào được đáp ứng; nếu khác sẽ trả về FALSE (Sai).

Để minh họa rõ hơn, chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ của hàm IF với nhiều điều kiện.

Kết hợp hàm IF với các hàm khác trong Excel

Sử dụng hàm IF và hàm AND trong Excel

Giả sử, bạn có một bảng với kết quả của hai điểm thi. Điểm số đầu tiên, được lưu trữ trong cột A, phải bằng hoặc lớn hơn 20. Điểm thứ hai, được liệt kê trong cột B, phải bằng hoặc vượt quá 30. Chỉ khi đáp ứng cả hai điều kiện trên, học sinh mới vượt qua kỳ thi. Cách dễ nhất để tạo một công thức thích hợp là viết ra điều kiện trước, sau đó kết hợp nó vào đối số kiểm tra của bạn:

Sử dụng hàm IF với hàm OR trong Excel

Bạn sử dụng kết hợp các hàm IF và hàm OR theo cách tương tự như với hàm AND ở trên. Khác biệt so với công thức IF và AND ở trên là Excel sẽ trả về TRUE (Đúng) nếu ít nhất một trong các điều kiện được chỉ định được đáp ứng. Vì vậy, công thức ở trên sẽ được sửa đổi theo cách sau:

Cột D sẽ trả về giá trị “Đậu” nếu điểm thứ nhất bằng hoặc lớn hơn 20 hoặc điểm thứ hai bằng hoặc lớn hơn 30.

Sử dụng hàm IF với các hàm AND và OR trong Excel

Trong trường hợp bạn phải đánh giá dữ liệu của mình dựa trên nhiều điều kiện, sẽ phải sử dụng cả hai hàm AND và OR cùng một lúc. Trong bảng trên, giả sử bạn có các tiêu chí sau để đánh giá điều kiện đạt của học sinh:

Nếu một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì bạn đó được coi là đã vượt qua, nếu không thì trượt. Công thức có vẻ phức tạp, nhưng thực ra cũng không quá khó lắm. Bạn chỉ cần biểu thị hai điều kiện là các câu lệnh AND và đặt chúng trong hàm OR vì không yêu cầu cả hai điều kiện được đáp ứng, chỉ cần một trong hai điều kiện đáp ứng là đủ:

Cuối cùng, sử dụng hàm OR ở trên làm điều kiện kiểm tra logic trong hàm IF và cung cấp các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai). Kết quả là bạn sẽ nhận được công thức hàm IF sau với nhiều điều kiện AND/OR:

Đương nhiên, bạn không bị giới hạn khi chỉ sử dụng với hai hàm là AND/OR trong các công thức hàm IF của Excel, mà có thể sử dụng nhiều chức năng logic như logic kinh doanh của bạn yêu cầu, miễn là:

Trong Excel 2016, 2013, 2010 và 2007, công thức không bao gồm quá 255 đối số và tổng độ dài của công thức không vượt quá 8.192 ký tự.

Trong Excel 2003 trở xuống, có thể sử dụng tối đa 30 đối số và tổng độ dài công thức không vượt quá 1.024 ký tự.

Sử dụng nhiều câu lệnh IF trong Excel (các hàm IF lồng nhau)

Nếu cần tạo các kiểm tra logic phức tạp hơn cho dữ liệu của mình, bạn có thể bao gồm các câu lệnh IF bổ sung trong các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai) của các công thức hàm IF. Các hàm IF này được gọi là các lồng nhau và nó đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn công thức của mình trả về 3 hoặc nhiều kết quả khác nhau.

Kém: 40 hoặc ít hơn (<= 40)

Để bắt đầu, cần chèn thêm một cột tổng số điểm cột (D) của hai cột B và C với công thức tính tổng các số trong cột B và C: =B2+C2

Bây giờ chỉ cần viết một hàm IF lồng nhau dựa trên các điều kiện trên. Lúc này công thức hàm IF lồng nhau sẽ như sau:

Như bạn thấy, chỉ cần một lồng nhau là đủ trong trường hợp này. Đương nhiên, bạn có thể lồng nhiều hàm IF hơn nếu bạn muốn. Ví dụ:

Công thức trên thêm một điều kiện nữa đó là tổng số điểm 70 và nhiều hơn nữa đủ điều kiện là “Xuất sắc”.

Sử dụng hàm IF với các hàm SUM, AVERAGE, MIN và MAX

Ở ví dụ về các hàm IF lồng nhau phía trên, chúng ta đã biết công thức trả về các thứ hạng khác nhau (Xuất sắc, Tốt, Đạt yêu cầu hoặc Kém) dựa trên tổng số điểm của mỗi học sinh. Trường hợp trên, chúng ta đã thêm một cột mới với công thức tính tổng số điểm trong cột B và C.

Nhưng nếu bảng của bạn có cấu trúc được xác định trước mà không cho phép bất kỳ sửa đổi nào? Trong trường hợp này, thay vì thêm cột trợ giúp, bạn có thể thêm giá trị trực tiếp vào công thức hàm IF của mình, như sau:

Nhưng nếu bảng của bạn chứa nhiều điểm riêng lẻ với rất nhiều cột khác nhau thì sao? Tổng hợp rất nhiều số liệu trực tiếp trong công thức IF sẽ làm cho nó rất lớn. Một cách khác là nhúng hàm SUM trong bài kiểm tra logic của IF, lúc này công thức trên sẽ sửa thành:

Theo cách tương tự, bạn có thể sử dụng các hàm Excel khác trong kiểm tra logic các công thức với hàm IF của mình.

Sử dụng hàm IF và hàm AVERAGE trong Excel

Công thức sẽ trả về là “Tốt” nếu điểm trung bình trong các cột B đến F bằng hoặc lớn hơn 30, “Đạt yêu cầu” nếu điểm trung bình nằm trong khoảng từ 29 đến 25 và “Kém” nếu dưới 25.

Sử dụng hàm IF và MAX/MIN

MAX: =IF(F2=MAX($F$2:$F$6);”Tốt nhất”;””) MIN: =IF(F3=MIN($F$2:$F$6);”Kém nhất”;””)

Nếu bạn muốn có cả kết quả Min và Max trong cùng một cột, có thể lồng một trong các hàm trên vào các hàm khác, ví dụ:

=IF(F2=MAX($F$2:$F$10);”Tốt nhất”;IF(F2=MIN($F$2:$F$10);”Kém nhất”;””))

Theo cách tương tự, bạn có thể sử dụng hàm IF với các hàm bảng tính tùy chỉnh của mình. Ngoài ra, Excel còn cung cấp một số hàm IF đặc biệt để phân tích và tính toán dữ liệu dựa trên các điều kiện khác nhau.

Ví dụ: Để đếm số lần xuất hiện của một văn bản hoặc giá trị số dựa trên một hoặc nhiều điều kiện, bạn có thể sử dụng lần lượt hàm COUNTIF và COUNTIFS. Để tìm ra tổng các giá trị dựa trên (các) điều kiện được chỉ định, hãy sử dụng các hàm SUMIF hoặc SUMIFS. Để tính trung bình theo các tiêu chí nhất định, sử dụng AVERAGEIF hoặc AVERAGEIFS.

Sử dụng hàm IF với các hàm ISNUMBER và ISTEXT

Đây là ví dụ về hàm IF lồng nhau trả về “Văn bản” nếu ô B1 chứa bất kỳ giá trị văn bản nào, “Số” nếu B1 chứa giá trị số và “Trống” nếu B1 trống.

=IF(ISTEXT(B1);”Văn bản”;IF(ISNUMBER(B1);”Số”;IF(ISBLANK(B1);”Trống”;””)))

Ghi chú: Công thức trên hiển thị kết quả là “Số” cho các giá trị số và ngày. Điều này là do Microsoft Excel lưu trữ ngày dưới dạng số, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, tương đương với 1.

Hướng dẫn cách dùng hàm index trong Excel chi tiết nhấtHướng dẫn cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc trong Excel

50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…

Hướng dẫn cách sắp xếp ngày trong ExcelHướng dẫn cách dùng hàm VLOOKUP qua các ví dụ từ cơ bản đến nâng caoHướng dẫn cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện: AND, OR, hàm IF lồng nhau và hơn thế

Tài liệu kèm theo bài viết

Với sứ mệnh: ” Mang cơ hội phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp tới hàng triệu người “, đội ngũ phát triển đã và đang làm việc với những học viện, trung tâm đào tạo, các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu và xây dựng lên các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu xung quanh các lĩnh vực: Tin học văn phòng, Phân tích dữ liệu, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Marketing, Quản lý dự án…

Gitiho tự hào khi được đồng hành cùng:

Hàm If Trong Excel Là Gì? Cách Sử Dụng Hàm If Nhiều Điều Kiện

Cách sử dụng hàm này trong Excel như thế nào?

#1. Tổng quan về hàm IF

Hàm IF là gì?

Hàm IF là một trong những hàm thông dụng và tiện ích nhất trong Excel, hàm này cho phép bạn thực hiện so sánh lô-gic giữa một giá trị với giá trị bạn mong muốn. Một câu lệnh IF khi thực hiện sẽ có hai kết quả. Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True (đúng), kết quả thứ hai là nếu so sánh của bạn là False (sai).

Hàm IF trong Excel là gì?

Hàm IF trong Excel có cú pháp là =IF(logical_test;[value_if_true];[value_if_false]). Trong đó:

– Logical_test là điều kiện kiểm tra;

– Value_if_true là giá trị nếu điều kiện đúng;

– Value_if_false là giá trị nếu điều kiện sai.

Bạn dùng hàm để yêu cầu Excel kiểm tra một điều kiện và trả về một giá trị nếu điều kiện được đáp ứng, hoặc trả về một giá trị khác nếu điều kiện đó không được đáp ứng.

Hàm IF nhiều điều kiện là gì?

Một cách mở rộng, chúng là có thể lồng nhiều lần IF lại với nhau để trở thành hàm IF nhiều điều kiện. Việc làm này giúp chúng ta có thể kiểm tra một lúc nhiều điều kiện và trả về một giá trị nếu nó thỏa mãn một điều kiện nào đó.

Cú pháp của nó như sau:

=IF(logical_test1;[value_if_true1];IF(logical_test2;[value_if_true2];IF(logical_test3;[value_if_true3];[value_if_false])

Trên thực tế, Excel cho phép bạn lồng đến 64 điều kiện khác nhau như thế tuy nhiên sự phức tạp sẽ theo đó tăng dần lên khi chúng ta lồng càng nhiều hàm lại với nhau.

#2. Cú pháp và cách dùng hàm IF trong Excel

#2.1. Cú pháp hàm

Về cơ bản, một hàm này có cú pháp như sau:

=IF(logical_test;[value_if_true];[value_if_false])

Trong đó:

– Logical_test là điều kiện kiểm tra;

– Value_if_true là giá trị nếu điều kiện đúng;

– Value_if_false là giá trị nếu điều kiện sai.

Ta sẽ xử lý trường hợp này như sau:

Bước 1: Tại ô G7 ta viết công thức như sau:

=IF(E7=”Nữ”;”Có”;”Không”)

Bước 2: Sau đó chúng ta bấm phím Enter, kết quả trả về là “Không” do nhân viên này giới tính là nam nên sẽ không được nhận quà 20/10.

Để copy kết quả cho các ô phía dưới, ta có thể dùng 1 trong 2 cách sau:

– Cách 1: Bôi các ô từ G7 đến G17 và ấn tổ hợp phím Ctrl+D;

– Cách 2: Bấm vào dấu + ở phía cuối ô G7 và kéo xuống dưới để copy công thức.

#2.2. Cú pháp hàm IF nhiều điều kiện

Cú pháp hàm IF nhiều điều kiện sẽ như sau:

=IF(logical_test1;[value_if_true1];IF(logical_test2;[value_if_true2];IF(logical_test3;[value_if_true3];[value_if_false])

Ví dụ: Giả sử cuối năm 2020, Công ty sẽ thưởng tết cho các nhân viên. Cơ cấu mức thưởng sẽ như sau:

– Đối với giám đốc, mức thưởng sẽ là 5 triệu đồng/người;

– Đối với văn phòng, mức thưởng sẽ là 3 triệu đồng/người;

– Đối với nhân viên, mức thưởng sẽ là 1 triệu đồng/người.

Lúc này, chúng ta xuất hiện 3 điều kiện với 3 mức thưởng khác nhau, do đó chúng ta phải dùng nhiều lần IF với nhiều điều kiện khác nhau để xử lý trường hợp này. Cách làm như sau:

Bước 1: Tại ô G7, chúng ta viết công thức:

=IF(D7=”Giám đốc”;”5.000.000″;IF(D7=”Văn phòng”;”3.000.000″;”1.000.000″))

Bước 2: Nhấn phím Enter, kết quả trả về là 5.000.000 đồng. Nguyên nhân do nhân viên mã số NV01 chức vụ là giám đốc nên sẽ nhận được mức thưởng là 5 triệu đồng.

Copy công thức vào các ô phía dưới chúng ta sẽ có kết quả như sau:

#2.3. Kết hợp với một số hàm thông dụng khác

a. Kết hợp với hàm AND

Ta cần lọc ra các nhân viên làm văn phòng và giới tính nam để tham gia hội thao của công ty. Nếu nhân viên nào thỏa mãn cả 2 điều kiện đó thì trả kết quả về là “Đạt” còn không thỏa mãn điều kiện thì trả về kết quả là “Không đạt”

Vậy ta xử lý tình huống này như sau:

Bước 1: Tại ô G7 ta viết công thức:

=IF(AND(D7=”Nhân viên”;E7=”Nam”);”Đạt”;”Không”)

Bước 2: Sau đó bấm phím Enter, copy công thức xuống các ô ở dưới, chúng ta sẽ có kết quả như sau:

Như vây, chúng ta đã lọc được các nhân viên đạt yêu cầu để tham dự hội thao của công ty. Thật đơn giản phải không các bạn.

Chúng ta làm như sau:

Bước 1: Tại ô G7, chúng ta viết công thức:

Bước 2: Nhấn phím Enter, copy công thức theo hướng dẫn ở phía trên chúng ta có kết quả như sau:

Như vậy, chúng ta đã tìm được nhưng nhân viên thỏa mãn yêu cầu đề ra rồi.

c. Kết hợp với hàm VLOOKUP

Tình huống: Giả sử chúng ta có 2 mảng dữ liệu riêng biệt. Chúng ta muốn copy nhưng đối tượng có số tiền khác 0 ở mảng 1 và có số thứ tự giống với số thứ tự ở mảng 2 sang cột số tiền ở mảng 2. Vậy chúng ta xử lý như thế nào?

Bước 1: Tại ô I2, chúng ta viết công thức sau:

=IF(F7=””;””;VLOOKUP(H7;$A$7:$F$21;6;0))

Như vậy, trong công thức này ta có:

– Những đối tượng không có giá trị ở cột số tiền (cột F) thì kết quả trả về luôn là tập rỗng;

– Những đối tượng có giá trị khác 0 ở cột số tiền (cột F), chúng ta sẽ lấy giá trị của phần tử có số thứ tự giống với số thứ tự của mảng mục tiêu (cột H);

– Kết quả sẽ trả về tại cột I, phần tử thỏa mãn là phần tử có giá trị ở cột F và có số thứ tự giống với cột H.

Bước 2: Kết quả của phép tính như sau:

#3. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Hàm so sánh Lô-gic (IF) với điều kiện là chữ viết như thế nào?

Hỏi: Hàm so sánh Lô-gic (IF) có 3 điều kiện thì viết như thế nào?

Hỏi: Hàm Hlookup kết hợp hàm điều kiện như thế nào?

Hỏi: Sử dụng IF lồng là gì?

Trả lời: Tức là sử dụng IF nhiều điều kiện lồng nhau như hướng dẫn ở trên đấy các bạn ạ!

Cách Sử Dụng Hàm If

Hàm IF trong excel là một hàm logic nhiều điều kiện. Cú pháp và cách sử dụng trong excel 2003 2007 2010 2013.

Cách kết hợp với Hàm VLOOKUP, LEFT, RIGHT, MID, AND, OR,… như thế nào?

Hàm IF là một hàm vừa nâng cao vừa cơ bản.

Cơ bản ở điểm: một hàm IF đơn rất dễ làm, giải các bài toán thông thường như: nếu đạt doanh số thưởng, còn không thì hưởng 80% lương….

Với kinh nghiệm trên 12 năm giảng dạy excel, Trường tự tin sẽ giúp bạn thành thạo hàm IF.

Tóm tắt những nội dung chính bạn sẽ được học trong bài viết này.

Định nghĩa và cú pháp hàm IF

Ví dụ cách sử dụng

Hàm IF lồng và ví dụ minh họa

Kết hợp với hàm VLOOKUP

Kết hợp hàm MID, LEFT, AND

TÓM LƯỢC

Hiểu theo nghĩa đơn giản là hàm Nếu … Thì…. trong excel. Rõ ràng hơn đó là hàm kiểm tra 1 giá trị với điều kiện cho trước, nếu thỏa mãn điều kiện thì trả về 1 giá trị, nếu không thỏa mãn thì trả về một giá trị khác

Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng thực tế hàm IF chỉ đơn giản như sau:

– IF cơ bản: nếu đạt chỉ tiêu ( đạt thưởng/ đạt giỏi/ thỏa mãn điều kiện…) thì trả về kết quả (kiểu như là được thưởng cho, được giảm giá, được…), còn nếu không đạt thì không được gì (trả về 0) / bị phạt (trừ tiền)/ xếp loại kém…..

– IF nâng cao: Là sử dụng các hàm lồng ghép cùng nó. Hàm IF có thể lồng ghép linh hoạt với rất nhiều các hàm như: Hàm VLOOKUP, LEFT, RIGHT, MID, AND, OR,… để giải rất nhiều trường hợp trong cuộc sống của chúng ta.

= IF (Logical_test, Value_if_true, Value_if_false)

– Logical_test: được dùng để kiểm tra xem giá trị cần so sánh có thỏa mãn điều kiện cho trước hay không

– Value_if_true: Nếu giá trị cần so sánh thỏa mãn điều kiện thì hàm if sẽ trả về giá trị A (Giá trị A này do người dùng nhập vào theo ý muốn)

– Value_if_false: Ngược lại, nếu không thỏa mãn thì trả về giá trị B do người dùng tự nhập vào.

Ô B1: Nhập điểm của bạn

Ô B2: Hiển thị kết quả tương ứng với số điểm bạn nhập và qui định phân loại kết quả thi.

Bài toán đặt ra: Nếu điểm của bạn (Tại ô B1) trên 5 bạn sẽ đỗ (Trả kết quả đỗ tại ô B2), còn lại bạn sẽ đánh trượt (Trả kết quả Trượt)

Như vậy ta chỉ cần nhập công thức hàm IF ở ô B2 để so sánh điểm bạn vừa nhập ở ô B1 với qui định phân loại kết quả thi đã có để xác định bạn Đỗ hay Trượt.

Value_if_true: “ĐỖ”

Value_if_false: “TRƯỢT”

Thông qua ví dụ trên, ad hi vọng rằng 100% bạn đọc sẽ hiểu cách mà hàm if làm việc để tiến tới các kiến thức nâng cao hơn của hàm này trong các phần tiếp theo.

Giá trị so sánh, trả về nếu là dạng Text phải đặt trong nháy kép ” “

Trong công thức ở ô B2 có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao lại có dấu nháy kép “” ở 2 bên chữ Trượt và Đỗ. Bởi lẽ Trượt và Đỗ là văn bản.

Ở ví dụ trong phần 2, ad đã chọn một ví dụ rất đơn giản để các bạn dễ hình dung. Trong thực tế ta còn có một yêu cầu khác phức tạp hơn là phân loại học sinh (yếu, trung bình, khá, giỏi) dựa trên số điểm mà học sinh đó đạt được.

Tóm tắt bài tập:

Bạn có một bảng danh sách điểm của từng học sinh.

Nhiệm vụ của bạn là Xếp loại học sinh dựa vào

Điểm trung bình của từng học sinh

Bảng xếp loại cho sẵn ở bên phải

– Bảng xếp loại là vùng ô $G$6:$H$10

Như vậy để có thể tìm được xếp loại của từng học sinh, ta dùng hàm (Nếu – Thì) để so sánh điểm của học sinh đó với bảng xếp loại:

Cụ thể hơn cho các phân tích ở trên, ad viết công thức đầy đủ cho việc phân loại học lực của các học sinh như sau:

Lần 2 – màu XANH: Nếu không thoả mãn điều kiện lần 1 thì chắc chắn điểm của Trần Minh nhỏ hơn 9 rồi.

Hàm if lần 2 sẽ so sánh điểm của Minh với 7.

Nếu không thì excel sẽ dò tiếp điều kiện sau

Lần 3 – màu TÍM: Nếu không thoả mãn điều kiện ở hàm if số 2 thì chắc chắn điểm của Minh nhỏ hơn 7 rồi.

Lần lồng hàm thứ 3 sẽ so sánh điểm của Minh với 5.

Nếu không thoả mãn thì chắc chắn là điểm của Minh nhỏ hơn 5.

Khi đó chỉ còn 1 loại kết quả là Yếu cho các học sinh nhỏ hơn 5.

Do vậy ta không cần viết thêm hàm if nữa mà ta viết luôn “Yếu”. Để hoàn tất thành tố thứ 3 (value_if_false) của một hàm chuẩn.

Tuy nhiên nhiều bạn lại viết công thức như sau:

Nên làm theo công thức nào hay công thức nào là đúng: (1) hay (2)

Ad sẽ giải thích như sau:

Hai công thức này đều đúng, tuy nhiên chúng ta nên dùng theo công thức (2) bởi lẽ:

+ Nếu thỏa mãn điều kiện thì giá trị trả về là “Giỏi”.

Công thức (1) vẫn tính toán đúng kết quả chúng ta muốn trong khi ngắn gọn hơn rất nhiều.

CÓ THỂ LỒNG BAO NHIÊU HÀM IF TRONG 1 CÔNG THỨC EXCEL (2003, 2007, 2010, 2013)

Trong excel 2003: Bạn có thể lồng tới 7 hàm trong 1 công thức excel

Trong excel 2007, 2010, 2013: Bạn có thể thêm tới 64 hàm if trong 1 công thức excel.

Với excel 2007 trở đi, bạn thoải mái lồng nhiều hàm với nhau. Nhưng bạn thử tưởng tượng xem bạn sẽ gặp phải chuyện gì khi bạn lồng tới mấy chục hàm vào trong 1 công thức như thế.

Ngay đến cả ad đã dùng excel nhiều năm nay, nhưng với một hàm quá dài thì rủi ro viết nhầm.

Viết sai là chuyện rất dễ xảy ra.

Và khi sai mà ngồi đọc một hàng dài công thức để kiểm tra xem lỗi ở đâu là một thử thách thực sự với sự kiên nhẫn của bất kỳ ai.

Đó là lý do bạn cần phải kết hợp với các hàm excel khác như hàm: MATCH, AND, VLOOKUP, …

HÀM IF KẾT HỢP VỚI CÁC HÀM EXCEL KHÁC

Bài viết sẽ quá dài để viết hết tất cả các cách kết hợp hàm. Do đó, ad sẽ viết mỗi cách kết hợp sang một bài khác nhau để các bạn dễ dàng theo dõi.

Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm If Trong Excel

Với những hàm IF, AND hay OR trong Excel thì những ai đã từng học lập trình sẽ dễ dàng nắm bắt được hơn, tuy nhiên những ai chưa từng học thì hoàn toàn có thể nắm được sau một vài ví dụ.

Hàm điều kiện IF là một trong những hàm chức năng của Excel được dùng đến nhiều nhất. Nếu biết kết hợp hàm IF với các hàm khác như AND, OR, NOT thì người dùng sẽ càng thuận lợi hơn trong việc kê khai dữ liệu và xếp loại, đánh giá tự động.

Tất nhiên với những hàm IF, AND hay OR thì những ai đã từng học lập trình sẽ dễ dàng nắm bắt được hơn, tuy nhiên những ai chưa từng học thì cũng hoàn toàn có thể lĩnh hội hết sau một vài ví dụ.

Hướng dẫn sử dụng Excel hàm IF

Để sử dụng hàm IF chúng ta có cấu trúc sau: =IF(Mệnh đề điều kiện, Giá trị 1, Giá trị 2)

Trong đó, giá trị 1 được sử dụng nếu mệnh đề điều kiện đúng, giá trị 2 được sử dụng nếu mệnh đề điều kiện sai.

Một ví dụ là khi chúng ta có bảng kê khai số ngày nghỉ phép trong năm ở cột A, và muốn cột B là nơi tự động xếp loại được thưởng đối với những ai không nghỉ ngày phép nào. Khi đó, tương ứng với giá trị ở ô A2, chúng ta sẽ nhập cấu trúc hàm cho ô B2 như sau:

=IF(A2=0,”Có”,”Không”) (trong đó có thêm dấu ngoặc kép là để chỉ định giá trị là ký tự text)

Điều hay nhất là khi một giá trị ở cột A thay đổi thì giá trị tương ứng ở cột B cũng được cập nhật.

Hướng dẫn cách sử dụng hàm IF có nhiều điều kiện

Nếu muốn làm bảng xếp loại với nhiều hơn chỉ một trường hợp, chúng ta có thể lồng ghép nhiều hàm IF với nhau theo cấu trúc dạng như sau:

=IF(Mệnh đề điều kiện 1, Giá trị 1, IF(Mệnh đề điều kiện 2, Giá trị 2.1, Giá trị 2.2))

Như trên có nghĩa là nếu mệnh đề điều kiện 1 sai thì Excel sẽ xét tiếp đến mệnh đề điều kiện 2. Ví dụ cho trường hợp sử dụng hàm IF có nhiều điều kiện có thể là khi chúng ta có bảng kê số tiền cân đối thu chi từng ngày ở cột A và muốn cột B tự động xếp loại xem ngày đó lỗ hay lãi.

Hướng dẫn cách sử dụng hàm IF kết hợp AND, OR

Sẽ có nhiều trường hợp mà điều kiện của hàm IF là bao hàm của nhiều điều kiện thành phần, và khi đó chúng ta sẽ phải phối hợp các điều kiện bằng các hàm AND, OR…

Ví dụ tiêu biểu là khi chúng ta có bản kê điểm tốt nghiệp của các sinh viên ở cột A, có bản kê điểm thi quân sự ở cột B, và muốn cột C sẽ tự động xếp loại sinh viên nào được cấp bằng tốt nghiệp, sinh viên nào sẽ bị treo bằng.

Điều kiện ở đây là cả điểm tốt nghiệp lẫn điểm quân sự, không điểm nào được dưới điểm 5. Vì thế chúng ta sẽ phải lồng ghép hàm AND vào mệnh đề điều kiện hàm IF trong ô C2 để đảm bảo phải thỏa mãn cả 2 điều kiện thành phần như sau:

Hàm OR khác với hàm AND, khi không cần cả 2 điều kiện thành phần đều đúng mà chỉ cần 1 trong 2 điều kiện thành phần đúng. Vẫn với trường hợp ví dụ như trên, chúng ta có thể lồng ghép hàm OR và mệnh đề điều kiện hàm IF như sau để đảm bảo kết quả cuối cùng vẫn vậy:

=IF(OR(A2<5,B2<5),”Chưa được cấp”,”Được cấp”)

In bảng tính Excel từ file ra giấy là một nhu cầu cơ bản trong công việc của nhiều người. Mặc dù vậy không phải ai cũng thành thạo công việc này.

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm If Với Nhiều Điều Kiện: And, Or, Hàm If Lồng Nhau Và Hơn Thế trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!