Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Viết Chữ Đẹp Trên Bảng Của Giáo Viên Có Nhiều Năm Kinh Nghiệm # Top 7 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Viết Chữ Đẹp Trên Bảng Của Giáo Viên Có Nhiều Năm Kinh Nghiệm # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Chữ Đẹp Trên Bảng Của Giáo Viên Có Nhiều Năm Kinh Nghiệm mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viết chữ đẹp là một nghệ thuật, người viết chữ đẹp là một nghệ sĩ. Viết chữ trên giấy hay trên bảng đều đòi hỏi người cầm bút rất nhiều kỹ năng. Bên cạnh vốn kiến thức để biết cách viết chữ đẹp trên bảng. Người cầm bút phải có sự khéo léo, kiên nhẫn để tập luyện.

Cầm phấn đúng chuẩn

Cầm phấn cũng cầm bằng 3 ngón tay giống như khi cầm bút: ngón trỏ, giữa, cái. Tuy nhiên, khác nhau ở điểm:

Khi cầm bút, ngón giữa có chức năng chính là làm điểm tựa. Nhưng khi cầm phấn thì cả 3 ngón tay đều giữ và điều khiển viên phấn.

Để di chuyển phấn dễ dàng, tạo nét chữ đẹp. Người viết chú ý viên phấn cách đầu ngón tay cái 1cm.

Cách viết chữ đẹp trên bảng là khi cầm phấn người viết không nên cầm quá chặt hoặc lỏng. Độ cầm chắc vừa phải, thoải mái sẽ giúp quá trình viết thuận lợi hơn.

Cách điều khiển phấn

Tùy vào hướng đi của viên phần mà người viết tạo độ nhấn cho từng ngón sao cho phù hợp. Ví dụ điều khiển nét viết sang phải thì nên nhấn mạnh ngón cái. Điều khiển nét viết sang trái thì tập trung nhấn mạnh ngón giữa và trỏ.

Muốn tạo nét thanh, người viết cầm phấn nhẹ tay và di chuyển lên trên. Ngược lại, để tạo nét đậm khi di chuyển phấn xuống cần miết mạnh một chút. Luôn xoay đầu phấn là cách để sở hữu các nét chữ trên bảng đều đặn, thanh mảnh.

Để biết cách viết chữ đẹp trên bảng không hề khó nhưng cũng không đơn giản chút nào. Điều quan trọng nhất là người viết phải thực sự chú tâm rèn luyện mỗi ngày. Mới đầu tập viết chắc chắn trình bày bảng sẽ vụng về, nét chữ không được đều. Nhưng nếu chăm chỉ tập luyện một thời gian chắc chắn chữ viết sẽ cải thiện và đẹp như ý muốn.

Chú ý tư thế đứng

Tuyệt đối không đứng đối diện che hết mặt bảng, vì người ở dưới không thể nhìn thấy được. Khi viết nên đứng tránh về một bên trái hoặc phải tùy vào hướng viết. Tránh không che khuất tầm nhìn của người ở dưới. Một lưu ý khác để biết cách viết chữ đẹp trên bảng. Đó là không viết quá cao hoặc quá thấp. Việc khum cúi người hay nhón lên cao khiến chữ dễ bị lệch, nét không đều.

Một số lưu ý cơ bản

Ngoài những lưu ý trên, người viết nên nhớ để trình bày bảng đẹp, luyện chữ đẹp. Trước hết, người cầm bút cần luyện tập thuần thục chữ thường, chữ hoa, tập các kỹ thuật liền mạch. Cụ thể là các nét móc, tròn, cong, thẳng… Thực hành nhiều để cổ tay, các ngón tay dẻo dai, giúp điều khiển phấn dễ dàng hơn.

Hướng Dẫn Cách Viết Chữ Đẹp Trên Bảng Dành Cho Giáo Viên Tiểu Học

Cách cầm phấn

Tiến hành cầm phấn bằng 3 ngón tay sao cho ngón trỏ, giữa, cái đều giữ chặt và điều khiển viên phấn chú ý ngón giữa không dùng làm điểm tựa viên phấn. Để di chuyển phấn dễ dàng và tạo nét chữ đẹp thanh mảnh thì giáo viên nên cầm phấn cách đầu ngón tay cái khoảng 1cm.

Độ cầm chắc vừa phải thoải mái sẽ giúp quá trình viết thuận lợi hơn không quá xiết chặt sẽ làm bạn mỏi và đau các ngón tay cũng như dễ làm gãy viên phấn khi bạn ghì mạnh xuống còn nếu lỏng quá sẽ dễ rớt và nét chữ không khỏe khoắn.

Cách điều khiển phấn

Giáo viên nên chú ý đến các cách điều khiển sau đây để nét chữ đẹp hơn:

– Muốn tạo nét thanh người viết cầm phấn nhẹ tay và di chuyển lên trên ngược lại muốn tạo nét đậm di chuyển xuống dưới và ghì mạnh, miết một chút.

– Điều khiển nét viết sang phải thì nhấn mạnh ngón cái, điều khiển nét sang trái thì nhấn mạnh ngón giữa và trỏ.

Bên cạnh đó các bạn giáo viên nên thường xuyên xoay đầu phấn khi viết để nét chữ thanh mảnh và đều đặn hơn, để viết chữ đẹp tốt nhất là bạn cần thời gian để luyện tập vì thông thường đối với những giáo viên mới vào nghề họ rất lúng túng và vụng về khi viết bảng nét chữ không được đều. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì sau một thời gian chăm chỉ chắc chắn chữ viết sẽ cải thiện hơn.

Tư thế đứng viết

Khi viết bảng bạn nên lưu ý tránh không đứng đối diện che hết mặt bảng và làm ảnh hưởng đến sự quan sát của học sinh.

Vị trí viết không quá cao hoặc quá thấp làm bất tiện cho việc khom cúi người hoặc nhón lên cao khiến khung chữ không được ngay hàng thẳng lối dễ bị nguệch ngoạc và nét không đều. Ngoài ra, không đứng nghiêng người cùng hướng viết điều này gây mỏi và dễ bị đau cột sống đồng thời làm giới hạn và khuất tầm nhìn người ở dưới gây bất tiện và khó chịu.

Những lời khuyên dành cho giáo viên

Không cầm quá sát đầu phấn, khi viết thi di chuyển nhẹ nhàng tránh đột ngột, hạn chế xóa chữ viết hay tô đi tô lại nét chữ nhiều lần làm cho chữ không đẹp và còn tạo một thói quen xấu khi viết.

Tránh viết khi đầu phấn bị mòn vẹt vì nó sẽ tạo ra các nét chữ rất đậm và thô. Trong trường hợp bảng không có đường kẻ để viết được thẳng hàng thì khi viết luôn để tầm mắt ở ngang dòng đang viết.

Không nên bẻ viên phấn cho ngắn mà nên viết nguyên viên phấn chú ý đến cách cầm phấn vì nếu cầm phấn sai có thể gãy phấn, đau tay trong quá trình viết

Cách Học Bơi Nhanh Nhất Từ Kinh Nghiệm Của Giáo Viên Dạy Bơi !

Mùa hè đang đến gần và đây là cũng là thời điểm mà các bạn nhỏ có thời gian để được vui chơi thỏa thích, đồng thời tham gia nhiều các hoạt động ngoài trời. Rất nhiều em được bố mẹ cho tham gia hoạt động bơi lội để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao, cũng như bảo vệ bản thân tránh khỏi tình trạng đuối nước khi đi biển tham quan cùng gia đình…

Cách học bơi nhanh nhất.

1. Thực hiện các bài tập trên cạn khi bắt đầu học bơi.

Để bắt đầu học bơi, trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ gồm quần áo bơi, kính bơi, mũ bơi, dụng cụ bịt tai và phao bơi. Các dụng cụ này rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình tập bơi. Và trước khi xuống nước tập bơi, bạn cần tập trước các động tác mô phỏng quá trình bơi lội trên cạn như động tác đập chân, động tác chuồi tay, quay tay… Việc thực hiện các động tác mô phỏng này trên cạn trước sẽ giúp cơ thể bạn làm quen dần các động tác, hình thành phản xạ tự nhiên để giúp bạn khi xuống nước sẽ tiếp thu kiến thức bơi lội nhanh và nhanh biết bơi hơn.

2. Bài tập nín thở dưới nước.

Cách học bơi nhanh dành cho người mới học bơi chính là học cách nín thở và hít thở đúng cách khi ở dưới nước. Thực hiện đúng cách nín thở sẽ giúp cơ thể bạn có thể nổi trên mặt nước và dễ dàng thực hiện các động tác bơi lội tốt nhất. Nếu bạn không biết nín thở ở dưới nước, sẽ gây ra tình trạng sặc nước và bạn không thể bơi được.

Cách tập nín thở dưới nước không quá khó khăn khi bạn có được sự bình tĩnh và tự tin khi ở dưới nước. Hãy gạt nỗi lo sợ sang 1 bên, thả lỏng người. Bạn đứng dưới nước, hít 1 hơi thật sâu, rồi nín thở và hụp xuống nước. Khi không chịu đựng được nữa thì ngoi đầu lên. Tập luyện liên tục bài tập này cho thật thành thạo, để cơ thể quen với việc nín thở sâu dưới nước. Khi bạn đã biết nín thở lâu dưới nước tức là bạn có thể bơi được dưới nước lâu mà không sợ bị sặc nước.

3. Bài tập hít thở dưới nước.

Khi đã tập nín thở thành thục ở dưới nước, bạn cần học cách hít thở dưới nước để cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy ở dưới nước và có thể bơi lội được lâu hơn, mà không lo lắng bị ngạt, bị thiếu không khí.

Cách tập hít thở dưới nước được thực hiện như sau: Bạn đứng ở gần thành bể bơi, dùng 2 tay bám vào thành bể và sau đó, bạn há miệng lấy hơi rồi ngụp đầu xuống nước. Sau khi ngụp xuống nước, bạn vẫn nín thở và sau đó dần thả lỏng người, duỗi thẳng chân ngang với mặt nước. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ nổi lên trên mặt nước. Vào thời điểm này, bạn cần thở hết khí ra bằng mũi, sau đó ngoi lên mặt nước và tiếp tục lấy hơi bằng miệng.

Phương pháp lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi sẽ giúp cơ thể bạn lấy được nhiều hơi hơn, giúp bạn bơi được lâu hơn mà không bị thiếu oxy hay khó thở ở dưới nước.

4. Tập nổi trên mặt nước.

Sau khi đã học được cách hít thở dưới nước thì chúng ta sẽ chuyển sang tập nổi trên mặt nước. Thực tế, nổi được thì bạn mới có thể bơi được và chính vì thế mà trước đây ông cha chúng ta thường sử dụng cây chuối hoặc phao với mục đích để cho cơ thể nổi trên mặt nước khi tập bơi. Khi tham gia tập bơi tại các hồ bơi thì bạn có thể tập động tác nổi trên mặt nước này như sau: Đưa 2 tay bạn bám vào thành bể, 2 chân duỗi thẳng ra phía sau và sau đó lấy 1 hơi sâu rồi hụp xuống nước, nín thở. Lúc này bạn cần thả lỏng toàn bộ cơ thể, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình nổi trên mặt nước. Tiếp theo, bạn thở ra bằng mũi dưới nước rồi ngoi lên mặt nước chuẩn bị thực hiện lại cho đến khi thuần thục.

5. Cách học bơi nhanh với bài tập lướt nước.

Để có thể bơi nhanh, bạn cần nắm được kỹ thuật lướt nước thành thục nhất. Bài tập lướt nước sẽ giúp bạn biết cách di chuyển người về phía trước dễ dàng hơn, việc bơi lội sẽ đơn giản hơn và không hề khó khăn như bạn nghĩ.

Bài tập lướt nước này sẽ thực hiện như sau: Bạn tựa lưng vào thành bể bơi, hít hơi sâu bằng miệng cho thật đầy hơi ở bụng và lồng ngực, sau đó nín thở. Hai tay bạn để duỗi thẳng và ép chặt vào thân người, khép 2 vai lại và ngả người về phía trước. Sau đó, mặt úp xuống nước, chân đạp mạnh vào thành bể nhằm tạo lực đẩy cơ thể lướt trên mặt bể. Khi thân người đã được đẩy đi xa, bạn cố gắng đạp chân, đồng thời, lấy tay quạt nước liên tục và đều đặn, nhằm để cơ thể di chuyển đi xa nhất có thể.

Như vậy, khi bạn thực hiện thành thạo bài tập lướt nước này là bạn đã có thể bơi được rồi. Khi đã nắm được cách học bơi chính xác thì việc nhanh chóng bơi được không còn là vấn đề nữa.

6. Học đứng dưới nước.

Đứng dưới nước là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình bơi, để bạn có thể đứng lại hít thở nghỉ ngơi khi đang bơi. Bạn hãy co hai chân về phía trước ngực, kéo hai tay về phía sau và quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay. Sau đó, lấy thăng bằng và đứng thẳng lên, tay và chân bạn vẫn thực hiện động tác quạt nước nhẹ nhàng.

7. Lựa chọn kiểu bơi dễ trước.

Trong bộ môn bơi lội, chúng ta có các kiểu bơi cơ bản là bơi ếch, bơi sản, bơi ngửa và bơi bướm. Trong đó, bơi ếch và bơi sải được đánh giá là 2 kỹ thuật cơ bản nhất. Đối với người mới tập bơi, bạn nên chọn 2 hình thức bơi ếch và bơi sải để tập luyện trước. Sau khi đã thành thạo 2 kiểu bơi đơn giản này thì bạn mới bắt đầu học 2 kiểu bơi ngửa và bơi bướm. Đây là cách học bơi nhanh hiệu quả và an toàn nhất.

Đối với các em học sinh, các thầy cô giáo chỉ cần dạy các em cách bơi ếch và bơi sải để các em rèn luyện sức khỏe và có khả năng bảo vệ bản thân khi mùa mưa lũ tới.

Lưu ý để học bơi nhanh cho người mới.

– Trước khi xuống nước để thực hiện các bài tập dưới nước, bạn cần khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, nhằm tránh bị chuột rút khi ở dưới nước.

– Khi tập bơi, bạn cần luôn giữ sự bình tĩnh, không được nóng vội hay lo lắng, sợ sệt. Những ảnh hưởng này sẽ khiến bạn lâu biết bơi hơn. Tâm lý căng thẳng, lo sợ càng khiến bạn nản chí và chùn bước trong quá trình tập luyện.

– Khi tập bơi, luôn phải có người bên cạnh, tránh tình trạng đuối nước, không có ai ở đó xử lý kịp thời. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ tập bơi, luôn phải có sự sát sao của người lớn.

– Khi mới tập bơi, bạn có thể mặc áo phao để hỗ trợ khả năng nổi trên mặt nước, dễ dàng học bơi nhanh hơn.

Lời kết.

Cách Dạy Con Viết Chữ Đẹp Hiệu Quả Kinh Nghiệmthành Công Của Cha Mẹ

Phải thừa nhận rằng chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại và phức tạp nhất của con người. Dùng những ký tự để mô tả lại lời nói, suy nghĩ của mình đòi hỏi kỹ năng tư duy và khả năng ngôn ngữ rất nhiều. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi để viết hay, viết tốt chúng ta phải trả qua nhiều năm rèn luyện.

Thời thơ ấu khi được đọc và nhìn thấy cha mẹ viết, con bạn bắt đầu hiểu rằng chữ viết có ý nghĩa. Khi ấy, dù chưa được học viết nhưng nếu bạn đưa cho trẻ một cây bút và một tờ giấy, chúng sẽ bắt đầu nghuệch ngoạc những nét đầu tiên với cố gắng tạo ra những từ riêng của mình. Là cha mẹ chúng ta cần hướng dẫn và chỉ dẫn cho bé tập viết từ nhỏ và hãy kiên nhẫn để giúp bé rèn luyện chữ viết thật tốt.

Một yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc viết sớm chính là cho trẻ cơ hội thực hành và luyện tập viết chữ càng nhiều càng tốt. Việc tập viết có thể bắt đầu ở độ tuổi 3 hoặc 4 khi trẻ đã dần hoàn thiện khả năng tư duy và ngôn ngữ. Hãy cho chúng giấy và viết để bắt đầu việc tập viết từ những nét chữ nghuệch ngoạc ban đầu. Khuyến khích con bạn viết nhiều và viết bất cứ thứ gì chúng thích, bằng trí nhớ trẻ có thể viết lại những câu chữ mà chúng trông thấy mỗi ngày – đó chính là khởi đầu của việc tập viết. Khi trẻ lớn hơn và bắt đầu đi học, bạn vẫn nên tạo điều kiện cho bé luyện tập và rèn thêm chữ viết ở nhà. Hãy thử nhờ trẻ viết thư cảm ơn hoặc thư thăm hỏi cho ông bà, người thân hoặc viết hộ bạn một công thức gì đó…Bạn chỉ cần tạo ra một lý do hợp lý để “nhờ vả” trẻ viết, chúng sẽ rất vui lòng để giúp bạn một tay và như thế sẽ vui hơn rất nhiều so với việc bạn mua 1 cuốn tập viết và bắt trẻ đồ theo một cách máy móc.

Ngoài ra, nếu muốn rèn cho con viết chữ đẹp, ngay ngắn và có câu cú dễ đọc, bạn có thể thử áp dụng những cách sau:

Khuyến khích con viết chậm lại, và cẩn thận hơn. Hãy thư thả để trẻ có thời gian nhớ lại những ký tự mình đã học, sắp xếp lại chúng và hình thành các câu chữ một cách cẩn thận.

Cho trẻ dùng viết chì và một cục tẩy, khi trẻ viết sai, hãy giải thích cho trẻ sai ở chỗ nào và viết lại như thế nào cho đúng.

Nên dùng giấy có kẻ ô để con bạn có thể tập cách viết chữ theo một đường thẳng ngay hàng.

Hãy chắc chắn rằng trẻ biết cách cầm bút như thế nào cho đúng: Bút nên được giữ ở ngón tay cái và ngón trỏ với điểm tì trên bàn tay và viết đúng hướng từ trái sang phải. Bạn có thể cầm tay bé viết để bé hiểu rõ về cách cầm bút và tạo thành một thói quen đúng.

Làm phong phú thêm vốn từ vựng của bé bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ, và chỉ cho trẻ những từ mới với những vật, phong cảnh và câu chuyện xung quanh, quen thuộc với trẻ.

Những vấn đề trẻ thường gặp khi tập viết! Trẻ em phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, và việc đọc viết thể hiện rõ khả năng tư duy và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng viết của trẻ:

Trẻ chậm nhớ hoặc mau quên, khiến chúng gặp khó khăn khi ghi nhớ chính tả, ngữ pháp, hoặc các quy định chấm câu. Với trường hợp này bạn nên cho trẻ học nhiều hơn những từ vựng, trò chuyện và chỉ cho trẻ những từ mới với những ví dụ cụ thể xung quanh để trẻ nhớ tốt hơn. Khuyến khích trẻ tập viết nhiều hơn để luyện chính tả.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa tốt như nói ngọng, phát âm sai, điều này dẫn đến việc viết sai chính tả, và cấu trúc câu. Nên trò chuyện nhiều hơn với trẻ và chỉnh những lỗi sai của trẻ trong ngôn ngữ, giải thích vì sao trẻ sai và hướng trẻ nói đúng lại với những ví dụ cụ thể xung quanh.

Khả năng hình tượng và sắp xếp của trẻ chưa tốt nên chữ viết chưa thẳng hàng và thường bị xiên, vẹo. Dùng giấy có kẻ ô và kềm trẻ viết một cách chậm rãi, từ từ để tạo lại thói quen đúng. Đôi khi việc cầm viết sai cũng ảnh hưởng đến vấn đề này, bạn cần chú ý để điều chỉnh thích hợp.

Một số bệnh thần kinh hiếm gặp như rối loạn khả năng đọc, rối loạn khả năng tập trung, nói lắp…cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng viết của trẻ. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên trò chuyện với trẻ để biết được trẻ đang gặp vấn đề gì và nhờ các chuyên gia để tư vấn và điều trị phù hợp.

Thậm chí, cho dù trẻ có viết được trơn tru, bạn cũng vẫn cần quan sát kỹ những bài viết của trẻ và đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ đúng lúc cho trẻ khi trẻ viết sai chính tả, cầm viết sai (do “lười” và mỏi tay) và chấn chỉnh ngay. Học đọc và viết là chìa khóa để thành công ở trường học và trong cuộc sống.

Vì vậy, hãy cố gắng rèn chữ thật tốt cho trẻ, và hướng trẻ sử dụng chữ viết một cách tự nhiên nhất trong cuộc sống như viết thư cho ông bà, viết giúp cha mẹ…để trẻ thật sự thấy được ích lợi của chữ viết và có động lực tự học nhiều hơn.

1. Trước tiên, bạn dạy trẻ nhận diện các chữ cái trong bảng chữ cái (hiện có rất nhiều bộ chữ cái màu sắc giúp trẻ nhận diện nhanh hơn). Trước khi bắt đầu dạy con tập viết, bạn kiểm tra lại một lượt để đảm bảo con đã nhận diện được mặt chữ.

2. Dùng ngón tay để viết chữ cái mà bạn muốn dạy con. Cho trẻ nhìn và bắt chước theo động tác của bạn. Cảm giác được kích thích giúp trẻ học chữ và ghi nhớ lâu hơn.

3. Khi bé đã hình dung ra cách viết, mẹ bắt đầu cho bé thực hành với bút chì và giấy. Đảm bảo con bạn cầm bút đúng cách để dễ dàng học viết hơn.

4. Sau khi theo dõi, khuyến khích bé ghép các chữ cái với nhau để thành từ có nghĩa. Đừng vội đưa cho bé ví dụ, như: “B+ A=BA”, mà hãy dành cho bé một chút thời gian suy nghĩ trước khi hướng dẫn bé ghép từ.

5. Cha mẹ cần kiên nhẫn và không nên quá thúc ép khi dạy bé tập viết. Mỗi chữ cái bé cần thời gian khác nhau để tập viết và ghi nhớ. Ví dụ, bé học thuộc chữ O chỉ trong ‘nháy mắt’ nhưng để nhớ chữ K bé cần thời gian lâu hơn. Hãy để bé hoàn toàn thoải mái và kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại cho bé nhớ.

– Cha mẹ có thể để bé tập tô trước khi tập viết trên giấy trắng. Và, nên sử dụng giấy ô ly cho bé bắt đầu tập viết.

– Dành cho bé một khu vực yên tĩnh để bé ít bị phân tâm

– Cho trẻ nghỉ ngơi hoặc chơi trò chơi để giải trí giữa giờ tập viết. Đừng mong đợi khả năng tập trung lâu dài ở trẻ nhỏ, vì đó là điều không tưởng.

– Không viết lên giấy của bé. Cha/ mẹ nên sử dụng một tờ giấy riêng để hướng dẫn bé cách viết.

Khi con tự thuộc mặt chữ rồi, chị Ngân dạy con đánh vần bằng cách hay nói vần với con, ví dụ: “Hôm nay nhà mình ăn rau: A-I-AI…, tráng miệng bằng quả A-M-AM…, đố con hai món đó là gì?”. Chíp sẽ ngẫm nghĩ một lúc, loại trừ dần sẽ ra rau cải và quả cam.

Khi Chíp 2 tuổi, chị Ngân dạy con ghép dấu bằng cách thỉnh thoảng lại đố con ví dụ B ghép với E thành BE thêm dấu sắc thành BÉ, và làm tương tự với các dấu huyền, ngã, hỏi… Chíp cứ hiểu thế nào là ghép thế ấy, mẹ không cần cầu kì phải ghép thành từ có nghĩa hay không.

Thành quả sau những buổi chơi mà học của cả nhà là bây giờ dù mới hơn 3 tuổi, nhưng Chíp đã thuộc hết các mặt chữ cái, ghép chữ rất giỏi và đánh vần cũng khá siêu.

Khi chơi đồ hàng với con, khi tắm cho bé, hoặc khi mẹ nấu ăn, Chíp ngồi loay hoay với bảng chữ cái, mẹ Chíp vẫn ngân nga dạy con: B ghép với A thành BA, M ghép với E thành MẸ, chữ K ghép với chữ H thành chữ KH…. Cứ thế với tất cả các chữ và với trí nhớ của trẻ con, Chíp học rất nhanh mà không cần bất cứ nguyên tắc nào về nguyên âm hay phụ âm. Sau một thời gian kiên trì vừa chơi vừa học, bé Chíp đã học xong chữ một cách thoải mái mà không cần đau đầu nhớ nguyên tắc, không phải bị ba mẹ ép ngồi vào bàn học hay đến các lớp dạy chữ trước khi vào lớp 1.

Khi được 4 tuổi, Chíp dã có thể đọc truyện tranh có các câu ngắn và khi 4 tuổi rưỡi đã đọc tốt các truyện dài.

Bạn đang xem bài viết Cách Viết Chữ Đẹp Trên Bảng Của Giáo Viên Có Nhiều Năm Kinh Nghiệm trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!