Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Chơi Dota 2 Cho Người Mới Chơi Dota 2, Hướng Dẫn Nhập Môn Dành Cho Người Mới Chơi Dota 2 # Top 9 Trend | Karefresh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Chơi Dota 2 Cho Người Mới Chơi Dota 2, Hướng Dẫn Nhập Môn Dành Cho Người Mới Chơi Dota 2 # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chơi Dota 2 Cho Người Mới Chơi Dota 2, Hướng Dẫn Nhập Môn Dành Cho Người Mới Chơi Dota 2 mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Là một tựa game MOBA lâu đời nhất vẫn còn hoạt động, Dota 2 có lịch sử dày đặc, là một trong những game khó nhất để làm quen. Với 116 hero để chọn, và nhiều cơ chế hoạt động khác nhau như sẽ có vài phép xuyên magic immunity nhưng sẽ không gây sát thương, việc học hỏi những điều cơ bản chắc chắn sẽ gây đau đầu đối với những game thủ kiên trì nhất.

Đang xem: Cách chơi dota 2 cho người mới

Tất nhiên, tất cả các lão làng Dota 2 đều phải bắt đầu ở một điểm nào đó. Chúng ta đều phải vượt qua khoảng thời gian khó khăn này, và chắc chắn bất kỳ ai cũng đã gặp phải. Tuy nhiên, có những hero được xem là “dễ” phù hợp cho những người mới chơi. Những hero này sở hữu cách chơi cùng cơ cấu hoạt động trong game khá dễ hiểu.

Ngoài ra, những hero này không giảm thiểu tỉ lệ thắng của đội quá nhiều, nếu người chơi có lỡ tay feed quá đà và yếu do sự thiếu kinh nghiệm của mình. Hoặc có thể là chúng sở hữu những kỹ năng khiến cho việc bị giết rất khó.

Nếu bạn là người đang muốn thử tựa game MOBA khó nhất này, hãy thử cân nhắc những hero sau trong vài game đầu tiên của mình.

Crystal Maiden

Là một hero siêu support, Crystal Maiden không phải là hero mà bạn có thể phụ thuộc vào để gánh đội vào cuối game. Cô sở hữu lượng stats mỗi level rất tệ, máu cực kì giấy, và di chuyển chậm.

Tuy nhiên, những điều đó đã giúp CM trở thành một hero hoàn hảo cho người mới chơi. CM không yêu cầu khả năng last-hit hoặc kỹ năng ra quyết định sống-còn sau phút thứ 40. Nhiệm vụ duy nhất của hero này ở lane là giúp cho đồng đội của mình (thường là hero core) sống sót bằng việc quấy rối và khóa chân đối phương. Và nhờ có những skill phép dễ canh, thì khả năng phạm sai lầm khi tung skill là rất ít.

Độ mỏng manh của CM là một điểm yếu lớn, nhưng nó giúp cho người mới chơi biết chọn vị trí đứng ổn để tránh phải chết liên tục.

Vengeful Spirit

Vengeful Spirit là một support rất đáng tin cậy, với skill stun đơn siêu dễ và lượng agility tương tốt đối với một support. Trong khi Nether Swap đôi khi có thể bị sử dụng sai mục đích, độ hữu ích của nó cực kỳ rõ ràng đối với những ‘tay mơ’.

VS có lượng agility tăng khá cao, điều này cho phép hero có thể trở thành một support cứng cáp ở giai đoạn cuối game. Ngoài ra, VS có thể trở thành một carry thứ thiệt, nếu tình huống cho phép.

Lion

Lion thu hút được sự chú ý của người mới chơi ngay lập tức nhờ hai skill khóa chân mạnh, khả năng giúp hồi mana, và skill ultimate nuke damage cực kì mạnh. Khả năng tiêu diệt đối phương tức thì bằng Finger of Death có thể khiến người chơi tham lam, và chúng ta không thể trách móc họ.

Lion có cách chơi giống với Crystal Maiden và Vengeful Spirit – bảo về carry trong lane bằng việc quấy rối đối phương, và khóa chân chúng nếu kẻ thù có ý định lao vào bạn. Ở giai đoạn giữa đến cuối game, Finger of Death là một cách tuyệt vời để kéo máu các hero nguy hiểm, nhằm giúp cho đồng đội có thể kết thúc dễ dàng.

Cần nhớ là bạn phải tập skill Q, vì nó di chuyển theo đường thẳng từ dưới đấy lên thay vì bay đến đối tượng như skill Q của Vengeful Spirit.

Ogre Magi

Ogre Magi là một trường hợp khá đặc biệt trong vai trò support. Tuy hắn là một hero Intelligence, nhưng Ogre Magi lại không thể đánh xa, và chỉ số Strength nhận được cao hơn mức trung bình.

Với lượng giáp khởi đầu cao, Ogre Magi rất là trâu và có thể chịu đòn khỏe tronng giai đoạn đi lane cũng như khi đội muốn đẩy nhịp độ trận đấu. Đây là một hero tốt để người mới chơi cần biết về vị trí đứng và biết khi nào nêu rút thay vì tiếp tục tấn công.

Điều khiến cho Ogre Magi thật sự nổi bật chính là ‘độ may mắn’ của mình. Ultimate Multicast là một skill passive, giúp cho những kỹ năng khác của hero này cast nhiều lần liên tiếp. Nếu không có Multicast, Ogre là một hero rất trung bình với những skill phép đáng tin cậy, nhưng không mấy nổi bật.

Nếu may mắn, bạn hoàn toàn có thể quét sạch đối phương.

Sven

Giờ chúng ta bắt đầu bước sang các core hero – nhưng cách đánh cũng khá là rõ ràng. Sven có lẽ là ví dụ tuyệt vời nhất dành cho các newbie muốn cầm carry. Với lượng máu và giáp cao, cùng sát thương cao, với skill stun AoE dễ dàng.

Gameplay của Sven khá rõ ràng: farm, và sau đó đập mắt đối phương bằng Cleave và God’s Strength. Hero này cũng khá khó chịu ở giai đoạn đi lane. Với Storm Hammer, kết hợp cùng các skill disable hoặc gây phép của support, kẻ thù chắc chắn sẽ không dám lại gần.

Điểm yếu lớn nhất của Sven chính là dễ bị kite (lừa đi vòng vòng) và đặc biệt là với những đội biết cách kite. Blink Dagger là món đồ được lên để phát huy hết sức mạnh của Storm Hammer, sau đó có thể dùng các đòn tấn công đã được God’s Strength buff. Black King Bar cũng cần thiết cho Sven để hero này có thể thoát được stun và disable

Bristleback

Đây là chiến binh trâu bò, cứng và lỳ nhất trong Dota 2, Bristleback rất là khó để giết. Hero này là một trong những hero khỏe nhất game, và dành cho những ai không thích chết quá nhiều.

Bộ skill Bristaleback passive giảm mọi sát thương từ lưng và bên hông. Với những vị trí đứng đơn giản, Bristleback có thể sống sót trong cơn mưa đạn của kẻ thù, trong khi vẫn liên tục gây sát thương.

Điều thú vị nhất? Nếu đối phương tập trung vào Bristleback cuối trong teamfight, họ có thể sẽ phải trả giá lớn. Với khả năng stack từ Quill Spray và Viscous Nasal Goo, những đội bỏ qua Bristleback để đánh những hero mềm mỏng hơn có thể phải chịu sát thương nặng nề từ BB.

Sniper

Nếu đối phương chạy trốn, bạn có thể kết thúc chúng bằng Assassinate, có phạm vị cast lên đến tận 3,000 unit (đơn vị). Rõ ràng, không ai có thể thoát được tầm nhìn rộng rãi của Kerdel Sharpeye.

Trong lane, với tốc độ ra đạn nhanh giúp sniper đánh bại đối thủ trong cuộc đua giành last hit. Điều này giúp Sniper có lợi thế farm sớm, trong khi vẫn ‘đì’ đối thủ xuống bằng việc quấy rối cộng deny.

Tất nhiên, Sniper là một hero máu giấy, cho nên người chơi cần phải biết cách ‘kite’ đối phương và giữ Sniper ở phạm vi bắn xa nhất có thể. Việc lên Shadow Blade cũng giúp tránh bị gank, vì Sniper không có skill trốn thoát cho bản thân mình.

Phantom Assassin

Một trong những carry mạnh nhất từng tồn tại, Phantom Assassin thu hút người chơi mới bằng Ultimate, Coup de Grace. Tuy hoàn toàn dựa vào may mắn thế nhưng Coup de Grace có thể gây ra lượng sát thương đáng sợ, xử lý gỏn gọn hero trâu bò nhất chỉ trong chớp mắt.

Bộ skill còn lại giúp PA mạnh mẽ trong teamfight, và giúp trốn tránh support của đội đối phương trên lane. Đặc biệt, Blur giúp PA có khả năng một chọi một với các carry của kẻ thù, không phải lo chết trước khi mình ‘crit’ được chúng.

Giống với Sven, PA rất dễ dàng để kite, và dễ bị chết bởi những skill nuke damage và disable. Hãy chắc rằng bạn có lên Black King Bar trong lúc farm, để bảo vệ bản thân khỏi những skill của support đối phương.

Zeus

Đối với người mới chơi, Zeus nên đi mid bởi vì cách chơi rõ rệt của hero này. Thần sấm có những skill phép bổ trợ nhau rất mạnh, và skill nuke toàn cầu gây sát thương lên mọi hero còn sống của đối phương trên toàn bản đồ. Tất cả các skill của Zeus thật sự rất khó để bị dùng sai mục đích, vì chúng đều đảm bảo trúng các đối tượng.

Tuy hero này khá mềm và không có skill để chạy trốn, sự đóng góp của Zeus ở lane và trong teamfight không bao giờ được coi thường. Lightning Bolt gây ra lượng sát thương cực lớn, còn Thundergod’s Wrath có thể làm yếu toàn đội đối phương.

Người chơi cũng đừng nên sợ “cướp” mạng bằng ultimate của mình, nếu như gank đang diễn ra ở một lane khác. Tuy việc này giành lượng gold từ đồng đội, người đã cực lực kéo máu kẻ thù, nhưng tốt hơn hết là nên đảm bảo giành được mạng bằng Thundergod’s Wrath thay vì mạo hiểm khả năng đối phương trốn thoát được.

Dota 2: Hướng Dẫn Chơi Mid Dành Cho Người Chơi Mới

Khi thế giới đang phải đấu tranh với virus, bạn ngồi một mình trong căn phòng cách ly để giết thời gian.

Nó giống như vai trò của mid vậy. Tám người chơi khác chạy vòng quanh đánh nhau, trong khi bạn đơn độc đối đầu với đối thủ của mình.

Mid hay còn gọi là position 2, có thể được xem là vai trò quan trọng nhất của game (tuy nhiên, bạn có thể xem các vai trò khác cũng quan trọng không kém).

Mid quan trọng bởi nếu tính theo toán thì game có ba lane. Safe lane được mong đợi bạn phải thắng. Offlane được kỳ vọng sẽ thua. Tức 1-1 rồi. Thế là chúng ta còn lại mid lane. Nếu thắng lane này, kết quả lane của cả đội trở thành 2-1. Nếu để mất lane thì phép toán trở thành 1-2. Đơn giản vậy thôi.

GIỚI THIỆU VAI TRÒ

Mid lane thường là một chọi một. Là nơi bạn đưa game thủ giỏi nhất của đội mình đấu với đối thủ giỏi nhất của bên địch, và cố gắng giành lợi thế tại mid.

Mid lane giống như Gandalf trong Lord of the Rings vậy. Ông một mình chiến đấu và xuất hiện trong thời khắc khó khăn nhất, cùng những sức mạnh mới, để tiêu diệt kẻ thù sắp sửa kết liễu bạn, giúp tăng nhuệ khí đội và làm đối phương run rẩy.

Đây là vai trò của bạn nếu lựa chọn chơi mid. Người chơi được kỳ vọng phải thắng lane của mình rồi sau đó giúp đỡ đội bằng các pha xử lý quanh map.

Mid lane cũng thường được gọi là người điều khiển nhịp độ trận đấu (tempo controller). Tempo controller là người mạnh nhất trong đội và buộc nhịp độ trận đấu phải theo mình mỗi khi di chuyển đâu đó. Điều này yêu cầu bạn phải lên đúng level và item ở đúng thời điểm.

Ví dụ, Queen of Pain có thể mua Orchid Malovolence hoặc đạt level 6. Với item này hay ultimate của mình, QoP có thể cùng đội đi gank đối thủ hoặc buộc chúng phải rút lui, tạo ra cơ hội đẩy trụ.

Không phải hero mid nào cũng đảm nhiệm vai trò đó. Một số chọn chơi như position 1 hoặc carry và farm toàn game, mặc kệ đồng đội ra sao. Cách này không lý tưởng bởi đối thủ mid có thể gia nhập đội của hắn để ‘quậy phá khắp map’. Bạn sẽ bị bất lợi rất lớn vì theo thời gian map của đội sẽ bị thu hẹp, khiến cho đội khó tìm được lối chơi cũng như farm.

ĐẦU GAME

Đầu game đối với game thủ mid có thể từ 0-5 hoặc 0-10 phút đầu. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ một chọi một với đối thủ mid. Đây là khoảng thời gian rất căng thẳng do mọi last hit hay deny đều có thể tạo ra biến động lớn.

Trong giai đoạn này, bạn nên tập trung vào tăng tối đa CS (Creep score) của bản thân. Đội có thể chết nhưng bạn không thể làm gì hơn và nên ở trong lane – đây là lựa chọn tốt nhất.

Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi và bạn có CS tuyệt vời, có khả năng giết đối phương thì quá tuyệt, cứ tiếp tục như vậy!

GIỮA GAME

Giữa game có thể bắt đầu từ 5-20 hoặc 10-30 phút tùy vào trận. Với mid, vai trò mid của bạn tương tự carry. Bạn phải tìm được điểm cân bằng giữa farm và chiến đấu.

Bạn muốn tăng farm nhưng cũng muốn có các pha xử lý cùng đội bởi bạn có lợi thế nhờ một mình một lane.

Ở vài game, cả hai đội có thể chỉ farm và không bao giờ đánh nhau. Vài game có thể liên tục chạm trán. Nó thật sự tùy thuộc vào hero của hai bên là gì để quyết định cách tốt nhất để kết thúc trận đấu.

Ví dụ, đội bạn thiếu sức mạnh carry cuối game nhưng đối thủ thì lại mạnh về điểm đó. Trong tình huống này, cách tốt nhất cho đội nên là buộc giao chiến để đẩy lane và giành lấy khoảng trống của đối thủ. Với đối thủ, họ sẽ muốn farm toàn bộ giữa game để giành lợi thế về cuối game. Nếu đội quyết định để điều đó xảy ra và tham gia farm chung, khả năng cao là bạn sẽ thua về cuối game.

CUỐI GAME

Tại thời điểm này, ai ai cũng sẵn sàng đế kết thúc trận.

Trong giai đoạn cuối game, thứ tự position quan trọng hơn cả. Nếu là position 2, ưu tiên farm của bạn về cơ bản chỉ sau mỗi position 1. Do đó, bạn phải tiếp tục farm và sở hữu nhiều item nhưng quan trọng hơn, bạn cần phải phối hợp với đội để không bị ‘team-wiped’ (chết cả đội) và đưa ra các pha xử lý thắng trận.

Cuối game là giai đoạn mà game thủ mid, cũng như carry được kỳ vọng phải “lên sóng”. Tại đây, bạn là ngôi sao của trận, hay ít nhất đó là những gì game thủ mid phải đấu tranh để đạt được.

NHỮNG HERO ĐI MID

Death Prophet, Queen of Pain, Invoker, Outworld Devourer, Storm Spirit, Shadow Fiend, Zeus.

NHỮNG TUYỂN THỦ ĐI MID NỔI TIẾNG

Topson, No[o]ne, Maybe, CCnC, Armel

LỜI KẾT

Vai trò mid là một trong những vai trò quan trọng nhất của đội. Nếu thắng lane mình, bạn đã hơn đối thủ 1 điểm trong giai đoạn đi lane.

Vai trò này cần phải điều khiển game và nhịp độ trận đấu. Bạn nên kiểm soát map và dồn đối thủ vào thế khó, trong khi farm cho cuối game.

Mid cũng rất khó chơi. Bạn phải biết canh last hit giỏi bởi đối thủ mid luôn muốn deny mọi last hit của bạn, và bạn cũng muốn làm điều tương tự với hắn.

Vậy đâu là tố chất của một mid player? Làm thế nào để người chơi mới trở thành Topson thứ hai?

Theo dotabuff

Cẩm nang:

Dota 2: Hướng Dẫn Chơi Weaver Dành Cho Người Chơi Mới

Trong nhiều tháng qua, Weaver đang dần trở nên phổ biến và có tỷ lệ thắng ngày càng tăng, đặc biệt là ở những thứ hạng cao. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất tôi muốn nói về người hùng này. Weaver cũng là một trong những anh hùng tàng hình trong game thực sự hữu ích để hướng dẫn những người chơi mới. Lần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách chơi Weaver ở rank cao cũng như hướng dẫn chơi Weaver hiệu quả cho người mới chơi.

WEAVER ĐANG BỊ LỖI ĐỂ GÂY SỰ CHÚ Ý

Trong những năm qua, Valve và IceFrog đã biết cách làm cho các anh hùng ‘trông mạnh mẽ hơn’, nhưng thực tế thì họ không mạnh hơn là bao. Chúng ta có thể hiểu sự điều chỉnh này chỉ nhằm mục đích thay đổi meta hoặc tăng độ phổ biến của các tướng nhưng nó không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng trong Game. Weaver 7.28 là một ví dụ điển hình. Weaver có một tùy chọn vật phẩm mới tạo ra tiềm năng trong combat và tấn công nhiều anh hùng, trong khi lối chơi không có nhiều thay đổi.

Weaver’s Aghanim’s Shard khá mạnh: Giảm thời gian hồi chiêu của Swarm, kết hợp với khả năng bám theo kẻ địch tàng hình, sau đó tăng DPS. Tuy nhiên, hầu hết thời gian, Game không thực sự ép người chơi lấy vật phẩm.

Thay vào đó, điều khiến Weaver mạnh hơn nằm ở các vật phẩm mới. Falcon Blade chắc chắn là vật phẩm được chú ý nhiều nhất. Falcon Blade có thể thay thế Ring of Aquila về mặt chỉ số, đỡ phần nào cơn đói cho những lõi Agility không ngại spam skill để farm và cần nhiều máu để sống sót trong các cuộc gank.

Món đồ lớn thứ hai là Gleipnir: món đồ này thoạt đầu có vẻ không hợp lý với Weaver, so với Mjollnir, nhưng các chỉ số của nó lại rất lợi hại. Chưa kể việc kích hoạt Gleipnir cũng rất quan trọng khi đối đầu với các tướng nhanh nhẹn và cơ động.

Weaver cũng mạnh hơn nhiều vào giữa game – một điểm mà anh ta có thể giết hầu hết các anh hùng miễn là anh ta bắt kịp với Game. Weaver gần như săn đuổi những tướng không sở hữu độ cơ động cao. Gleipnir có thể giải quyết vấn đề này, nhưng bù lại lượng mana trả khá cao. Gleipnir tốn rất nhiều năng lượng để kích hoạt (200 năng lượng), nhưng nó cộng thêm 20 thông minh. Chỉ cần Weaver có khả năng hồi mana tốt, anh hùng hoàn toàn có thể sử dụng Gleipnir. Ngoài ra, một điều rất tình cờ là Falcon Blade lại xuất hiện đúng lúc để khắc phục sự cố thiếu mana từ Weaver.

CÁCH CHƠI WEAVER SHAPE “THE RIGHT”

Trong một bài viết trước, tác giả đã nói rằng những anh hùng tàng hình không phù hợp với những người chơi mới và tôi vẫn giữ nguyên lập trường đó trong bài viết này. Tuy nhiên, tàng hình vẫn là một công cụ trong Dota và chúng ta chắc chắn cần biết nó để hiểu rõ hơn về Game. Do đó, tác giả tin rằng Weaver là một anh hùng thích hợp để làm quen với cơ chế tàng hình.

Weaver’s stealth hoạt động tích cực hơn các hero tàng hình khác. Để phát huy hết lợi thế, người chơi cần áp sát đối thủ. Đây là lối chơi mặc định của Weaver và là bằng chứng cho thấy tàng hình không chỉ được sử dụng như một công cụ chạy trốn mà còn để đe dọa kẻ thù. Trên thực tế, ở các cấp bậc cao, đây là cách chủ yếu để sử dụng tàng hình và có thể xoay chuyển mà không bị đội đối phương phát hiện.

ĐỘNG CƠ?

Cuối cùng, chúng ta sẽ nói về lối chơi hiện tại của Weaver. Không ai khác áp dụng ‘thủy tinh pháo’ cho Weaver (giấy máu có tính sát thương cao). Trước đây, người chơi cố gắng tận dụng khả năng cơ động và Thời gian trôi để sống sót, tích lũy tiền thưởng để phát huy tối đa sức mạnh của Geminate Attack. Bây giờ, có vẻ như lối chơi đã thay đổi.

Mặc dù cách xây dựng này hạn chế sát thương, nhưng nó làm tăng đáng kể khả năng đệm của anh hùng. Weaver rất khó bắt: anh hùng nhanh nhẹn với khả năng tàng hình. Ngay cả khi bị bắt, trừ khi bạn nổ ngay tại chỗ, Weaver sẽ sử dụng Time Lapse để trả lại. Bắt Weaver hai lần và gây đủ sát thương hai lần, trong khi từ từ nhận được áo giáp khỏi Swarm, và sau đó bị đồng đội của Weaver quấy rối, nói rằng đó là một tình huống cực kỳ khó khăn.

Ngoài ra, Weaver hoàn toàn tiêu diệt các hỗ trợ mà không có vật phẩm DPS. Có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng Weaver có một lượng Agility tương đối mỗi cấp, giảm giáp và Double Damage sau mỗi 3 giây. Dù không đi theo khẩu pháo nhưng Weaver cũng không thể bị đối thủ bỏ qua. Weaver sẽ rất khó chịu và là một mối nguy hiểm ghê gớm. Với cách chế tạo xe tăng cơ động, nhiệm vụ của Weaver là sống sót và ‘cấu rỉa’ đối thủ: từ từ rồi kẻ địch cũng phải đếm bảng số.

ĐỐI TƯỢNG

Weaver là một trong những anh hùng độc nhất trong game hiện nay. Vô hình, nhưng không hẳn là một anh hùng vô hình. Anh hùng cơ động nhưng không có khả năng cơ động thực sự, nó chỉ là hiệu ứng tăng tốc di chuyển. Mang theo DPS, nhưng sẽ không nhận được vật phẩm DPS và thay vào đó tập trung vào việc cải thiện khả năng sống sót. Nhìn chung, đây là một tướng rất khó chịu, phù hợp với meta hiện tại và có thể hoạt động tốt với hầu hết các đội hình.

Theo dotabuff

Dota 2: Hướng Dẫn Chơi Hard Support Dành Cho Người Chơi Mới

Chúng ta sẽ tiếp tục series về các vai trò trong Dota để giúp người chơi mới hiểu thêm về game. Lần này, bài viết sẽ bàn về một trong những vai trò ít phổ biến nhất, nhưng quan trọng không kém – hard support.

Trong bài viết trước, chúng ta đã nói về các vai trò trong Dota và position 5 (hay Hard Support) là vai trò ít được ưu tiên nhất trong việc farm. Điều đó đồng nghĩa nhân vật của bạn sẽ thường là level thấp nhất và không có nhiều item vào cuối game.

Do đó, nó khiến cho nhiều người không muốn chơi ở vị trí này: có một suy nghĩ sai lầm chung trong cộng đồng là position 5 support không có tầm ảnh hưởng trong game, so với những vai trò khác. Điều này có thể đúng trước đây, nhưng những patch cân bằng trong vài năm qua đã giúp position 5 trở nên quan trọng hơn nhiều và đáng để chơi hơn.

Thật ra, bạn có thể nói hard support đang là vai trò thú vị nhất để chơi hiện nay. Game giờ có thời lượng ngắn hơn ở mọi mức rank, và các hard support, khác với những position khác, hiếm khi farm, đồng thời thường có sức mạnh đầu game mạnh hơn. Nếu chơi đúng, hero support hiếm khi ngồi không: bạn phải lên kế hoạch để tìm hướng tấn công hoặc giành lợi thế macro (kinh tế chung).

Không có quá nhiều khác biệt giữa support đầu, giữa và cuối game: bạn nên tập trung vào toàn bộ trận đấu và không bao giờ ‘hồn trên mây’. Có rất ít thứ khiến bạn thỏa mãn trong Dota ngoài việc ‘outplay’ đối thủ có networth gấp 5 lần bạn. Nhưng để đến được đó, bạn cần phải hiểu rõ những skill quan trọng nhất với một support.

HIỂU RÕ VỊ TRÍ ĐỨNG

Vị trí đứng có lẽ là skill quan trọng nhất trong Dota. Nó quan trọng ở mọi vai trò, nhưng với support, chỉ một bước đi sai có thể khiến bạn trả giá rất đắt. Đây là điều đầu tiên tất cả game thủ support nên tập trung vào.

Nói rộng ra, vị trí đứng là khả năng tìm được khoảng trống trong lúc chiến đấu để bạn phát huy tối đa tầm ảnh hưởng của mình trong khi phải sống sót lâu nhất để giúp đỡ đội. Trong khi những vai trò tank hoặc carry thường chủ động đi đầu, thì hầu hết các support nên đứng phía sau, sử dụng phép từ xa, chạy đi ngay khi các chiêu đang cooldown, và sau đó trở lại khi chúng đã hồi phục.

Sai lầm phổ biến nhất và lớn nhất mà các game thủ support mắc phải là họ cố đánh tay (auto-attack) hero đối tượng sau khi đã sử dụng các chiêu của mình (sau giai đoạn đi lane). Cách thức này có thể áp dụng trong 10 phút đầu trận, nhưng sau đó, lượng sát thương đánh tay của các support gần như không đáng kể. Ngoại lệ duy nhất là khi đội bạn đi gank một hero cơ động cao và bạn cần mọi sát thương có thể trong lúc disable đối thủ.

Support đánh tay lên hero tank thường không tạo ra khác biệt, nhưng nó lại để bạn phải rời vị trí, cho phép đối phương tìm và giết bạn dễ dàng. Trong hầu hết các trường hợp, rút về địa điểm an toàn hơn, chờ cooldown và trở lại chiến đấu với các disable hay chiêu hỗ trợ mình có.

SỬ DỤNG PHÉP

Học cách sử dụng phép trong Dota là kỹ năng tốn nhiều tháng để hiểu. Học khi nào không sử dụng chúng thì lại tốn đến nhiều năm. Skill trong Dota, so với vài game khác, thường có tầm ảnh hưởng cao hơn, nhưng cooldown lâu hơn. Biết khi nào sử dụng chúng sẽ khiến bạn trở thành game thủ giỏi hơn. Bạn không thể ấn tất cả các nút xong bảo mình hết nhiệm vụ.

Với các hero support: bạn chủ yếu đóng góp trong combat thông qua bộ skill của mình, và kết cục trận chiến phụ thuộc nặng nề vào cách bạn tung các disable, cũng như cách bạn bổ trợ đội.

Đừng bao giờ lãng phí bộ skill, luôn biết cách phát huy chúng tối đa. Tức bạn không disable lên những đối tượng đã bị disable, biết cần cast phép gây sát thương lên hero nào cũng như các ultimate lên những đối tượng ưu tiên nào.

Biết tank của đội có thể trụ được bao lâu hay carry bạn có thể xử lý nhanh đối tượng máu yếu bao lâu chỉ có thể đến từ kinh nghiệm. Nhưng khi đã nắm được mạch đấu của trận, hãy bắt đầu hỏi bản thân khi nào bộ skill của mình thật sự cần thiết trong tình huống đó.

NHỮNG THỨ NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM

Các support mới thường gặp những khó khăn sau: họ thường có suy nghĩ nhầm lẫn ‘tử vì đạo’ trong game (tức hy sinh vì đồng đội). Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào ý tưởng ‘chết có mục đích’.

Bạn nên là người kiểm tra các pha smoke gank tiềm năng từ đối thủ. Các hero support nên đi gần carry đang farm của đội nếu đội không đi chung và ráng lên vài item. Khi lane đã trống, các hard support nên là những người tiến sâu vào các vị trí nguy hiểm. Cuộc sống của support luôn hiểm nguy, nhưng nó rất có giá trị cho đội.

Luôn luôn cân nhắc xem các hành động của bạn có đem lại lợi ích cho đội không và khi nào bạn có thể sống sót mà không làm mất tầm ảnh hưởng của bản thân. Phát hiện pha smoke gank, bị giết, nhưng điều đó lại đem về thông tin giá trị cho đội mình. Tuy nhiên, sống sót luôn được đánh giá cao hơn: sử dụng high ground và tầm nhìn (bằng ward) để ráng sống sót nếu được.

Đẩy lane vào địa phận đối thủ buộc chúng phải phản ứng và rotate, tạo ra khoảng trống cho đội farm, nhưng nếu đẩy quá đà và để bị giết thì lại tồi tệ hơn là chơi an toàn và sống sót.

Kiểm soát được tầm nhìn bên phía đối thủ luôn có lợi, nhưng hy sinh mạng sống vì một ward có khả năng bị phá thật sự không xứng đáng chút nào: hãy cố gắng cắm ward trong khi đạt được những mục tiêu khác, thay vì lao vào địa phận địch chỉ để cắm ward. Ward được cắm tốt nhất khi đang dùng Smoke of Deceit cùng đội trong lúc gank.

LỜI KẾT

Tất cả những điều trên có thể gói gọn trong một ý tưởng sau: là support, đừng cố chết cảm tử, trừ khi bạn buộc phải làm thế. Các hard support quan trọng không kém gì carry ở mọi giai đoạn trong game. Chúng tuy không thật sự gây sát thương nhiều, nhưng lại là người khởi xướng việc gây sát thương đầu tiên.

Có nhiều skill trong Dota chỉ có thể phát triển thông qua tập luyện, còn một số khác chỉ học được ngoài game. Do những bài học này sẽ giúp bạn chơi giỏi hơn, nên hãy cố gắng bỏ thời gian ra để tìm hiểu.

Theo Dotabuff

Dota 2: Hướng dẫn chơi Carry dành cho người chơi mới

Bạn đang xem bài viết Cách Chơi Dota 2 Cho Người Mới Chơi Dota 2, Hướng Dẫn Nhập Môn Dành Cho Người Mới Chơi Dota 2 trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!