Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp # Top 14 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:

Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.

Xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Đây là tư thế toạ thiền đúng cách, vững chãi và hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tọa thiền là tâm toạ.

Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.

Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.

Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.

Thở Vào Ra Trong Lúc Toạ Thiền: Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.

Điều quan trọng của toạ thiền là tâm tọa tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Bước đầu tiên là phải đếm hơi thở để trú tâm nơi hơi thở. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập .

Do vì mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng . Một số những pháp môn này như sau:

Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.

Hướng Dẫn Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp Để Giúp Tâm An Định

Ngồi thiền – tọa thiền là gì?

Thiền là một phương pháp đưa đến định tâm, điều phục tâm mình. “Thiền” trong danh từ chỉ pháp môn thiền; còn “thiền” trong động từ chính là sự thực tập thiền. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Thiền là một phương pháp làm cho tâm chúng ta an định. Tâm chúng ta hàng ngày rất phức tạp, rối ren. Thiền chính là phương pháp để đưa tâm chúng ta an định lại. “An” nghĩa là không nguy hiểm, “định” nghĩa là yên. Thiền là phương pháp để đưa tâm chúng ta trở về an định hay còn gọi là quản trị tâm mình. Hiểu một cách khác thiền là quay về tập làm chủ tâm của chúng ta”.

Ngồi thiền giúp thông minh và sáng tạo

Trong nhà thiền có câu “Tâm an định thì trí sáng tỏ”. Thiền giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định, bớt đau khổ, phiền não. Từ đó tập trung làm việc, hoạt động hiệu quả, giải quyết mọi thứ nhanh chóng và chuẩn xác, đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt với học sinh, sinh viên, thiền giúp giải tỏa căng thẳng học hành, nâng cao trí tưởng tượng, sáng tạo và tiếp thu thông tin nhanh hơn. Trong buổi giao lưu với các bạn khóa sinh, Sư Phụ chia sẻ: “Thiền vô cùng lợi ích trong học tập, nhất là việc ghi nhớ và sáng tạo. Cho nên các thiền sư họ rất sáng tạo, các con muốn học giỏi, thông minh và sáng tạo thì cũng nên thực tập thiền”.

Hướng dẫn cách ngồi thiền đơn giản, đầy đủ nhất

Bước 1: Chuẩn bị ngồi thiền

Trang phục: Chúng ta nên mặc những trang phục thoải mái, mát mẻ, không gây nóng vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông; cũng như có sự co giãn hợp lý để có thể tiến hành các tư thế ngồi thật thoải mái. Ngoài ra, tháo bỏ đồng hồ để mạch máu lưu thông, tắt chuông điện thoại để tập trung vào việc thực tập thiền. Dụng cụ tọa thiền vững chắc, dễ chịu gồm có: 1 bồ đoàn tròn đường kính 20-25cm, cao khoảng 10 cm. 1 tọa cụ vuông rộng khoảng 80cm để trải dưới, bồ đoàn để ở trên. 1 khăn mặt hoặc gối nhỏ dùng để chêm bên lòng bàn chân trũng.

Bước 2: Vị trí và thời gian ngồi thiền

Chúng ta có thể thiền ở bất cứ lúc nào và ở đâu: sau giờ làm việc căng thẳng, trong lúc rảnh rỗi vì thiền thực chất là bài tập cho tâm trí được thoải mái. Chúng ta có thể thiền trên bãi cỏ, sàn nhà, trên ghế hoặc trên giường. Trước khi bắt đầu ngồi thiền, chúng ta nên đặt báo thức. Do khi mới bắt đầu ngồi thiền, chúng ta thường cảm thấy thời gian trôi lâu hơn, đặt báo thức giúp mình không phải liên tục nhớ về thời gian; tránh việc mất tập trung. Với người mới thực hành nên thiền trong 10 phút, khi đã quen dần thì có thể tăng lên 15 – 20 phút mỗi ngày. Thiền trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy buổi sáng cũng là một lựa chọn rất tuyệt vời.

Có hai tư thế ngồi thiền là tư thế bán già và tư thế kiết già.Tư thế bán già: Ngồi gác chân nọ lên chân kia. Cụ thể là lấy bàn chân trái gác lên chân phải hoặc ngược lại.Tư thế kiết già hay còn gọi là toàn già: Để ngồi được kiết già đúng cách, ban đầu chúng ta ngồi khoanh chân tự nhiên, dùng hai tay nắm bàn chân phải từ từ gấp lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, dùng tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.

Hai tư thế này đòi hỏi chúng ta phải kiên trì luyện tập, để có thể thực hiện được một cách thuần thục, đặc biệt là tư thế kiết già.

Ba giai đoạn trong một buổi ngồi thiền:

Giai đoạn nhập thiền:

Trước khi vào ngồi thiền, chúng ta khởi động các khớp từ đầu cho đến chân sao cho các khớp xương và cơ được giãn ra, thoải mái. Chú ý khởi động kỹ đến khớp chân, khớp háng, đầu gối và cổ chân. Xác định mình sẽ ngồi theo tư thế bán già hay kiết già phù hợp với khả năng của mình. Chúng ta trải tọa cụ ra, đặt bồ đoàn lên trên tọa cụ. Ngồi lên bồ đoàn, vặn người nhẹ nhàng rồi vắt chân lên ngồi. Tiếp đó, đặt bàn tay phải để lên bàn tay trái. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân. Những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái vừa chạm nhau còn được gọi là bắt ấn Tam muội. Nếu lòng bàn chân bên nào trũng thì dùng khăn chêm vào cho bằng. Lưng ngồi thẳng, ngay ngắn vừa phải. Đầu không ngửa về sau, không cúi xuống quá, mắt nhìn xuống, tầm nhìn từ 1m đổ lại. Mắt hơi khép, mở khoảng 1/3 mắt. Để đầu lưỡi hơi chạm hàm trên. Dùng mũi hít thở 3 hơi thật sâu đều đều nhẹ nhàng. Khi hít vào quán tưởng“Mình đang hít không khí trong sạch đi vào lan tỏa khắp toàn thân”. Sau đó thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, quán tưởng “Những khí độc, bệnh tật, phiền não trong cơ thể đi ra ngoài”.

Giai đoạn trụ thiền:

Phương pháp số 1: Thiền sổ tức (đếm hơi thở) Đây là phương pháp dành cho những người mới sơ cơ bước đầu thực tập thiền. Đầu tiên chúng ta tập trung vào đếm hơi thở. Thở tự nhiên bằng mũi. Theo dõi hơi thở vào hơi thở ra và đếm từ 1 đến 10. Kết thúc hơi thở vào và thở ra đếm một, hít vào thở ra đếm hai, lần lượt đến mười, rồi bắt đầu trở lại từ một. Cứ đếm như thế suốt thời gian tọa thiền. Nếu trong lúc đếm từ một đến mười giữa chừng quên hoặc bị lộn số, chúng ta bắt đầu trở lại từ một. Sư Phụ dạy người sơ cơ học thiền phải kiên trì thực hành giai đoạn thiền này. Người nào chăm chỉ thực hành giai đoạn sổ tức thì sẽ dễ an định hơn. Khi đã thực tập phương pháp sổ tức thuần thục, không bị quên, nhầm lẫn, đếm rõ ràng từng số, từng hơi thở thì chuyển sang giai đoạn “tùy tức”.

Phương pháp số 2: Thiền tùy tức (theo dõi hơi thở) Phương pháp thiền tùy tức là phương pháp theo dõi hơi thở. “Tùy” là theo, “tức” là hơi thở. “Tùy tức” là theo dõi hơi thở. Ở giai đoạn này chúng ta không đếm hơi thở, mà chuyển qua theo dõi từng hơi thở một; hít vào thở ra nhẹ nhàng không có sự cố gắng dùng lực. Hít và thở tới đâu biết tới đó, hơi thở ra đến đâu cũng đều biết rõ. Sư Phụ chỉ dạy, nếu kiên trì công phu giai đoạn thiền tùy tức sẽ thấy tâm trong sáng, tĩnh lặng.

Phương pháp số 3: Thiền tri vọng (theo dõi vọng tưởng) Khi đã theo dõi hơi thở ra vào tốt, chúng ta chuyển sang phương pháp theo dõi tâm mình, gọi là tri vọng. Khi xoay lại và theo dõi tâm chúng ta sẽ thấy những vấn đề đang xảy ra trong tâm. Tâm mình nghĩ đến việc này việc kia, những hình ảnh như đang nhảy múa, những tưởng tượng, ảo tưởng, âm thanh vọng tới. Đó chính là vọng tưởng và chúng ta nên cố gắng nhận thức, biết rõ từng vọng tưởng đó. Sư Phụ dạy khi có vọng khởi lên chúng ta biết là vọng và không theo vọng tưởng đó, cứ thế cho đến khi vọng tưởng bớt dần.

Các bạn khóa sinh trong thời khóa tọa thiền tại sân chính điện chùa Ba Vàng Giai đoạn xả thiền

Mục đích của xả thiền là để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết lưu thông bình thường. Trước khi xả thiền, ta hít một hơi dài và sâu rồi thở ra bằng miệng như vậy 3 lần. Nên xả thiền theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, cử động toàn thân nhẹ nhàng trước, rồi cử động hai bả vai lên xuống.

Chúng ta cúi xuống, ngước lên, xoay sang hai bên, sau đó xòe nắm hai bàn tay. Chà xát hai bàn tay vào nhau tạo sức nóng rồi xoa lên trán, hai mắt rồi toàn bộ khuôn mặt. Chúng ta xoa mặt, xoa hai lỗ tai, xoa đầu, xoa gáy, xoa cổ. Bàn tay phải xoa từ vai xuống cánh tay, tay trái xoa từ nách xuống bên hông, hai tay kết hợp xoa một lượt rồi đổi bên. Tiếp sau, lòng bàn tay phải đặt lên ngực, tay trái trên lưng, hai tay kết hợp xoa một lượt (xoa ngang) tại 3 điểm: ngực, bụng, bụng dưới. Hai tay xoa thắt lưng, hông, đùi.

Ngồi Thiền Đúng Cách Tại Nhà

Có lẽ bạn chẳng còn xa lạ với cụm từ ngồi thiền tại nhà, bạn tự học cũng cũng có thể giúp bạn thành thạo các động tác thiền như một yogi thực thụ. Nhưng với nhiều người không tự tin vào mình thì 8 nguyên tắc cơ bản sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được nguyên tắc cơ bản nhất trong thiền.

1. Ngồi thiền đúng cách tại nhà mang lại tác dụng thần kì

Có một số người cho rằng thiền chỉ phù hợp với những người theo đạo Phật, hay những người tập Yoga hoặc là những người theo tập những môn võ có nguồn gốc từ phương Đông. Nhưng hiện nay thiền đã trở thành một hoạt động phổ biến và mang lại rất nhiều lợi ích nhất là với sức khỏe của chúng ta.

Khi chưa thực hiện ngồi thiền tại nhà bạn sẽ khó cảm nhận được những lợi ích mà nó mang lại. Nhưng chỉ cần bỏ 1 ít thời gian từ 2 đến 15 phút mỗi ngày, bạn có thể sẽ bị “ghiền”. Ngày nào bạn không thực hiện, bạn sẽ thấy bức bách và khó chịu vô cùng.

1.1. Ngồi thiền 2 phút mỗi ngày: Giảm stress hiệu quả

Tập trung làm việc cả một ngày sẽ khiến chúng ta bị “stress”. Cứ mỗi một ngày trôi qua lâu dần sẽ tích tụ một ít cứ thế “góp gió thành bão”. Và khi đó cơ thể chúng ta sẽ rơi vào tình trạng suy nhược trầm trọng. Để giảm được stress hiệu quả, chúng ta chỉ cần ngồi thiền 2 phút mỗi ngày. Thói quen này sẽ giảm thiểu những lo âu, căng thẳng và được ví như thần dược cải thiện tinh thần rất tốt.

1.2. Ngồi thiền đúng cách tại nhà với 5 phút: Loại bỏ được 300 giây sân si với đời

Theo Phật pháp, sân si cùng với tham tạo thành ba thứ độc nhất ngự trị trong mỗi con người. Nó cướp đi mất bản chất lương thiện vốn có của mỗi người. Họ sẽ trở nên ganh ghét đố kị thậm chí tức giận với người khác bởi người ấy có những thứ mà họ không có. Sau cơn tức giận ấy, họ thường tìm cách hãm hại người khác gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy hiểu được cơ chế ấy của cơ thể, các vị thiền sư đã cố gắng ngồi thiền đúng cách tại nhà với 5 phút không sân si với đời để bảo vệ sức khỏe và tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn.

1.3. Ngồi thiền 15 phút: Giúp trẻ hóa làn da

Ngồi thiền đúng cách tại nhà chỉ với 15 phút không chỉ giúp cơ thể được thanh lọc, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu. Không những thế còn có lợi cho lục phủ, ngũ tạng giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa lão hóa.

Thường xuyên ngồi thiền sẽ giúp cho khí chất của bạn trở nên điềm tĩnh, nhu hòa, trầm ổn. Với tư thế ngồi thiền truyền thống sẽ giúp khai thông kinh lạc, chị em phụ nữ sẽ không còn lo lắng vòng hai “quá khổ” nữa. Ngoài ra, còn giúp dáng người săn chắc với những đường cong mềm mại. Nếu các chị em kiên trì luyện tập thì chắc hẳn cánh mày râu sẽ đứng ngồi không yên đâu.

2. 8 nguyên tắc không nên bỏ qua khi thực hiện ngồi thiền tại nhà cho người mới bắt đầu

Phải loại bỏ những suy nghĩ, những lo lắng hằng ngày ra khỏi tâm trí.

Hãy tìm nơi nào đó yên tĩnh và sẽ không bị làm phiền. Để có thể tăng hứng thú cho việc trải nghiệm hãy chuẩn bị một cây nến thơm, một bó hoa hay hương trầm sẽ tạo cảm giác tuyệt vời.

Sử dụng miếng đệm là một trong những tiêu chí sẽ giúp bạn ngồi thiền đúng cách tại nhà. Nó sẽ giúp bạn không bị đau nhức trong quá trình dài duỗi cơ để ngồi bắt chéo chân.

Tránh mặc trang phục bó sát. Hãy chọn những trang phục bạn thường mặc để tập thể dục hoặc đi ngủ. Quần áo dễ thở, thoáng mát được xem là lựa chọn sáng suốt nhất.

Sau khi chọn được mốc thời gian phù hợp thì hãy tập ngay. Áp dụng và giữ tinh thần thật bình tĩnh trong suốt buổi tập ngay cả khi bạn cảm thấy lo lắng hay áp lực.

Trước khi tập, nếu đói hãy ăn một cái bánh hoặc uống 1 ly sữa nóng. Sau đó đi vệ sinh nếu bạn có nhu cầu.

Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ. Hãy đặt đồng hồ bấm giờ ở chế độ thời gian mà bạn muốn tập bởi với từng khung giờ nhất định sẽ mang lại một lợi ích khác nhau.

Tập trung vào nhịp thở, hãy quan sát và tránh phân tích nó. Mục tiêu ở đây giữ cơ thể thoải mái nhất trong từng nhịp thở. Hãy tận hưởng hơi thở trong từng khoảnh khắc.

3. Các bước tập ngồi thiền đúng cách tại nhà

Bạn phải đảm bảo đã chuẩn bị kĩ lưỡng 8 nguyên tắc trước khi bắt đầu.

Hãy chọn một trong ba tư thế mà bạn cho rằng nó phù hợp với mình nhất: Bạn có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng truyền thống, ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách hay ngồi kiết già như thế nào (thế hoa sen) miễn là đúng cách.

Cốt lõi của thiền định là sự tập trung. Bạn phải chắc chắn được rằng những yếu tố bên ngoài không làm ảnh hưởng tinh thần của bạn. Mắt chỉ nên khép hờ để đảm bảo không có sự căng cơ ở vùng mặt.

Chú ý quan sát nhịp thở nhưng không phân tích nó.

Khi cấp độ lên đến cực đỉnh bạn sẽ thấy tinh thần trở nên trống rỗng và không còn một vướng mắc nào. Khi đó tâm hồn sẽ rất nhẹ nhõm và bình yên.

Để khí huyết được lưu thông một cách bình thường. Bạn nên thực hiện một vài thủ thuật nhỏ. Hãy dùng hai tay cọ xát làm ấm và thoa lên vùng mắt. Sau đó vuốt nhẹ hai sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm rồi đến vành tay. Cuối cùng dùng tay xoa chân cho đỡ tê xoay hông, lưng để các cơ giãn đều.

Bạn nên biết thiền định không phải là một phương pháp thần kỳ mà nó là một tiến trình kéo dài. Hãy cố gắng sống chung thủy với nó bạn sẽ nhận ra trạng thái bình thản đang phát triển dần trong người của bạn. Tuy nhiên bạn có thể gặp ảo giác, hoặc ác mộng rất kinh khủng. Hãy ngưng ngay việc luyện tập và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để ngồi thiền đúng cách tại nhà thì bạn không nên bỏ qua 8 nguyên tắc như đã nêu trên.

Cách Ngồi Thiền Đúng Dành Cho Người Mới Tập

Con người chia làm 2 phần thể xác và tinh thần, và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tinh thần khỏe mạnh sẽ đem đến một cơ thể khỏe mạnh và ngược lại. Nếu như Chạy bộ, tập Gym…được coi là những môn thể thao rèn luyện cho cơ thể thì Thiền định chính là môn thể thao của não bộ, rèn luyện về tinh thần của các bạn; chỉ khi các bạn ngồi thiền đúng cách, mới giúp cho tâm tĩnh lặng, để từ đó giúp giảm căng thẳng, stress, đem lại một cơ thể khỏe mạnh, thân tâm an lạc . Trong bài viết ngày hôm nay Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt sẽ hướng dẫn các bạn “cách ngồi thiền đúng dành cho người mới tập”

Trước khi hướng dẫn cách ngồi thiền đúng dành cho người mới tập, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp một số câu hỏi sau:

Ngồi thiền là việc các bạn ngồi ở 1 tư thế liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thả lỏng cơ thể và hướng suy nghĩ đến một đối tượng cụ thể nào đó để giúp cho tâm tĩnh lặng.

Các bạn thân mến, thiền không hề gây nguy hiểm nếu bạn thực hành theo một phương pháp Thiền có hệ thống lý thuyết đầy đủ và khoa học, được hướng dẫn bởi những người hiểu biết tường tận về phương pháp này. Nếu các bạn thực hành thiền mà không hiểu về phương pháp mình đang luyện tập thì rất dễ bị tổn hại sức khỏe, thậm chí mất kiểm soát đối với cơ thể và tâm trí của mình.

Có thể bạn đã nghe thấy rất nhiều từ thiền trong cuộc sống, nhưng chắc hẳn bạn chưa biết thiền có rất nhiều tác dụng thực sự tuyệt vời dành cho con người không thể bỏ qua như: thiền giúp thanh lọc tinh thần và cơ thể, giảm sự đau đớn trên cơ thể, giúp tâm thanh tịnh, giảm stress, vượt qua khủng hoảng, tăng cường khả năng làm việc sáng tạo…

Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều các trường phái Thiền khác nhau, mỗi trường phái đều có 1 hệ thống lý thuyết riêng biệt, đều hướng con người ta đến những điều thiện, đem lại sức khỏe ổn định cả về thân và tâm. Tuy nhiên mỗi trường phái có những mục đích khác nhau thì hệ thống lý thuyết khác nhau, và cách luyện tập cũng khác nhau. Ở bài viết này, tác giả chỉ phân tích về mục đích Thiền để dưỡng sinh, đem lại 1 cơ thể khỏe mạnh, thân tâm an lạc.

Vậy học cách ngồi thiền nào là đúng nhất, cách thiền hiệu quả nhất đối với người mới tập?

Hầu hết các trường phái Thiền đều quy định 1 tư thế ngồi cho việc hành thiền, đây chính là sự khác biệt so với phương pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Việt.

Để đạt được sự tĩnh tâm, học viên cần phải thoải mái, thư giãn tối đa trong quá trình thực hành thiền định. Đối với người mới tập thiền, điều quan trọng đầu tiên là sự tĩnh tâm trong quá trình hành thiền, tư thế ngồi chỉ là sự hỗ trợ để giúp người tập định tâm nhanh hơn, người mới tập thiền thường không quen ngồi lâu, do đó 1 tư thế cố định sẽ cản trở sự thoải mái của cơ thể, khiến tâm của chúng ta khó tĩnh hơn, và khi tâm bị phân tán do sự không thoải mái của tư thế ngồi thì sẽ khó đạt được sự tĩnh tâm. Do đó Thiền Việt không quy định về tư thế ngồi, các bạn có thể ngồi ở bất cứ tư thế nào khiến bạn thấy thoải mãi, chú ý giữ lưng thẳng là được. Để chọn được cách ngồi thiền đúng nhất với cơ thể của bạn, thì bạn chỉ cần hiểu rằng, khi ngồi ở tư thế đó, bạn cảm thấy thư giãn nhất, thoải mái nhất, dễ chịu nhất thì đó là cách ngồi thiền đúng nhất với bạn.

Thiền Việt sẽ hướng dẫn ngồi thiền như sau, có 5 cách ngồi thiền phổ biến là:

Tư thế kiết già: hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn.

Tư thế bán già: chân trái đặt trên đùi phải, chân phải đặt dưới hoặc ngược lại, chân phải đặt trên đùi trái, chân trái đặt dưới.

Tư thế ngồi xếp bằng: 2 chân khoanh vào nhau

Tư thế ngồi Miến Điện: cả 2 chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm

Tư thế ngồi trên ghế: nên để độ cao của ghế đủ để phần mông ngang với đầu gối hoặc mông cao trên đầu gối

Tư thế ngồi kiểu Nhật Bản: ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.

Lưu ý: Trong tất cả các tư thế trên các bạn đều phải giữ lưng thẳng, điều đó sẽ giúp năng lượng luân chuyển tốt nhất trong cơ thể. Tay phải đặt lên tay trái, 2 ngón cái chạm nhau đặt sát vào bụng. Hít thở bằng mũi, hơi thở đều đặn, điều hòa. Thả lỏng cơ thể, thư giãn, thoải mái.

Đăng ký tư vấn

Bạn đang xem bài viết Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!