Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ngồi Thiền Đúng Dành Cho Người Mới Tập mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Con người chia làm 2 phần thể xác và tinh thần, và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tinh thần khỏe mạnh sẽ đem đến một cơ thể khỏe mạnh và ngược lại. Nếu như Chạy bộ, tập Gym…được coi là những môn thể thao rèn luyện cho cơ thể thì Thiền định chính là môn thể thao của não bộ, rèn luyện về tinh thần của các bạn; chỉ khi các bạn ngồi thiền đúng cách, mới giúp cho tâm tĩnh lặng, để từ đó giúp giảm căng thẳng, stress, đem lại một cơ thể khỏe mạnh, thân tâm an lạc . Trong bài viết ngày hôm nay Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt sẽ hướng dẫn các bạn “cách ngồi thiền đúng dành cho người mới tập”
Trước khi hướng dẫn cách ngồi thiền đúng dành cho người mới tập, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp một số câu hỏi sau:
Ngồi thiền là việc các bạn ngồi ở 1 tư thế liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thả lỏng cơ thể và hướng suy nghĩ đến một đối tượng cụ thể nào đó để giúp cho tâm tĩnh lặng.
Các bạn thân mến, thiền không hề gây nguy hiểm nếu bạn thực hành theo một phương pháp Thiền có hệ thống lý thuyết đầy đủ và khoa học, được hướng dẫn bởi những người hiểu biết tường tận về phương pháp này. Nếu các bạn thực hành thiền mà không hiểu về phương pháp mình đang luyện tập thì rất dễ bị tổn hại sức khỏe, thậm chí mất kiểm soát đối với cơ thể và tâm trí của mình.
Có thể bạn đã nghe thấy rất nhiều từ thiền trong cuộc sống, nhưng chắc hẳn bạn chưa biết thiền có rất nhiều tác dụng thực sự tuyệt vời dành cho con người không thể bỏ qua như: thiền giúp thanh lọc tinh thần và cơ thể, giảm sự đau đớn trên cơ thể, giúp tâm thanh tịnh, giảm stress, vượt qua khủng hoảng, tăng cường khả năng làm việc sáng tạo…
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều các trường phái Thiền khác nhau, mỗi trường phái đều có 1 hệ thống lý thuyết riêng biệt, đều hướng con người ta đến những điều thiện, đem lại sức khỏe ổn định cả về thân và tâm. Tuy nhiên mỗi trường phái có những mục đích khác nhau thì hệ thống lý thuyết khác nhau, và cách luyện tập cũng khác nhau. Ở bài viết này, tác giả chỉ phân tích về mục đích Thiền để dưỡng sinh, đem lại 1 cơ thể khỏe mạnh, thân tâm an lạc.
Vậy học cách ngồi thiền nào là đúng nhất, cách thiền hiệu quả nhất đối với người mới tập?
Hầu hết các trường phái Thiền đều quy định 1 tư thế ngồi cho việc hành thiền, đây chính là sự khác biệt so với phương pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Việt.
Để đạt được sự tĩnh tâm, học viên cần phải thoải mái, thư giãn tối đa trong quá trình thực hành thiền định. Đối với người mới tập thiền, điều quan trọng đầu tiên là sự tĩnh tâm trong quá trình hành thiền, tư thế ngồi chỉ là sự hỗ trợ để giúp người tập định tâm nhanh hơn, người mới tập thiền thường không quen ngồi lâu, do đó 1 tư thế cố định sẽ cản trở sự thoải mái của cơ thể, khiến tâm của chúng ta khó tĩnh hơn, và khi tâm bị phân tán do sự không thoải mái của tư thế ngồi thì sẽ khó đạt được sự tĩnh tâm. Do đó Thiền Việt không quy định về tư thế ngồi, các bạn có thể ngồi ở bất cứ tư thế nào khiến bạn thấy thoải mãi, chú ý giữ lưng thẳng là được. Để chọn được cách ngồi thiền đúng nhất với cơ thể của bạn, thì bạn chỉ cần hiểu rằng, khi ngồi ở tư thế đó, bạn cảm thấy thư giãn nhất, thoải mái nhất, dễ chịu nhất thì đó là cách ngồi thiền đúng nhất với bạn.
Thiền Việt sẽ hướng dẫn ngồi thiền như sau, có 5 cách ngồi thiền phổ biến là:
Tư thế kiết già: hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn.
Tư thế bán già: chân trái đặt trên đùi phải, chân phải đặt dưới hoặc ngược lại, chân phải đặt trên đùi trái, chân trái đặt dưới.
Tư thế ngồi xếp bằng: 2 chân khoanh vào nhau
Tư thế ngồi Miến Điện: cả 2 chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm
Tư thế ngồi trên ghế: nên để độ cao của ghế đủ để phần mông ngang với đầu gối hoặc mông cao trên đầu gối
Tư thế ngồi kiểu Nhật Bản: ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.
Lưu ý: Trong tất cả các tư thế trên các bạn đều phải giữ lưng thẳng, điều đó sẽ giúp năng lượng luân chuyển tốt nhất trong cơ thể. Tay phải đặt lên tay trái, 2 ngón cái chạm nhau đặt sát vào bụng. Hít thở bằng mũi, hơi thở đều đặn, điều hòa. Thả lỏng cơ thể, thư giãn, thoải mái.
Đăng ký tư vấn
Hướng Dẫn Ngồi Thiền Đúng Cách Cho Người Mới Tập
Ngồi thiền rất tốt cho sức khỏe của con người. Thế nhưng ngồi thiền như thế nào để đúng phương pháp cũng đòi hỏi một quá trình luyện tập chăm chỉ và có cách ngồi đúng tư thế. Cách ngồi thiền đúng phương pháp
Vấn đề ngồi thiền nhất là ở nhà bạn cần quan tâm đến thời gian cũng như công việc của bạn. Trước khi ngồi thiền cần phải gác lại công việc cũng như dành thời gian để thiền. Đồng thời xem xét và giải quyết những việc quan trọng trước khi vào thiền định.
Sức khỏe: Cần lưu ý nếu hôm đó bạn cảm thấy mình quá mệt mỏi hay ốm thì bạn không nên thiền định mà hãy đợi đến khi nào khỏe hẳn rồi thì bạn sẽ quay lại với việc thiền định.
Quá trình tập luyện: Trong suốt thời gian tập bạn cần phải tập trung cao độ giữ tư thế nguyên vẹn như vị trí ban đầu và bạn tuyệt đối không được đến những nơi quá ồn ào để tập. Những nơi tập cần phải yên tĩnh, có gió, có sự sống và không khí trong lành mát mẻ.
Hướng dẫn tập ngồi thiền đúng cách
Việc đầu tiên cần quan tâm là tư thế ngồi thiền của bạn. Cần phải ngồi thẳng lưng không nên cong lưng hoặc ngả lưng về phía trước. Đồng thời xác định rõ ràng tư thế của mình. Bạn sẽ ngồi kiểu nào, chân tay đặt ra sao. Tùy thuộc vào khả năng ngồi được của bạn. Với thời gian đầu bạn có thể tham khảo các tư thế trước như nên tập bán già.
Tiếp đó bạn sẽ thử ngồi bán già rồi đổi sang kiểu ngồi trên ghế buông lỏng 2 chân xuống và lưng vẫn trong tư thế thẳng lưng. Bạn cần chú ý đến đôi bàn tay của mình, có thể buông lỏng đồi bàn tay trên đầu gối hoặc đặt vào trong lòng, hoặc có thể để tay trên đầu gối và bàn tay như đang bấm huyệt. Sau khi ổn định được chỗ ngồi thì tư thế bạn lại phải chú ý đến tâm trạng của mình. Tâm trạng của bạn phải được thoải mái, bỏ xa những muộn phiền và chỉ nghĩ đến việc thiền. Trong khi thiền nhất định bạn không được suy nghĩ miên man. Tiếp theo bạn sẽ phải ổn định được hơi thở và chú ý đến hơi thở của mình. Thở ra một cách đều đều nhẹ nhàng và nhịp nhàng. Không được hấp tấp, nếu không bạn sẽ bị ảnh hưởng đến đường hô hấp khi ngồi thiền khi đó sẽ tạo cho bạn cảm giác bất an và không thoải mái.
Trong tất cả các nguyên tắc thì điều quan trọng nhất chính là sự tập trung. Khi ngồi thiền việc loại bỏ thị giác cũng là cách tăng độ tập trung nhất. Nên nhắm mắt lúc ngồi thiền khi bạn đạt đỉnh tới tinh khi tinh thần trở nên trống rỗng không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Khi đó dần dần bạn sẽ bước vào trạng thái vô thức, thoải mái, không vướng bận các lo lắng cũng như những lo lắng muộn phiền của cuộc sống.
Để khí huyết được lưu thông bình thường cũng như hết tê mỏi bạn cần thực hiện một vài động tác trước khi đứng dậy. Ví dụ như dùng tay cọ xát làm ấm sau đó thoa lên vùng mắt. Vuốt nhẹ hai sống mũi từ đầu mũi xuống chót cắm … Cuối cùng dùng tay bóp chân để bớt tê, xoay cổ lưng và hông để các cơ được thư giãn một cách tốt nhất.
3 Tư Thế Ngồi Thiền Đúng Cách Cho Người Mới Bắt Đầu
Tư thế ngồi thiền đúng – Bài này Chap sẽ hướng dẫn bạn ngồi thiền đúng cách với tư thế xếp bằng, bán và kiết già, cùng những lưu ý quan trọng khi ngồi.
Với người mới bắt đầu “bước chân vào cửa thiền” thì việc thiền sao cho đúng là điều luôn được quan tâm đến. Rất nhiều điều bạn sẽ phải tìm hiểu và thực hành để từng bước tiến sâu hơn trên con đường thiền tập. Nhưng trước tiên, hãy bắt đầu bằng những bước cơ bản qua việc tìm hiểu các tư thế giúp bạn ngồi thiền đúng cách tùy theo khả năng và điều kiện của mình.
Ngồi bán già là cách ngồi gác một chân lên bắp vế chân kia. Cụ thể là lấy bàn chân trái gác lên bắp vế phải, bàn chân phải ở dưới bắp vế trái. Hoặc lấy bàn chân phải gác lên bắp vế trái, bàn chân trái ở dưới bắp vế phải. Tùy theo cơ thể, bạn sẽ cảm thấy có chút khác biệt khi đổi giữa hai chân ở tư thế này.
Tư thế này cũng khá dễ thực hành nếu chân bạn chưa quá cứng. Trước khi ngồi, bạn nên tập một vài động tác khởi động nhẹ cho cơ đùi, háng và cổ chân là có thể vào tư thế thoải mái hơn.
Tư thế kiết già (hay còn gọi là tư thế hoa sen) là tư thế đúng nhất, thích hợp nhất cho việc ngồi thiền.
Để ngồi được kiết già đúng cách, ban đầu bạn ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời.
Kế tiếp, các bạn dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.
Đọc vậy thôi nhưng vì xương khớp ở chân của những người trưởng thành cứng rồi nên rất khó khăn để có thể ngồi được tư thế này. Nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì tập luyện, vượt qua những đau đớn ban đầu để có thể thực hiện tư thế một cách thuần thục. Như Zen ‘tuổi cao sức yếu’ rồi nên phải mất 3 tháng tập luyện thường xuyên mới vắt kiết già được ngon nghẻ.
Tập yoga thường xuyên là một phương pháp giúp cho các cơ và khớp trong cơ thể chúng ta trở nên linh hoạt, khiến quá trình tập luyện ngồi theo tư thế kiết già cũng được rút ngắn lại. Hơn nữa, yoga không những làm chúng ta có được thể chất khỏe mạnh mà cũng làm cho tinh thần của chúng ta trở nên tỉnh thức. Do đó, kếp hợp thiền và yoga sẽ giúp bạn có được sức khỏe toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài.
Những lưu ý để ngồi thiền đúng
Bởi khi thiền sẽ có một dòng năng lượng đi từ cột sống tới não, nếu ta gục xuống hay ủ rũ với lưng cong sẽ ngăn cản dòng năng lượng này, làm suy giảm hơi thở và giảm sự tập trung, tỉnh thức của tâm trí. Khi ngồi thẳng được, lưỡi bạn để chạm nhẹ lên nóc hàm trên. Mắt nhắm nhẹ nhàng (không quá chặt).
Tư thế kiết già là tư thế khó thực hành nhất nhưng lại đem đến lợi ích to lớn nhất. Bài viết ” Lợi ích của tư thế kiết già ” sẽ cho bạn biết những điều kì diệu mà tư thế này mang đến cho con người.
Little Chap
Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp
Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.
Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:
Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.
Xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Đây là tư thế toạ thiền đúng cách, vững chãi và hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tọa thiền là tâm toạ.
Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.
Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.
Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.
Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Thở Vào Ra Trong Lúc Toạ Thiền: Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.
Điều quan trọng của toạ thiền là tâm tọa tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Bước đầu tiên là phải đếm hơi thở để trú tâm nơi hơi thở. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập .
Do vì mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng . Một số những pháp môn này như sau:
Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.
Bạn đang xem bài viết Cách Ngồi Thiền Đúng Dành Cho Người Mới Tập trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!