Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn Có Lợi Ích Như Thế Nào Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ? mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bộ đồ chơi nấu ăn có lợi ích như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? 1. Giúp bé học cách quan sát và ghi nhớ.Ở độ tuổi từ 1-8 tuổi là khoảng thời gian phù hợp nhất để các bé bắt đầu học hỏi và tìm tòi, vậy nên các bố các mẹ cần chú trọng việc dạy bảo, quan tâm khi các bé ở độ tuổi này. Các bé hay cảm thấy tò mò và hứng thú khi thấy mẹ nấu ăn, các bé rất muốn được giúp mẹ nhưng bạn lại sợ bé có thể gặp nguy hiểm. Một bộ đồ chơi nấu ăn sẽ rất phù hợp để bé vừa có thể quan sát, ghi nhớ tên từng loại dụng cụ, vừa có cơ hội bắt chước mẹ nấu món ngon cho cả nhà. Với bộ đồ chơi nấu ăn, các mẹ có thể giúp bé từ từ làm quen với dụng cụ làm bếp cũng như các loại thực phẩm cơ bản. Dần dần khi đã ghi nhớ được mọi thứ, trẻ sẽ bắt đầu quan sát cách mẹ nấu nướng, dọn dẹp và làm theo. Khi đó, bạn đã có thể yên tâm cho bé tham gia phụ giúp mẹ nấu ăn được rồi.
2. Tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.
Khi tham gia chơi trò chơi nấu ăn, các bé sẽ tự mình sáng tạo ra cách chơi mới và học được cách chia sẻ đồ chơi để cùng vui chơi cùng bạn bè, anh chị. các bé có thể trở thành người đầu bếp tài ba hay một bác bán hàng vui tính, bán hàng cho các khách hàng nhí là những người bạn của mình. Để trò chơi được thú vị hơn, trẻ sẽ tự suy nghĩ để làm những món ăn sáng tạo của riêng mình. Khi chơi cùng bạn bè, anh chị, các bé sẽ học được cách hợp tác, chia sẻ với người khác, biết cách phân công công việc cũng như giải quyết mâu thuẫn xảy ra khi đang chơi. Việc này sẽ giúp bé trở nên tự tin và hòa đồng hơn rất nhiều.
3. Bé học cách quan tâm, chăm sóc người khác.
Việc quan sát mẹ làm bếp và nấu cho cả nhà sẽ khiến bé cảm thấy thích thú, bé cũng muốn được nấu cho cả nhà món ngon, chăm sóc bố mẹ. Với bộ đồ chơi nấu ăn, bé sẽ có cơ hội nấu các món ăn đầy sáng tạo cho bố và cho mẹ, học được cách quan tâm, chăm sóc khi bố mẹ kêu đói. Khi chơi cùng với bé, bạn có thể trở thành khách hàng ở quán ăn của bé, hay có thể giả ốm để bé nhận thức được nhiệm vụ của mình, nhận ra rằng bạn cần đến sự giúp đỡ của bé. Bé sẽ bắt đầu nấu các món ăn để chiều lòng khách hàng, hay nấu một bát cháo con con để chăm sóc người ốm. Khi đó các bé sẽ dần dần học được cách quan tâm người khác. Bạn cũng cần nhắc nhở để bé ý thức được việc sau khi chơi xong, bé cần dọn dẹp gọn gàng mọi thứ, và cất gọn trước khi làm việc khác. Dần dần bạn sẽ tạo được một thói quen tốt cho trẻ, để khi trưởng thành, bé sẽ là một người biết quan tâm người khác và gọn gàng, có ý thức.
Sự Phát Triển Của Tranh Kính Nhà Thờ
Sự phát triển của tranh kính nhà thờ
Sự phát triển của tranh kính nhà thờ
1. Tranh kính thời Trung Cổ
Những bức tranh kính sơ khai được phát hiện làm ở Ai Cập và có niên đại thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Đến thế kỷ thứ I, người Roman đã biết sử dụng kính làm cửa sổ để lấy ánh sáng. Hàng nghìn năm nay kính và kính màu đều được chế từ chất silicat lấy từ cát, trộn lẫn đá vôi cộng thêm các phụ gia như muối rồi đem luyện ở nhiệt độ gần 3000oC. Để kính có màu sắc khác nhau người ta cho thêm các chất oxit kim loại khác nhau vào hỗn hợp kính nóng chảy trong quá trình luyện kính. Màu sắc quyết định giá thành của kính bởi giá trị của các chất oxit mà người ta trộn trong kính rất khác nhau. Xưa kia cũng như hiện nay những tấm kính màu đắt tiền nhất luôn luôn là màu đỏ, vàng, vàng cam và màu đỏ tía. Khởi thuỷ của tranh kính là các tác phẩm kim hoàn, kết hợp giữa kính với vàng, do các thợ kim hoàn làm ra. Sau này người ta dùng các khung sắt để gắn các mảnh kính lại với nhau và nhờ đó tranh kính mới có cơ hội ứng dụng rộng rãi với kích thước lớn hơn. Hiện nay người ta vẫn còn lưu giữ được một số chi tiết kính màu đơn sơ từng được sử dụng để trang trí nhà thờ Thánh Martin ở Tours, làm vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên.
Các tác phẩm kính ghép màu trên cửa sổ nhà thờ Thánh Martin, Tours, nước Pháp
Đến thế kỷ thứ X thì tranh kính cửa sổ mới bắt đầu được coi là một lĩnh vực nghệ thuật, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho các công trình kiến trúc Ki-tô giáo. Những bức tranh kính hoành tráng có khả năng toả sáng nhờ ánh sáng tự nhiên đã tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy và huyền bí, tăng thêm bội phần không khí linh thiêng cho các thánh đường. Bởi vậy ngay từ thời trung cổ nghệ thuật tranh kính màu được coi là một bộ phận không thể thiếu trong việc truyền bá Ki-tô giáo và được coi là công trình do Chúa Trời sáng tạo ra. Dấu tích của năm bức tranh kính trên các cửa sổ nhà thờ Augsburg Cộng hoà liên bang Đức được coi là những bằng chứng cổ nhất (làm vào thế kỷ thứ X), có giá trị nhất đối với lịch sử nghệ thuật tranh kính còn sót lại đến hôm nay, mô tả khuôn mặt của các nhà tiên tri trong kinh thánh.
2. Tranh kính với kiến trúc gothic
Kính ghép màu trong nhà thờ Saint Denis
Sau này vào thời kỳ nước Anh bị người Normandy chiếm đóng nghệ thuật tranh kính cũng đã được truyền bá sang Anh. Những tác phẩm tranh kính nổi tiếng mà ngày nay chúng ta còn thấy được ở Toà giáo hội Trưởng lão ở xứ York có niên đại năm 1150 là do chính các nghệ nhân của Pháp làm ra. Chẳng bao lâu sau các công trình kiến trúc Gothic và tranh kính màu đã xuất hiện ở và phát triển huy hoàng ở Đức và xứ Fleming. Trước thế kỷ XII tranh kính chỉ có kích thước nhỏ bởi kiến trúc của các nhà thờ Ki-tô chủ yếu theo phong cách Byzantium và Roman, được liên kết bằng những bức tường dày, có nhiều cột lớn chịu lực đỡ các mái vòm hoặc khung tò vò đồ sộ. Kỹ thuật mái vòm của Gothic cho phép giảm bớt sức chịu lực đè lên các bức tường mà nhờ đó có thể mở rộng tối đa các khoảng rỗng để đón nhận ánh sáng tự nhiên và cũng là cơ hội để tranh kính phát huy hết cỡ công năng của mình. Bức tranh kính màu lớn nhất của thế kỷ XII là những tấm kính vẽ màu được gắn bằng những thanh sắt thẳng. Sang thế kỷ XIII các thợ rèn bắt đầu tạo được những khung đỡ hình tròn và hình chữ nhật khổ lớn. Những chiếc cửa sổ hình tròn đặc trưng được bố trí xen kẽ các khối đá hộc đã góp phần làm cho các khối đá trở nên nhẹ nhàng, tao nhã. Loại cửa này được phổ biến rất nhanh và sau này được gọi là những chiếc cửa sổ “hoa hồng”, vì chúng có dáng dấp như những bông hoa khổng lồ đang nở. Chiếc cửa sổ “hoa hồng” tại nhà thờ Đức Bà Paris được coi là những chiếc cửa sổ bằng tranh kính nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất. Kiến trúc Gothic có thể được coi là một cuộc thử nghiệm về lòng can đảm, khích lệ châu Âu mạnh dạn từ bỏ quá khứ Trung Cổ để bước vào giai đoạn Phục Hưng. Những nghệ nhân của nghệ thuật tranh kính có được những cơ hội mới để sáng tạo ra cả một thiên đường tranh kính màu mới. Điển hình vô song cho nền nghệ thuật tranh kính giai đoạn này là nhà thờ Chartes ở Pháp. Không biết bằng cách nào các nghệ nhân làm kính đã chế tạo ra được những tấm kính với chất liệu hoàn toàn mới, có khả năng thẩm thấu toàn bộ ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài, và nhờ sự khúc xạ đặc biệt mà các bức tranh kính khổng lồ này có được hiệu ứng quang học hoàn toàn khác thường, huyền ảo và hài hoà đến mức mà trước đó người ta chỉ dám ước mơ. Rất nhiều tác phẩm bất hủ đã được sáng tạo trong giai đoạn này, nhưng do chiến tranh, nạn đói kém và dịch bệnh triền miên nên đến nay chỉ còn lưu lại được một số ít.
Cửa sổ ‘hoa hồng’ trên cửa Nam nhà thờ Đức Bà Paris
3. Cuộc cách tân vĩ đại của nghệ thuật tranh kính trong thời kỳ phục hưng
Bước sang thế kỷ XV, thời đại Trung Cổ đã phải kết thúc để nhường chỗ cho thời đại Phục Hưng. Nghệ thuật tranh kính nhờ đó cũng bùng nổ cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt phát triển tại Italy và Bắc Âu. Vào giữa thế kỷ XV Jan Van Eyck, một hoạ sĩ tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tranh kính, đưa nghệ thuật tạo hình vào các tác phẩm tranh kính do ông chủ trì thực hiện. Lần đầu tiên các hoạ sĩ thay thế cho các nghệ nhân trong việc thiết kế và chỉ đạo thực hiện các bức tranh kính. Tranh kính giai đoạn này từ chỗ chỉ là các tác phẩm thủ công nay được coi là các tác phẩm nghệ thuật. Các hình khối, đặc biệt là hình ảnh con người trong các công trình nghệ thuật được thể hiện bằng kỹ thuật sáng tối tao nhã của hội hoạ. Các lớp men màu phủ lên kính đã được cải tiến, trong trẻo hơn. Với việc xuất hiện Phong trào Cải cách ở châu Âu vào thế kỷ XVI, khi những người Calvin phản ứng lại sự áp bức của những người Tây Ban Nha và vua Henry VIII bắt đầu tấn công và tàn phá các nhà thờ Gia-tô, thì hàng trăm kiệt tác kính màu theo đó cũng bị phá huỷ. Hơn một thế kỷ người ta không còn nghĩ đến việc làm tranh kính. Công nghệ sản xuất kính màu bị thất truyền. Kỹ nghệ làm tranh kính bị lãng quên. Mãi đến năm 1644 nghị viện Anh mới bắt đầu nghĩ đến việc phục chế lại bức Đức Mẹ đồng trinh đã bị phá huỷ trước đó. Khi người ta sực tỉnh và ý thức được nhu cầu bảo tồn giá trị nghệ thuật tranh kính thì công nghệ làm kính màu gần như đã bị thất truyền. Trong tay hậu thế chỉ còn lại những mảnh kính màu bẩn thỉu, sứt sẹo. Không chỉ có các công trình kiến trúc Ki-tô giáo sử dụng tranh kính màu mà sau này trường phái kiến trúc Baroque cũng tận dụng tối đa công năng trang trí của kính màu. Trào lưu sử dụng kính trắng để lấy ánh sáng ở Pháp trong thế kỷ XVIII phải chịu trách nhiệm trong việc phá bỏ các tác phẩm kính màu ở các công trình kiến trúc tín ngưỡng và dân dụng, nhưng rất may mắn là những tác phầm tranh kính quý giá nhất đã được chuyển sang Vương quốc Anh và được bảo quản cho đến hôm nay. Tại Anh quốc một phong trào phục chế tranh kính màu xuất hiện. Đến thế kỷ IXX một số tác phẩm tranh kính kiểu Gothic vẫn được áp dụng vào kiến trúc ở Anh.
4. Kính màu opal
5. Tranh kính của thế kỷ XX và XXI
Nghệ thuật tranh kính cuả thế kỷ XX và XXI phụ thuộc vào xu thế phát triển của ngành kiến trúc hiện đại. Nghệ thuật tranh kính trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và thay đổi cùng với sự thay đổi kỹ nghệ sản xuất kính và làm tranh kính. Nhưng xét cho cùng, công nghệ làm tranh kính hiện đại hôm nay kể từ việc chế ra kính màu, phương pháp cắt gọt các mảnh kính, gắn kính bằng những chiếc khung kim loại… vẫn không có gì khác so với thời Trung Cổ. Để làm ra tranh kính người ta vẫn phải cần đến đôi mắt tinh tế của các nghệ sĩ trong việc chọn kính, chọn màu. Các quy trình làm tranh về cơ bản vẫn như xưa. Nghệ thuật làm tranh kính màu mãi mãi vẫn là sản phẩm của bàn tay khéo léo, là biểu thị của tinh thần, cảm hứng sáng tạo của con người và có thể nói đó là lĩnh vực nghệ thuật duy nhất đến nay vẫn không chịu tuân theo sự chi phối của máy móc, cho dù chúng ta đang ở giữa thời đại của công nghệ, của tự động hoá và tin học.
Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Trẻ 4 Tháng Tuổi Như Thế Nào?
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa. Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu sau sinh. Kể từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài bú sữa mẹ, trẻ bắt đầu tập làm quen với các thực phẩm dinh dưỡng khác (còn gọi là chế độ ăn dặm) và sữa công thức.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ví dụ như mẹ thiếu sữa. Con không chịu bú sữa mẹ hoặc bé gặp vấn đề sức khỏe thì ngay từ tháng thứ 4. Mẹ cũng đã có thể chuẩn bị các bữa ăn dặm cho con. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa trước khi cho con 4 tháng tuổi ăn dặm.
Bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi về cơ bản nên bao gồm đủ 4 nhóm dinh dưỡng
* Chất béo: gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phomai… Cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, giúp cho da tốt và cung cấp các vitamin tan trong dầu mỡ. PT tế bào não và hệ thần kinh của trẻ.
* Chất đạm: là thịt, cá, tôm, cua, lươn, ếch, trứng, đậu hũ… để xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể.
* Rau và trái cây: Cung cấp các vitamin và chất khoáng giúp điều hoà các hoạt động trong cơ thể bé. Đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón và các bệnh lý khác.
Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi
– 2 muỗng gạt chất đạm băm nhuyễn như thịt, tôm, cá, cua, lươn… (đong bằng muỗng canh – loại muỗng to bằng 2 muỗng cafe)
– 2 muỗng gạt rau, củ băm hoặc xay nhuyễn
– 1 muỗng canh dầu ăn hoặc mỡ nước (hoặc dầu ô liu)
Bước 1: Tất cả các thực phẩm như thịt, cua, cá, rau xanh mẹ đã chuẩn bị cần làm sạch, gỡ xương và xay nhuyễn.
Bước 2: Hòa khoảng 10g bột vào nước, đánh thật đều cho bột tan, không bị vón cục.
Bước 3: Đặt nồi bột lên bếp để lửa vừa, vừa đun tay vừa khuấy đều và đổ thêm phần thịt (cua, cá…) đã xay nhuyễn vào.
Bước 4: Khi thấy nồi bột bắt đầu sôi lăn tăn thì cho phần rau củ quả đã xay nhuyễn vào nấu tiếp.
Bước 5: Khi bột đã chín, mẹ nêm một ít dầu ăn, cho nhỏ lửa dần và tắt bếp.
Sau đó có thể múc cháo ra, để nguội vừa là có thể cho con ăn được.
Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi từ khoai lang?
– Cách chế biến:
Bước 1: Mẹ rửa sạch, gọt vỏ và hấp chín khoai lang
Bước 2: Sau đó, mẹ xay hoặc nghiền nhuyễn khoai lang với một chút sữa hoặc nước lọc.
Bước 3: Tiếp theo, mẹ nấu bột chín rồi cho khoai lang vào quấy đều. Mẹ cho tiếp lòng đỏ trứng vào nồi rồi đun thêm 1 – 2 phút.
Bước 4: Rây mịn một lần nữa rồi thêm vào 1 muỗng cà phê dầu thực vật là hoàn tất.
– Thực phẩm ăn dặm cho con nên là thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và an toàn.
– Nấu cháo ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi chỉ 7-10 phút là chín, không nên nấu quá lâu sẽ làm hao hụt mất chất. Sau khi cho rau vào nấu chín, đợi 1-2 phút là tắt bếp.
– Trẻ 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non yếu, nếu bé vẫn bú sữa mẹ đầy đủ thì không nên cho con ăn dặm quá sớm. Nếu cho con ăn cháo bột thì chỉ nên cho ăn 1 bữa/ ngày với lượng rất nhỏ.
– Những bữa đầu nên nấu thật loãng để con dễ nuốt, không bị nghẹn. Độ đặc tăng dần trong các bữa sau.
– Khi thấy con có biểu hiện bất thường như dị ứng hoặc hóc nghẹn nên lập tức thông báo cho bác sĩ.
Chúc bé có những giờ ăn dặm ngon và bổ dưỡng!
Singlemum tổng hợp
Good Living Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Nồi Cơm Điện
Gạo được ghi nhận là thực phẩm chính của nhân loại trên hàng ngàn nền văn minh trong lịch sử. Như vậy, việc nấu cơm có từ lâu đời, về bản chất cách thức nấu tương tự như ngày nay. Các công đoạn bao gồm: chuẩn bị gạo, dụng cụ để, sử dụng nước nóng hoặc hơi nước làm chín gạo.
Nồi cơm truyền thống Kamado
Trước khi nồi cơm điện được phát minh, gạo đã được nấu trên Kamado. Đây là một loại bếp lớn được xây ở một góc bếp. Để nấu cơm trên Kamado, đầu tiên phải nhóm lửa bằng củi. Tiếp theo, một cái nồi chứa gạo và nước được đặt trên bếp, sao cho tiếp xúc được nhiều lửa nhất. Hương vị của gạo phụ thuộc vào nhiệt lượng được sử dụng để nấu. Việc kiểm soát lửa trong Kamado vô cùng khó khăn. Người ta sẽ phải canh chừng ngọn lửa từ khi bắt đầu đến lúc nghi ngút khói. [1]
Thậm chí còn có một vần điệu hướng dẫn điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để nấu cơm. Nó viết: “Hajime choro choro, naka pappa, butsu butsu iu koro hi o hiite”.
Dịch nghĩa như sau: “Bắt đầu ở nhiệt độ thấp, sau đó tăng nhiệt, và sau đó hạ nhiệt trở lại khi bên trong nồi bắt đầu sủi bọt.”
Quả thực, nấu cơm bằng bếp Kamado vô cùng vất vả và hại cho sức khỏe bởi khói bụi sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, cần phải có một chiếc nồi cơm điện thay thế cho nó.
Khởi đầu không thành công của Mitsubishi
Nồi cơm điện đầu tiên của Nhật Bản (Toshiba Consumer Marketing Corp) bắt đầu từ thời Taisho (1912-1926). Nhưng phải đến năm 1945, nồi cơm điện đầu tiên được sản xuất tập đoàn Mitsubishi Electric Nhật Bản. [2]
Chiếc nồi cơm điện này được làm từ gỗ. Đầu của nồi cơm điện hình chữ nhật này có một vài điện cực được gắn vào chúng. Nấu cơm trong những bếp này không khó lắm. Tất cả bạn phải làm là rót một vài ly nước sạch và một vài chén cơm tươi. Nồi chính có nhiệt bên trong, đun sôi nước để nấu cơm. Gạo hấp thụ nước trong quá trình nấu, đảm bảo rằng nó ở trạng thái ấm và tươi. Lượng nước phải phù hợp với lượng gạo cho vào để nấu một nồi cơm ngon.
Một trong những vấn đề lớn nhất nồi cơm điện gặp phải trong những ngày đầu là chúng không hoàn toàn an toàn. Đầu bếp luôn có nguy cơ bị điện giật bởi nồi cơm điện. Đây là lý do tại sao chúng không phổ biến.
Mitsubishi cách mạng nồi cơm điện bằng cách sản xuất nồi cơm điện thương mại. Những nồi cơm điện này được làm từ nồi nhôm. Nồi chính bên trong những nồi cơm điện này có cuộn dây sưởi ấm. Không có nút để bật hoặc tắt nồi cơm điện trong phiên bản đầu tiên. Điều này có nghĩa là ai đó phải luôn ở bên nồi cơm điện để đảm bảo rằng họ không bị quá chín.
Có rất nhiều nhược điểm gắn liền với phương pháp cũ này. Thật không may, thiết bị đầu tiên không có nút bật và tắt tự động nên nó sẽ yêu cầu người đó phải xem nó mọi lúc trong quá trình nấu để cơm không bị cháy đen.
Bước đột phá của Toshiba
Vào khoảng tháng 7-1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsushita đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.
Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,8°C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 73°C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.
Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 90°C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.
Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 100°C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.
Đến năm 1955, nồi cơm điện tự động đầu tiên dùng trong gia đình mới được bán ở Nhật Bản. Công ty sản xuất Toshiba, đã dành 5 năm để phát triển nó. Sau nhiều thử nghiệm và sai sót, công ty đã đưa ra một phương pháp gọi là “nấu hai lần gián tiếp”. Trong vòng 4 năm, ít nhất 50% gia đình Nhật Bản sử dụng sản phẩm này của Toshiba.
Với sự ra đời của những chiếc nồi điện tự nấu cơm, Kamado dần biến mất, việc nấu nướng của những người nội trợ Nhật Bản cũng đỡ vất vả hơn. Khi các nhà sản xuất sản xuất nồi cơm điện chất lượng hơn, chúng nhanh chóng trở thành dụng cụ thiết yếu trong gia đình. Một “cuộc cách mạng nhà bếp” đã diễn ra.
Cuộc cách mạng nhà bếp
Vào năm 1960, những chiếc nồi cơm đầu tiên có thể giữ ấm cho gạo sau khi được nấu đã được bán, một số kiểu nồi có chức năng hiện giờ. Điều này có nghĩa là mọi người có thể ăn cơm mới nấu cho bữa sáng chỉ bằng cách đặt hẹn giờ tối hôm trước, và họ có thể giữ cơm nóng và ngon ngay cả khi đã nấu xong. Tiếp theo, trong nỗ lực làm cho cơm trở nên ngon hơn, các nhà sản xuất đã giới thiệu nồi cơm điện điều khiển bằng máy tính, điều chỉnh nhiệt độ bên trong nồi bằng một chiếc máy tính nhỏ. Chúng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1979.
Thời gian trôi qua, nồi cơm điện bắt đầu phát triển và trở nên tốt hơn. Tính năng hẹn giờ và màn hình LCD là một trong số ít các tính năng mà các phiên bản mới hơn của nồi cơm điện có. Những tính năng bổ sung này đủ để thu hút sự chú của người dùng đối với nồi cơm điện.
Một trong những lý do chính khiến nồi cơm điện phát triển vượt bậc là vì luôn có nhiều tập đoàn cạnh tranh với nhau để đưa ra những nồi cơm mới, có nhiều cải tiến. Khách hàng được hưởng lợi lớn nhất vì họ không chỉ nhận được sản phẩm tốt hơn mà còn nhận được mức giá phù hợp.
Một số phiên bản hiện đại thậm chí có thể làm nóng bánh mì và rau quả, bên cạnh nồi cơm “tiêu chuẩn”. Nồi cơm điện hiện đại là chúng không tiêu thụ quá nhiều điện, đảm bảo rằng hóa đơn hàng tháng của bạn được giữ ở mức tối thiểu.
Các công ty sản xuất nồi cơm điện tiếp tục bổ sung các tính năng mới giúp tăng cường khả năng sử dụng và hiệu suất của các thiết bị này.
Những chiếc nồi cơm hiện đại
Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, ngày càng nhiều hãng đồ gia dụng sản xuất các loại nồi cơm với những tính năng khác nhau, phục vụ nhu cầu của người dùng. Có thể kể đến một số loại nồi cơm điện sau:
Nồi cơm điện cao tần
Nồi cơm điện cao tần (thường có chữ IH trên thân nồi, viết tắt từ Induction Heating – công nghệ đốt nóng trong) sử dụng công nghệ làm nóng bằng từ trường để nấu. Chiếc nồi này sử dụng công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc, tức là làm nóng trực tiếp nồi cơm chứ không qua mâm nhiệt giúp nấu cơm ngon và bảo toàn dưỡng chất có trong gạo. Chiếc nồi này có rất nhiều chức năng nấu, đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của mọi gia đình.
Nồi cơm điện tử
Nồi cơm điện tử là nồi cơm được tích hợp màn hình điện tử dùng để điều khiển các chế độ nấu. Bộ điều khiển nồi cơm điện là các nút ấn cơ hoặc nút cảm ứng. Nồi cơm điện tử hoạt động nhờ vào bộ điều khiển được tích hợp sẵn trong bộ xử lý của nồi, người dùng cần phải chọn các chế độ nấu để thực hiện chức năng nấu nướng.
Ngoài chức năng nấu cơm như các nồi cơm điện truyền thống, thì nồi cơm điện tử còn có rất nhiều những tiện ích, tính năng thông minh, chức năng nấu khác nhau.
Nồi cơm áp suất điện tử
Nồi cơm áp suất điện tử là sự kết hợp của nồi cơm điện tử và nồi áp suất, với đầy đủ các tính năng cần thiết của 2 dạng nồi trên hợp thành. Cũng như nồi cơm điện khác, tuy nhiên nồi giữ kín lượng hơi nước trong nồi, hạn chế hơi nước thoát ra trong quá trình nấu, làm áp suất trong nồi tăng cao, làm chín mềm thức ăn.
Khi gần kết thúc quá trình nấu, nồi sẽ từ từ xả áp ra, khi nấu xong nồi báo hiệu bằng tiếng nhạc, bạn có thể mở nắp nồi ra để thưởng thức thức ăn. Nồi cũng được trang bị hệ thống van xả áp như các nồi áp suất, đảm bảo tính an toàn trong quá trình nấu nướng.
Nồi cơm tách đường
Nồi cơm điện tách đường là một loại nồi cơm điện điện tử (các loại nồi điều khiển cơ không thể làm được điều này) là một sáng chế của hãng đồ gia dụng Grayns. Nó có thể loại bỏ một phần lượng đường trong gạo khi nấu chín đồng thời giữ cho tỷ lệ Amylose (tinh bột hấp thụ chậm) cao hơn Amylopectin (tinh bột hấp thụ nhanh). Loại nồi này giúp hạ đường huyết với người bị tiểu đường, phòng ngừa các bệnh về béo phì, tim mạch, tai biến do các tinh bột xấu trong gạo gây ra.
Kết luận
Tham khảo
[1] Kamado Stove & Japanese Cooking, https://www.japanallover.com/2012/10/kamado-stove-japanese-cooking/
[2] https://www.timetoast.com/timelines/rice-cooker
[3] https://web-japan.org/kidsweb/hitech/rice/rice01.html
Eden Pham @ Goodliving., Biên soạn
Bạn đang xem bài viết Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn Có Lợi Ích Như Thế Nào Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ? trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!