Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Xác Định Kỳ Kê Khai Thuế Tncn, Gtgt, Tndn 2022 # Top 4 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Xác Định Kỳ Kê Khai Thuế Tncn, Gtgt, Tndn Mới Nhất 2022 # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xác Định Kỳ Kê Khai Thuế Tncn, Gtgt, Tndn 2022 mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách xác định kỳ kê khai của từng loại tờ khai báo cáo thuế theo quy định

Nguyên tắc xác định: Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.

* Đối tượng làm tờ khai theo tháng: Dành cho các DN kê khai thuế GTGT theo tháng và có phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên.

Ví dụ: Năm 2019 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 05/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 06/TNCN là 50 triệu đồng (hoặc lớn hơn 50 triệu đồng); Các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 05/KK-TNCN và 06/TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng. Như vậy trong năm 2019: + Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2. + Từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng.

+ Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý ( Nếu doanh nghiệp các bạn KK thuế GTGT theo Qúy thì phải kê khai thuế TNCN theo quý không cần xét đến số tiền thuế TNCN đã khấu trừ

Ví dụ 2: Năm 2019 Công ty B được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 05/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 06/TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng; các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 05/KK-TNCN và 06/KK-TNCN đều từ 50 triệu đồng trở lên. Như vậy trong năm 2019: + Công ty B không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2. + Từ tháng 3 Công ty B được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo quý và thực hiện khai thuế từ quý I/2019.

Lưu ý:

– Thuế GTGT là loại thuế có 2 kỳ kê khai: theo tháng hoặc theo quý. Doanh nghiệp phải tự xác định xem công ty mình thuộc đối tượng kê khai theo tháng hay theo quý để nộp tờ khai đúng quy định:

* Đối tượng kê khai theo quý:

* Đối tượng kê khai theo tháng:

* Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng). Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

* Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong năm:

* Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động từ những năm trước đó:

Bao gồm cả trường hợp có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì cũng không cần nộp lại hồ sơ khai lệ phí môn bài (Theo Công văn số 1279/TCT-CS ngày 4/4/2017 của Tổng cục Thuế về lệ phí môn bài)

Ví dụ: Công ty Thiên Ưng được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 15/10/2018 đã làm tờ khai và nộp tiền lệ phí môn bài cho năm 2018

Cách Xác Định Kê Khai Thuế Tncn Theo Tháng Hay Quý Năm 2022

#1. Thuế TNCN là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thuế trực thu được các tổ chức, doanh nghiệp… thu từ các cá nhân có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

#2. Khi nào cần phải kê khai thuế Thu nhập cá nhân

– Theo khoản 3 điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế quy định về các trường hợp người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế như sau:

“3. Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây: a) Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế. b) Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản. c) Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. d) Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.”

Căn cứ theo quy định trên thì KHÔNG đưa ra trường hợp không có phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN thì không phải nộp hồ sơ khai thuế. Như vậy các tổ chức, doanh nghiệp dù KHÔNG phát sinh thuế TNCN tạm tính theo tháng hay quý vẫn phải thực hiện kê khai.

Vậy thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng hay quý được thực hiện như thế nào?

#3. Cách xác định kê khai thuế TNCN theo tháng hay quý

– Căn cứ theo điều 8 và điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế 1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm: a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý. Điều 9. Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân 1. Tiêu chí khai thuế theo quý b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau: b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.” 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.

Như vậy: – Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng thì phải kê khai thuế TNCN theo tháng.– Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý thì kê khai thuế TNCN theo quý.

– Nếu doanh nghiệp đang kê thuế TNCN theo tháng thì tiếp tục kê khai theo tháng cho tháng 11/2020 và tháng 12/2020. Hết năm 2020 xác định lại theo tờ khai thuế GTGT;– Nếu doanh nghiệp đang kê thuế TNCN theo quý thì tiếp tục kê khai theo quý với Quý IV/2020. Hết năm 2020 xác định lại theo tờ khai thuế GTGT;– Nếu doanh nghiệp không phát sinh tờ khai thuế TNCN từ đầu năm tới giờ mà kê khai thuế GTGT theo Quý thì kê khai tờ khai thuế TNCN nốt cho quý IV/2020. Hết năm 2020 xác định lại theo tờ khai thuế GTGT.

#4. Hướng dẫn lập tờ khai thuế TNCN

Sau khi đã xác định được việc doanh nghiệp, tổ chức… của mình thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng hay quý. Công việc của các bạn bây giờ là đi lập tờ khai. Vậy tờ khai áp dụng mẫu nào? Cả tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng hay quý hiện nay đều dùng Tờ khai TNCN mẫu 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

#5. Thời hạn nộp tờ khai thuế

“1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau: a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng; b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.”

– Căn cứ theo Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:

#6. Thời hạn nộp tiền thuế

Hạn nộp tiền thuế TNCN cũng là hạn nộp tờ khai (nếu có phát sinh tiền thuế phải nộp).

#7. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Không phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN thì có phải nộp tờ khai thuế TNCN không?

Hỏi: Cách xác định kê khai thuế TNCN theo tháng hay theo quý?

Hỏi: Thời hạn nộp Tờ khai thuế TNCN theo tháng?

Hỏi: Thời hạn nộp tiền thuế TNCN?

Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Tncn

Hồ sơ kê khai thuế theo tháng hoặc quý là tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN. Trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế có 2 mẫu 02/KK-TNCN theo tháng và theo quý. Các bạn chỉ cần chọn đúng kỳ kê khai với doanh nghiệp mình, còn nội dung và cách làm là giống nhau.

Nhưng ngày 15/6/2015 Bộ tài chính đã ban hành thông tư 92/2015/TT-BTC thay đổi biểu mẫu thành 05/KK-TNCN. Và hiện nay trên PM HTKK 3.3.7 vẫn đang là 02/KK-TNCN nên các bạn vẫn làm theo mẫu này.

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN là tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN. (Thông tư 92/2015/TT-BTC là mẫu: 05/QTT-TNCN). Nếu là cá nhân tự quyết toán các bạn dùng mẫu số 09/KK-TNCN – TT 92 là 02/QTT-TNCN.

Hiện nay, Tổng Cục Thuế đã áp dụng phan mem ke khai thue TNCN với những đổi mới bổ sung giúp việc khai thuế nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Phần mềm ho tro ke khai thue TNCN mới nhất hiện nay đang là HTKK 3.3.7

3. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế TNCN

– Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân được quy định:

+ Theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.

+ Theo quý: chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo.

+ Quyết toán thuế: chậm nhất là ngày 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (nộp cùng báo cáo tài chính).

– Thời hạn nộp tiền thuế.

+ Nếu trong kỳ phát sinh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thì thời hạn nộp tiền sẽ giống với thời hạn nộp tờ khai như trên. (Theo điều 16 của thông tư 156/2013/TT-BTC)

– Cách xác định kỳ kê khai thuế

Thuế TNCN có 2 kỳ kê khai đó là theo tháng và theo quý. Doanh nghiệp xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm, Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.

+ Kê khai theo quý:

Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý. Hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50 triệu.

+ Kê khai theo tháng:

Dành cho DN kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên.

4. Hướng dẫn kê khai thuế TNCN theo các bước

Cách kê khai thuế TNCN được thực hiện qua 3 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống kê khai thuế

Đến bước này bạn phải phân biệt được các chỉ tiêu trên tờ khai 02/KK-TNCN để điền số liệu cho đúng.

Căn cứ bảng thanh toán tiền lương với các con số tương ứng bạn lắp vào đúng chỉ tiêu.

Bước 3: Xuất file và in giấy nộp

5. Hướng dẫn kê khai thuế TNCN chi tiết cho từng chỉ tiêu

Theo ví dụ trong bảng tính trên Cty có 14 người hợp đồng dài hạn + 1 người cư trú không hợp đồng + 2 người không cư trú = tổng 17 người.

+ Chỉ tiêu 24,25: là thống kê số người bị khấu trừ thuế TNCN trong kỳ (không phân biệt có hay không có hợp đồng. Trong đó:

– Chỉ tiêu 24: Cá nhân cư trú là 6 người (5 người có ký hợp đồng: Thúy, Hoàng, Hiệu, Xuân, Huy và 1 người không ký hợp đồng: An)

– Chỉ tiêu 25: có 2 cá nhân không cư trú

+ Từ chỉ tiêu 27 đến 29: Thống kê Thu nhập chịu thuế (TNCT) (số tiền) trả cho tất cả các LĐ (Không phân biệt có bị khấu trừ thuế hay không).

+ Từ chỉ tiêu 31 đến 33: Thống kê (TNCT) (số tiền) trả cho cá nhân bị khấu trừ thuế. Trong đó:

– Chỉ tiêu 31: = Tổng TNCT của Thúy, Hoàng, Hiệu, Xuân, Huy = 80.666.667đ

– Chỉ tiêu 32: TNCT của cá nhân cư trú không hợp đồng: An = 5.000.000đ

+ Chỉ tiêu 33: Tổng TNCT của 2 cá nhân không cư trú = 90.000.000đ

+ Chỉ tiêu 36,37: Phần mềm tự tính theo biểu thuế toàn phần như đã nói ở trên

– Cá nhân cư trú không ký hợp đồng: 5.000.000đ x 10% = 500.000đ

– Cá nhân không cư trú: 90.000.000đ x 20% = 18.000.000đ

+ Chỉ tiêu 35: Kế toán tự thống kê số liệu của bảng lương, phần cá nhân cư trú có ký hợp đồng = 1.054.444đ

+ Việc kê khai theo tháng hay theo quý chỉ là quy định về thời hạn kê khai, còn mẫu biểu và chỉ tiêu thì không có gì khác.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ

Điện thoại: 0902483186

Email: taxserviceshn247@gmail.com

Hướng Dẫn Kê Khai Và Nộp Thuế Gtgt

Cách 1. Dùng số liệu đã hạch toán trên sổ sách kế toán

+ Số liệu được lấy tại các sổ TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra, TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào

Song, Cách này có nhiều hạn chế: Ngoài việc khó tổng hợp số liệu theo từng chỉ tiêu mà còn không có số liệu để đối chiếu, nếu các bạn định khoản hạch toán sai (thừa, thiếu hóa đơn, sai số tiền…) thì số liệu đưa lên tờ khai cũng sai theo

(Và thực tế là vẫn có nhiều điểm khác biệt giữa Luật thuế, và Luật kế toán khi ghi sổ)

Cách 2: Sử dụng số liệu trên PM kế toán

Nếu phần mềm của cty các bạn đang dùng đã nâng cấp có mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT theo thông tư 26/2015/TT-BTC thì có thể sử dụng luôn được.

Cách 3: Dùng bảng tính Excel để tổng hợp số liệu mua vào – bán ra trên Excel theo đúng các chỉ tiêu trên tờ khai

+ Các Chỉ tiêu cần biết trên bảng kê

– Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ kê khai không phát sinh các hoạt động mua bán HHDV thì NNT vẫn phải lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế. Trên tờ khai, NNT đánh dấu “X” vào ô chỉ tiêu [21] – “Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ”. Khi đánh dấu “X” vào chỉ tiêu [21], NNT không cần phải điền số 0 vào ô mã số của các chỉ tiêu phản ánh giá trị và thuế GTGT của HHDV mua vào, bán ra trong kỳ.

– Chỉ tiêu [22]-Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước: số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế đã ghi trên chỉ tiêu [43] của Tờ khai thuế GTGT kỳ trước. chỉ tiêu này phần mềm sẽ tự cập nhập từ chỉ tiêu [43]: Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau từ tờ khai thuế GTGT kỳ trước (nếu có)

Ví dụ: Các bạn đang thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý – Cho quý 2 năm 2017

Thì kỳ trước của quý 2 năm 2017 là quý 1 năm 2017

Chú ý:- Nếu phần mềm (Lỗi) không tự động cập nhập thì các bạn tiến hành gõ tay số liệu.

Nếu bạn gõ trực tiếp số tiền vào chỉ tiêu 22 này mà không đúng bằng số tiền tại chỉ tiêu 43 của tờ khai thuế kỳ trước

thì phần mềm sẽ hiện thị ra thông báo “Giá trị của chỉ tiêu này khác với giá trị của chỉ tiêu kỳ trước chuyển sang. Đề nghị xem lại!”

Bạn sẽ phải kiểm tra lại số tiền tại chỉ tiêu 43 của tờ khai thuế kỳ trước là bao nhiều và điền đúng số tiền đó vào chỉ tiêu 22 của tờ khai thuế kỳ này.

Từ chỉ tiêu 23 đến chỉ tiêu 32a các bạn lấy số liệu theo 1 trong các cách mà Kế Toán Hà Nội đã gợi ý ở trên để đưa vào tờ khai

Trong đó:

– Chỉ tiêu [23]: Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT. Số liệu này được lấy từ số liệu dòng “Tổng giá trị HHDV mua vào”

– Chỉ tiêu [24]: Số liệu ghi vào mã số này được lấy từ số liệu ở dòng “Tổng số thuế HHDV mua vào”

– Chỉ tiêu [25]: “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này”: Đây là số tiền thuế GTGT đầu vào đủ điều kiện được khấu theo quy định về Thuế GTGT.

– Chỉ tiêu [26]: Là tổng doanh thu bán ra của các mặt hàng không chịu thuế phát sinh trong kỳ

– Chỉ tiêu [27] = Chỉ tiêu [29] + Chỉ tiêu [30] + Chỉ tiêu [32] (Phần mềm tự động tổng hợp)

– Chỉ tiêu [28] = Chỉ tiêu [31] + Chỉ tiêu [33] (Phần mềm tự động tổng hợp)

Các chỉ tiêu từ 26 đến 33 là tổng hợp số liệu của doanh thu và thuế GTGT đầu ra theo các mức thuế suất

Các sản phẩm này đang được quy định tại điều số 5 của TT 219/2013/TT-BTC (Được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 193/2015/TT-BTC.

– Các chỉ tiêu [34], [35], [36] : Phần mềm sẽ tự nhảy số liệu cho các bạn.

+ Chỉ tiêu [37] “Điều chỉnh giảm”: Nhập điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước (nếu trong kỳ có kê khai bổ sung bản giải trình 01/ KHBS).

+ Chỉ tiêu [38] “Điều chỉnh tăng”: Nhập số thuế điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước (nếu trong kỳ có kê khai bổ sung bản giải trình 01/ KHBS).

+ Chỉ tiêu [40] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ: số tiền phát sinh tại chỉ tiêu [40] là số tiền thuế GTGT phải mang đi nộp trong kỳ. Hạn nộp tiền cũng chính là hạn nộp tờ khai.

+ Chỉ tiêu [43] – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau: khi có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu [43] thì DN không phải nộp thuế trong kỳ. Số tiền này sẽ chuyển sang chỉ tiêu [22] của kỳ sau.

+ Kết Xuất file Các nhập thông tin cho các loại tờ khai báo cáo cần báo cáo rồi thực hiện kết xuất file:

Có 2 kiểu kết xuất tờ khai: Dạng PDF và XML: (Tùy bạn chọn) Hiện nay cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ thuế theo định dạng dữ liệu cũ (PDF, mã vạch). Người nộp thuế phải gửi hồ sơ thuế theo định dạng XML, hệ thống chỉ tiếp nhận hồ sơ thuế theo định dạng XML. Nên tôi sẽ không hướng dẫn cách 1 nữa

TH2: Dạng file XML: + Để kiểm tra được nội dung của tờ khai dạng XML thì máy tính của bạn phải được cài đặt phần mềm iTaxViewer

Lưu ý: các bạn tuyệt đối không được đổi tên tờ khai.

Bạn đang xem bài viết Cách Xác Định Kỳ Kê Khai Thuế Tncn, Gtgt, Tndn 2022 trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!