Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Sử Dụng Hàm Tính Toán Tỷ Lệ Phần Trăm Trong Excel # Top 9 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Sử Dụng Hàm Tính Toán Tỷ Lệ Phần Trăm Trong Excel # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Hàm Tính Toán Tỷ Lệ Phần Trăm Trong Excel mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu bạn cần tính toán tỷ lệ phần trăm, bạn sẽ hạnh phúc khi biết rằng Excel có những công cụ làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.

Bạn có thể sử dụng Excel để tính toán tỷ lệ phần trăm tăng hoặc giảm để theo dõi kết quả kinh doanh của bạn mỗi tháng. Cho dù đó là chi phí tăng hoặc tỷ lệ phần trăm bán hàng thay đổi từ tháng này qua tháng khác, bạn muốn giữ vững vị trí doanh số dẫn đầu của bạn. Excel có thể giúp bạn thực hiện điều đó.

Trong bài viết này, tìm hiểu cách tính toán tỷ lệ phần trăm trong Excel từng bước trong quy trình làm việc. Hãy nhìn vào một số hàm, chức năng về tính toán phần trăm trên Excel và mẹo sử dụng bảng thống kê kinh doanh và bảng điểm của trường học.

Bạn sẽ đi qua những kỹ thuật cần thiết để làm việc với tỷ lệ phần trăm trong Excel.

Video hướng dẫn

Hãy xem qua video hướng dẫn hoàn chỉnh ở trên hoặc thực hiện từng bước theo hướng dẫn bằng văn bản bên dưới. Trước tiên, tải tập tin nguồn miễn phí: Excel percentages worksheets. Chúng ta sẽ sử dụng chúng để thực hiện trong suốt bài thực hành hướng dẫn này.

1. Nhập dữ liệu ban đầu vào Excel

Nhập dữ liệu như sau vào (hoặc bắt đầu tải về tập tin “percentages.xlsx” chứa trong tập tin nguồn trong bài hướng dẫn). Bảng tính này dành cho Expenses – phí tổn bán hàng. Sau nữa, chúng ta sẽ sử dụng bảng tính Grades – điểm số.

2. Tính toán tăng tỷ lệ phần trăm

Giả sử, bạn dự đoán rằng chi phí của năm sau sẽ cao hơn 8%, vì vậy, bạn muốn xem chúng thế nào.

Trước khi viết công thức bất kỳ nào, điều hữu ích để biết rằng Excel đủ linh hoạt để tính toán theo cùng một cách cho dù bạn nhập tỷ lệ phần trăm với một dấu hiệu phần trăm (như 20%) hoặc một số thập phân (như 0.2 hoặc chỉ là .2). Với Excel, ký hiệu phần trăm chỉ là một định dạng.

Chúng tôi muốn hiển thị tất cả số tiền được ước lượng, không chỉ là sự gia tăng.

Bước 1

Ở ô A18, gõ With 8% increase. Vì chúng ta có số lẫn lộn với văn bản nên Excel sẽ xem toàn bộ ô còn lại là văn bản.

Bước 2

Nhấn Tab, sau đó trong ô B18, và nhập công thức =B17 * 1.08

Ngoài ra, bạn có thể nhập công thức này bằng tay: =B17*108%

Số tiền là 71,675, như được hiển thị bên dưới:

3. Tính toán giảm tỷ lệ phần trăm

Có lẽ bạn nghĩ rằng chi phí của bạn sẽ giảm 8 phần trăm. Để xem những con số này, các công thức là tương tự nhau. Bắt đầu bằng cách hiển thị tổng cộng, số tiền thấp hơn, không phải là giảm.

Bước 1

Trong ô A19, nhập With 8% decrease.

Bước 2

Nhấn Tab, sau đó trong ô B19, nhập công thức này: =B17 * .92

Ngoài ra, bạn có thể nhập công thức bằng cách này: = B17* 92%

Số tiền là 61,057.

Bước 3

Nếu bạn muốn thêm một chút linh hoạt trong việc thay đổi tỷ lệ phần trăm mà bạn nghĩ rằng các chi phí sẽ tăng hay giảm, bạn có thể nhập công thức bằng cách này:

Để tăng 8%, nhập công thức này trong ô B18: =B17 + B17 * 0.08

Bước 4

Để giảm 8%, nhập công thức này trong ô B19: =B17 - B17 * 0.08

Với các công thức này, đơn giản bạn có thể thay đổi từ .08 thành số khác để có được một kết quả mới từ tỷ lệ phần trăm khác.

4. Cách tính toán tỷ lệ phần trăm số tiền

Bây giờ thực hiện thông qua hàm Excel cho tính tỷ lệ phần trăm số tiền. Nếu bạn muốn xem 8% số tiền riêng của mình, không hoàn toàn mới? Để thực hiện điều đó, nhân tổng số tiền trong B17 bằng 8 phần trăm.

Bước 1

Trong ô A20, nhập 8% of total.

Bước 2

Nhấn Tab, sau đó trong ô B20 nhập công thức: =B17 * 0.08

Ngoài ra, bạn có thể nhập công thức bằng cách này: = B17 * 8%

Số tiền là 5,309.

5. Thực hiện điều chỉnh mà không cần viết lại công thức

Nếu bạn muốn thay đổi tỷ lệ phần trăm mà không cần phải viết lại công thức, hãy đặt tỷ lệ phần trăm trong ô. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nhập vào dòng tiêu đề.

Bước 1

Trong ô A22, nhập Adjustment. Nhấn Enter.

Bước 2

Trong ô A23, nhập Higher total. Nhấn Enter.

Bước 3

Trong ô A24, nhập Lower total. Nhấn Enter.

Bảng tính trông giống như thế này:

Bây giờ, nhập phần trăm và công thức bên phải tiêu đề.

Bước 4

Bước 5

Trong ô B23, nhập công thức này để tính tổng thêm 8% khác: =B17 + B17 * B22

Bước 6

Trong ô B24, nhập công thức này để tính tổng số ít hơn 8%: = B17 * (100% - B22)

Khi bạn gõ 8% trong B22, Excel tự động định dạng ô là phần trăm. Nếu bạn nhập.08 hoặc 0,08, Excel sẽ để lại giống như vậy. Bạn luôn luôn có thể định dạng phần trăm sau bằng cách nhấp vào nút Percent Style trên Ribbon:

Mẹo: Bạn cũng có thể định dạng phần trăm các con số với Percent Style bằng cách sử dụng phím tắt: nhấn trong Windows hoặc Command + Shift + % trên Mac.

6. Thay đổi tỷ lệ phần trăm

Bạn cũng có thể muốn tính toán phần trăm thay đổi từ tháng này đến tháng tiếp theo. Điều đó chỉ ra chi phí đang lên hoặc xuống. Vì vậy, hãy thực hiện dọc xuống cột C.

Nguyên tắc chung để tính toán thay đổi tỷ lệ phần trăm là:

=(giá trị mới – giá trị cũ) / giá trị mới

Vì tháng Giêng là tháng đầu tiên, nó không thay đổi tỷ lệ phần trăm. Thay đổi đầu tiên sẽ là từ tháng một tới tháng hai, và chúng ta sẽ đặt con số bên cạnh tháng hai.

Bước 1

Đầu tiên để thay đổi tính toán phần trăm, nhập công thức Excel trong ô C5: =(B5-B4)/B5

Bước 2

Excel sẽ hiển thị số thập phân, do đó nhấp vào nút Percent Style trên Ribbon (hoặc sử dụng các phím tắt đề cập trên) để định dạng phần trăm.

Bây giờ, chúng ta biết những thay đổi phần trăm từ tháng một qua tháng hai, chúng ta có thể dùng hàm AutoFill tự động điền xuống cột C để hiển thị phần trăm còn lại thay đổi cho cả năm.

Bước 3

Cuộn con trỏ qua dấu chấm ở góc dưới bên phải của ô hiển thị -7%.

Khi con trỏ chuột trở thành chữ thập, nhấp đúp vào.

Nếu bạn không quen với tính năng AutoFill, hãy xem những kỹ thuật trên các bài viết của tôi về Excel:

Bước 5

Nhấp vào ô B3 (tiêu đề “Amount”)

Bước 6

Đặt con trỏ chuột vào AutoFill dot và kéo ô bên phải, vào ô C3. Nhân đôi tiêu đề, kể cả định dạng.

Bước 7

Trong ô C3, nhập % Change, thay thế văn bản đã có.

7. Tính tổng cộng phần trăm

Kỹ thuật cuối cùng trên sheet này là tìm tổng phần trăm cho mỗi tháng. Để tính tổng phần trăm, hãy tưởng tượng, một biểu đồ hình tròn, mỗi tháng là một phần, và tất cả các phần cộng lại 100%.

Cho dù trên Excel hoặc bút chì và giấy, cách tính toán tỷ lệ phần trăm của tổng số là thực hiện phép chia đơn giản:

Số thành phần /tổng cộng

và định dạng là phần trăm

Trong ví dụ này, chúng ta lấy tổng cộng chia cho mỗi tháng ở cột B.

Bước 1

Bấm vào ô C3 và AutoFill một ô tới ô D3.

Bước 2

Thay đổi ô D3 là % of Total.

Bước 3

Trong ô D4, nhập công thức =B4/B17 nhưng đừng nhấn Enter.

Bước 4

Trước khi nhập công thức, chúng ta muốn chắc chắn AutoFill không bị lỗi. Vì chúng ta sẽ sử dụng AutoFill trên cột xuống, mẫu số giờ là ô B17, không nên thay đổi. Nếu các con số từ tháng hai đến tháng 12 sẽ bị sai.

Chắc chắn con trỏ văn bản vẫn còn trong công thức, mẫu số trên ô “B17”.

Bước 5

Nhấn phím F4 (trên máy Mac, bấm Fn + F4).

Chèn dấu hiệu đồng đô la trước cột và dòng, biến mẫu thành $B$17. $B nghĩa là cột B sẽ không tăng thành cột C, …và $17 có nghĩa là dòng sẽ không tăng lên $18, vv.

Bước 6

Đảm bảo công thức phần trăm trong excel bây giờ là: =B4/$B$17.

Bây giờ, chúng ta có thể nhập và sử dụng AutoFill.

Bấm Ctrl + Enter (trên máy Mac, nhấn Command + ↩) để nhập công thức mà không cần di chuyển con trỏ xuống dòng tiếp theo.

Bước 8

Nhấp vào nút Percent Style trên ribbon hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + % ( Command + Shift + %).

Bước 9

Cuộn con trỏ chuột qua AutoFill dot ở góc dưới bên phải D4.

Bước 10

Khi con trỏ trở thành dấu thập, nhấp đúp để tự động điền công thức xuống phía dưới.

Bây giờ, mỗi tháng sẽ hiển thị tổng số phần trăm.

8. Xếp hạng phần trăm

Xếp hạng những con số bằng phần trăm là một kỹ thuật thống kê. Có lẽ, Bạn quen thuộc với nó ở trường học: bạn và bạn cùng lớp có lớp điểm trung bình, mỗi bạn đều được đánh giá xếp hạng. Điểm càng cao thì tỷ lệ phần trăm càng cao.

Danh sách những con số (điểm số, chẳng hạn) được sắp xếp trong các ô mà Excel gọi là một dãy số. Không có gì đặc biệt về một dãy số và bạn không cần phải xác định nó. Đó là những gì Excel sắp xếp các ô mà bạn đặt vào công thức.

Excel có hai hàm chức năng cho xếp hạng tỷ lệ phần trăm. Một hàm bao gồm bắt đầu và kết thúc những con số trong dãy số và hàm còn lại thì không.

Hãy nhìn vào tab thứ hai trong bảng tính: Grades.

Danh sách này hiển thị 35 điểm số trung bình, được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Điều đầu tiên, chúng ta muốn làm là tìm xếp hạng phần trăm cho mỗi người. Để thực hiện, chúng ta sử dụng hàm chức năng =PERCENTRANK.INC. Phần “INC” là hàm chức năng có nghĩa là “bao gồm”, điểm đầu tiên và cuối cùng trong danh sách. Nếu bạn muốn loại bỏ con số đầu và cuối trong dãy số, bạn nên sử dụng hàm chức năng

array là dãy các ô có chứa danh sách (trong ví dụ này, nó là B3:B37)

Bước 1

Nhấp vào ô C3, số đầu tiên trong danh sách.

Bước 2

Bắt đầu gõ công thức này, nhưng không nhấn Enter: =PERCENTRANK.INC(B3:B37

Bước 3

Sự sắp xếp này cần phải được tham chiếu tuyệt đối để chúng ta có thể AutoFill phía dưới.

Nhấn F4 (trên máy Mac, bấm Fn + F4) để chèn dấu hiệu đồng đô la.

Công thức nên giống như thế này: =PERCENTRANK.INC($B$3:$B$37

Bước 4

Dọc xuống theo cột C, chúng ta muốn biết thứ hạng phần trăm ở cột B.

Nhấp vào B3, sau đó đóng dấu ngoặc đơn.

Công thức bây giờ là thế này: =PERCENTRANK.INC($B$3:$B$37,B3)

Bây giờ, chúng ta có thể điền và định dạng những con số.

Bước 5

Nếu cần thiết, nhấp lại ô C3 để chọn nó.

Bước 6

Bước 7

Trên Ribbon, nhấp vào nút Percent Style để định dạng cột như tỷ lệ phần trăm. Bây giờ, bạn sẽ thấy kết quả đã được hoàn thành:

Vì vậy, nếu bạn đã có điểm cao và GPA của bạn là 3,98, bạn sẽ nói rằng bạn xếp hạng 94 th trong danh sách.

9. Tìm phân vị

Bạn cũng có thể tìm phân vị trực tiếp, bằng cách sử dụng hàm PERCENTILE. Với hàm chức năng này, bạn nhập một xếp hạng phần trăm, và nó sẽ trả lại một số từ danh sách xếp hạng tương ứng. Nếu chính xác, con số mà bạn muốn không liệt kê, Excel sẽ tự ý thêm kết quả và trả về con số “nên” được liệt kê.

Khi nào bạn sử dụng hàm này? Giả sử rằng bạn có kế hoạch áp dụng cho một chương trình tốt nghiệp, và chỉ chấp nhận các sinh viên có điểm số thứ 60 th hoặc cao hơn trong danh sách. Vì vậy, bạn muốn biết GPA nào là chính xác 60%. Nhìn vào danh sách này, chúng ta có thể thấy 3,22 là 59% và 3.25 là 62%, do đó, chúng ta có thể sử dụng hàm =PERCENTILE.INC để tìm câu trả lời.

Cú pháp là: =PERCENTILE.INC(array, percent rank)

array là sự sắp xếp các ô có chứa danh sách (giống như ví dụ trước, B3:B37)

rank là một tỷ lệ phần trăm (hoặc một số thập phân, và giữa số 0 và 1)

Cũng giống như với các hàm xếp hạng phần trăm, bạn có thể sử dụng =PERCENTILE.EXC để loại trừ các mục đầu tiên và cuối cùng trong dãy, nhưng đó không phải là những gì chúng ta muốn trong ví dụ này.

Bước 1

Nhấp vào B39, bên dưới danh sách.

Bước 2

Nhập vào công thức này: =PERCENTILE.INC(B3:B37,60%)

Vì chúng ta không tự động điền công thức này, do đó, không cần tạo dãy tham chiếu tuyệt đối.

Bước 3

Trên Ribbon, nhấn vào nút Decrease Decimal một lần, để làm tròn số đến hai chữ số thập phân.

Kết quả trong dãy này, 3,23 GPA là 60 th. Bây giờ bạn đã biết được những điểm bạn cần chấp nhận vào chương trình.

Kết luận

Tính tỷ lệ phần trăm không phức tạp, và việc tính toán trên Excel bằng cách sử dụng quy tắc tương tự của toán học như với bút chì và giấy. Excel cũng tuân thủ tiêu chuẩn tính toán khi bạn thực hiện phép tính cộng, phép trừ và phép nhân trong một công thức:

Dấu ngoặc đơn – Parentheses

Số mũ – Exponents

Phép nhân – Multiplication

Phép chia – Division

Phép cộng – Addition

Phép trừ – Subtraction

Tôi luôn nhớ quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau với cụm từ Please Excuse My Dear Aunt S ally.

Các Hàm Tính Toán Thông Dụng Trong Excel

Excel là bảng tính hỗ trợ các hàm giúp các bạn trong quá trình tính toán và xử lý dữ liệu, nếu các bạn biết các hàm tính toán, cách sử dụng chúng thì công việc của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng hơn.

I. NHÓM HÀM THỐNG KÊ.

A. Nhóm hàm tính tổng.

1. Hàm SUM.

Cú pháp: SUM(Number1, Number2..).

Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

Chức năng: Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.

Ví dụ: =SUM(D7:D12) tính tổng các giá trị từ ô D7 đến ô D12.

Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range).

Các tham số:

+ Range: là dãy số mà các bạn muốn xác định.

+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn các bạn muốn tính tổng (có thể là số, biểu thực hoặc chuỗi).

+ Sum_range: là các ô thực sự cần tính tổng.

Chức năng: Tính tổng các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.

Ví dụ: =SUMIF(A1:A5,”Nam”,B1:B5) tính tổng các ô từ B1 đến B5 với điều kiện giá trị trong cột từ A1 đến A5 là Nam.

B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình.

1. Hàm AVERAGE.

Cú pháp: AVERAGE(Number1,Number2…).

Các tham số: Number1,Number2… là các số cần tính giá trị trung bình.

Chức năng: Trả về giá trị trung bình của các đối số.

Ví dụ: =AVERAGE(D7:D12) tính giá trị trung bình các ô từ D7 đến D12.

Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1,Array2,Array3…).

Các tham số: Array1: bắt buộc, đối số mảng đầu tiên mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.

Array2, Array3 … tùy chọn, các đối số mảng từ 2 đến 255 mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.

Lưu ý: Các đối số trong các dãy phải cùng chiều, nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.

Chức năng: Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng các tích đó.

C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

1. Hàm MAX.

Cú pháp: MAX(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà các bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.

Chức năng: Hàm trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.

Ví dụ: =MAX(A5:A9) đưa ra giá trị lớn nhất trong các ô từ A5 đến A9.

2. Hàm LAGRE.

Cú pháp: LARGE(Array,k).

Các tham số:

+ Array là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.

+ k là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.

Chức năng: Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.

3. Hàm MIN.

Cú pháp: MIN(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.

Chức năng: Hàm trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.

Ví dụ: =MIN(A4:A7) trả về số nhỏ nhất trong số các ô từ A4 đến A7.

4. Hàm SMALL.

Cú pháp: SMALL(Array,k).

Các tham số:

+ Array là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.

+ k là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.

Chức năng: Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.

D. Nhóm hàm đếm dữ liệu.

1. Hàm COUNT.

Cú pháp: COUNT(Value1, Value2…).

Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

Chức năng: Hàm đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.

Ví dụ: =COUNT(D7:D12) đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy từ ô D7 đến ô D12.

Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2…).

Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

Chức năng: Hàm đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.

Ví dụ: =COUNTA(A1:A7) đếm các ô chứa dữ liệu trong dãy từ ô A1 đến ô A7.

3. Hàm COUNTIF.

Cú pháp: COUNTA(Range, Criteria).

Các tham số:

+ Range: dãy dữ liệu các bạn muốn đếm.

+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn cho các ô đếm.

Chức năng: Hàm đếm các ô chứa giá trị theo điều kiện cho trước.

Ví dụ: =COUNTIF(A1:A8,”<50″) đếm tất cả các ô từ A1 đến A8 có chứa số nhỏ hơn 50.

II. HÀM LOGIC.

1. Hàm AND.

Cú pháp: AND(Logical1,Logical2…).

Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.

Lưu ý:

+ Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic. + Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua. + Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!

Ví dụ: =AND(C7=”Nữ”,D7=7) vì cả 2 biểu thức đều đúng lên giá trị trả về là TRUE.

Cú pháp: OR(Logical1,Logical2…).

Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.

+ Nếu A1 nhỏ hơn 10 hoặc A3 nhỏ hơn 10 thì hàm trả về giá trị TRUE.

+ Nếu A1 lớn hơn 10 và A3 nhỏ hơn 100 thì hàm trả về giá trị FALSE.

3. Hàm NOT.

Cú pháp: NOT(Logical).

Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.

Chức năng: Hàm đảo ngược giá trị của đối số, sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số.

III. NHÓM HÀM TOÁN HỌC.

1. Hàm ABS.

Cú pháp: ABS(Number).

Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.

Chức năng: Lấy giá trị tuyệt đối của một số.

Ví dụ: =ABS(D10) trả về giá trị tuyệt đối của ô D10.

Cú pháp: POWER(Number, Power).

Các tham số:

+ Number là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.

+ Power là số mũ.

Chức năng: Hàm trả về lũy thừa của một số.

Ví dụ: =POWER(10,2) kết quả trả về là 100.

3. Hàm PRODUCT.

Cú pháp: PRODUCT(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.

Chức năng: Sử dụng hàm Product thay cho toán tử nhân để tính tích một dãy.

Ví dụ: =PRODUCT(A1,A5) nhân các số trong dãy số từ A1 đến A5.

4. Hàm MOD.

Cú pháp: MOD(Number, divisor).

Các đối số:

+ Number là số bị chia.

+ divisor là số chia.

Chức năng: Lấy giá trị dư của phép chia.

Ví dụ: =MOD(25,2) giá trị trả về là 1.

5. Hàm ROUNDUP.

Cú pháp: ROUNDUP(Number, Num_digits).

Các tham số:

+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.

+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn lên một số.

Lưu ý:

Cú pháp: EVEN(Number).

Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.

Nếu number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!

7. Hàm ODD.

Cú pháp: ODD(Number).

Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.

8. Hàm ROUNDDOWN.

Cú pháp: ROUNDDOWN(Number, Num_digits).

Các tham số:

+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.

+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn xuống một số.

Cách Sử Dụng Hàm Vlookup Trong Excel

Hàm VLOOKUP trong Excel 2007 cho phép tìm kiếm một giá trị nào đó trong một cột nào đó tính từ một vùng dữ liệu nào đó. Đây là một trong số các hàm trong Excel được sử dụng nhiều nhất.

1. Hàm VLOOKUP trong Excel 2007 dùng để làm gì?

Hàm VLOOKUP trong Excel 2007 dùng để tìm kiếm theo cột.

2. Cú pháp hàm VLOOKUP trong Excel 2007 như sau: =VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup]) Trong đó:

TRUE: Những giá trị trong cột đầu tiên của Table_array được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

FALSE: Hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn

Lưu ý: Bạn có thể không sử dụng giá trị này cũng được. Ví dụ về cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007:

Ví dụ, bạn có 2 sheet với tên gọi là Sheet1 và Sheet2 như sau:

Sheet1:

Cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007 Sheet2:

Cách dùng hàm VLOOKUP trong Excel 2007

Chúng ta cần lấy giá trị của cột Năm sinh từ Sheet1 sang Sheet2. Khi đó, cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007 để tìm kiếm giá trị Năm sinh và cột tìm kiếm là cột ID (mã nhân viên) của Sheet1

Khi đó, chúng ta đặt hàm VLOOKUP ở cột Năm sinh của Sheet2 như sau:

Tìm giá trị A2 (1) của Sheet2 với vùng chọn là A2:C6 của Sheet1, khi tìm thấy giá trị thì trả về giá trị cột thứ 3 (tức Năm sinh).

Kết quả trả về Sheet2 như sau:

Kết quả sau khi áp dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007 Chú ý khi sử dụng hàm Vlookup trong Excel 2007:

Cột bên trái phải có các giá trị được tham chiếu. Trong ví dụ trên thì ở Sheet2, cột đầu tiên không thể là cột Năm sinh.

Bạn không thể có giá trị trùng ở cột ngoài cùng bên trái của vùng tìm kiếm (trong ví dụ trên là Sheet1). Bạn sẽ không thể có hai ID với giá trị 1 cho quê Bắc Ninh và 1 cho quê Thái Nguyên.

Cách Tính Lương Trong Excel Sử Dụng Hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right,

Tiếp tục các bài tập trong Excel, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục làm bài tập tính lương trong Excel sử dụng hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right, Mid và If. Mời các bạn tham khảo.

Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lương trong Excel sử dụng hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right, Mid và If. Mời các bạn tham khảo.

CÁCH TÍNH LƯƠNG TRONG EXCEL SỬ DỤNG HÀM VLOOKUP, HLOOKUP, LEFT, RIGHT, MID VÀ IF

Bài tập tính lương trong Excel sẽ giúp các bạn làm quen và sử dụng các hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right, Mid và If một cách thuần thục qua đó các bạn có thể áp dụng các hàm này vào các tình huống một cách hợp lý.

Mã nhân viên được kết hợp bởi 3 yếu tố sau: Xếp loại (A, B, C, D), Số năm công tác và Mã phòng ban.

Đầu tiên, chúng ta sẽ sử dụng hàm Right và Hlookup để điền đủ Phòng ban.

Bước 1: Nhập vào ô D6 công thức như sau: =HLOOKUP(RIGHT(B6,2),$A$16:$D$17,2,0).

.

Bước 2: Sau khi nhập công thức xong thì ấn Enter để hoàn thành. Sau đó bạn giữ và kéo ôD6 xuống dưới để hệ thống tự điền các ô còn lại.

Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng hàm Left để điền mã Xếp loại của nhân viên đó

Bước 3: Nhập vào ô G6 công thức: =LEFT(B6,1).

Bước 4: Các bạn ấn Enter để hoàn thành sau đó giữ và kéo ô G6 xuống để điền các ô còn lại

Để điền Số năm công tác, chúng ta sẽ sử dụng hàm Mid để lấy 2 ký tự ở giữa của Mã nhân viên.

Bước 6: Các bạn ấn Enter để hoàn thành sau đó kéo xuống để điền các ô còn lại

Bước 8: Các bạn ấn Enter để hoàn thành sau đó kéo xuống để điền các ô còn lại

Cuối cùng, chúng ta sẽ tính Tổng lương bằng cách lấy Lương cơ bản * Ngày công * Hệ số lương.

Bước 9: Các bạn điền vào ô J6 công thức: =E6*F6*I6 sau đó ấn Enter để hoàn thành và kéo xuống để điền nốt các ô còn lại

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tinh-luong-trong-excel-su-dung-ham-vlookup-hlookup-left-right-mid-va-if-25908n.aspx Từ trước cho tới nay, cách tính phần trăm % rất phổ biến, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, sử dụng thường xuyên trong Excel. Các bạn đọc bài viết các cách tính phần trăm nhanh và chính xác để có thể làm quen với dạng toán phổ biến này.

Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Hàm Tính Toán Tỷ Lệ Phần Trăm Trong Excel trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!