Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí 4 Điều Nên Lưu Ý Khi Ngồi Thiền Chữa Bệnh mới nhất trên website Karefresh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn chỉ cần ngồi một chỗ và hít thở là đã có thể lấy lại được sự bình tĩnh, thanh thản trong tâm trí. Từ đó, cơ thể sẽ ngăn ngừa sớm một số bệnh tật như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, viêm khớp, viêm đại tràng…
Thoạt nghe, có thể sẽ cảm thấy rất hoang đường và khó tin. Nhưng trên thực tế, ngồi thiền chữa bệnh còn đem đến nhiều lợi ích lớn khác cho sức khỏe nếu bạn biết ngồi thiền đúng cách.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn hãy thử ngồi thiền kiểu Miến Điện (hai chân co lại, xếp chéo nhau) hoặc ngồi bán kiết già (đặt chân trái lên đùi phải hoặc ngược lại). Bạn có thể thực hiện ngồi trên ghế, trên đệm, sàn nhà hoặc bất kỳ nơi nào bản thân cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất để có thể tập trung ngồi thiền chữa bệnh.
Ngồi thiền chữa bệnh đem đến nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe nếu bạn biết ngồi thiền đúng cách (Nguồn: Internet)
4 điều cần lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh
Bạn nên ngồi thiền vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Hoặc có thể ngồi thiền chữa bệnh vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì đây là khoảng thời gian cơ thể đang được thả lỏng, thư giãn nhất, thích hợp để ngồi thiền.
Bạn tuyệt đối không nên ngồi thiền ngay sau khi tập thể dục hoặc sau khi ăn. Vì sau thời gian này, cơ thể cần được nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn hoặc lấy lại sức khỏe. Chính vì vậy, khi ngồi thiền lúc này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung nên tâm trí rất khó lấy lại được sự thư giãn, bình tĩnh.
Bạn nên mặc những trang phục ngồi thiền thoải mái, thoáng mát. Tránh mặc quần áo quá chật. Vì thời gian ngồi thiền lâu, không được dịch chuyển, cựa quậy nên những bộ đồ ôm sát người sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, rất khó ngồi thiền lâu.
Sau khi ngồi thiền, bạn không nên đứng dậy ngay mà nên thả lỏng cơ thể. Để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông, tránh bị chóng mặt, tê tay chân sau khi thiền.
Bạn cần tránh những lưu ý cần thiết để ngồi thiền chữa bệnh đạt hiệu quả cao (Nguồn: Internet)
Khách hàng luôn tin tưởng và lựa chọn luyện tập yoga tại trung tâm thể hình California Fitness vì những lý do sau đây
Yoga là hình thức luyện tập hiện đại và nâng tiến hơn thiền định. Đặc biệt, yoga có nhiều điều thú vị và nhiều đỉnh cao dành cho những bạn mong muốn chinh phục. Bên cạnh đó, yoga cũng có nhiều lợi ích cho việc điều trị và chữa bệnh. Vì vậy, thay vì ngồi thiền chữa bệnh tại nhà, bạn có thể đến với trung tâm thể hình California Fitness để tập luyện yoga.
Cơ sở hạ tầng sang trọng, đẳng cấp
Tại California Fitness, chúng tôi luôn mang đến những giải pháp tối ưu trong việc luyện tập. Với hệ thống phòng tập cao cấp hội tụ sự tinh tế và đẳng cấp đến từng chi tiết. Hơn nữa, không gian luyện tập đạt chuẩn 5 sao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giải trí của khách hàng. Đây là trung tâm thể hình lý tưởng để bạn tập yoga thay vì ngồi thiền chữa bệnh
California Fitness là trung tâm thể hình lý tưởng để bạn tập yoga thay vì ngồi thiền chữa bệnh (Nguồn: California Fitness)
Luyện tập cùng HLV chuyên nghiệp
Các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, kỹ năng về yoga và ngồi thiền chữa bệnh sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả. Ngoài ra, bạn còn được tư vấn về chế độ dinh dưỡng với thực đơn ăn uống tốt nhất cho sức khỏe và vóc dáng của mình. Đặc biệt, khi tập cùng HLV, bạn có thể thống nhất giờ tập với HLV sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt cá nhân của bản thân.
Cải thiện sức khỏe khi tham gia lớp yoga trị liệu tại trung tâm thể hình California Fitness
Yoga trị liệu (yoga therapy) là một phương pháp điều trị khoa học cổ xưa, tập trung vào cả thể chất lẫn tinh thần người tập luyện. Đến với lớp học yoga trị liệu, bạn không chỉ học được cách ngồi thiền chữa bệnh hiệu quả, mà còn được thực hiện các kỹ thuật yoga như cách hít thở, các tư thế, điều tức…
Hơn nữa, Yoga therapy còn điều trị bệnh tật bằng cách đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí. Đặc biệt, cơ thể sẽ cân bằng hoạt động của hệ cơ, xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể.
Trải nghiệm lớp Yoga trị liệu để học các kỹ thuật yoga như ngồi thiền chữa bệnh, thở, các tư thế,… tại trung tâm thể hình Cali Fitness (Nguồn: California Fitness)
Những lợi ích khi tập Yoga trị liệu tại California Fitness:
Cân bằng cơ thể và tâm trí
Cải thiện các bệnh về xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.
Ngăn ngừa lão hóa
Điều trị chấn thương thể thao hoặc các vấn đề sức khỏe khác như căng thẳng, cao huyết áp, đau cổ – lưng, hen suyễn, rối loạn dạ dày, táo bón, …
Phòng tập 5 sao đạt tiêu chuẩn với trang thiết bị hiện đại
Được các huấn luyện viên chuyên nghiệp có giấy chứng nhận từ trong và ngoài nước.
Cách Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ
Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là một kỹ thuật đơn giản, có thể làm dịu tâm trí, tăng cảm giác bình yên và giúp người bệnh ngủ một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, thiền định cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, giúp người bệnh suy nghĩ tích cực và tăng chất lượng cuộc sống.
Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có hiệu quả không?
Thiền định (hay phương pháp tịnh tâm) có thể giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn. Đây là một phương pháp đơn giản, có thể làm dịu tâm lý, thả lỏng có thể và tăng cường cảm giác bình yên trong nội tâm. Thực hiện thiền định trước khi đi ngủ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ bằng cách thúc đẩy sự bình tĩnh tổng thể.
Khi ngồi thiền, một loạt các thay đổi sinh lý sẽ xảy ra bệnh trong cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, thiền định có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, tư thế ngồi thiền (còn được gọi là tư thế hoa sen) có thể tạo ra một áp lực lên phần dưới cơ thể. Điều này giúp dòng năng lượng theo cột sống đi ngược lên hệ thống thần kinh trung ương, giúp não bộ thư giãn, tác động đến các xung thần kinh và dẫn đến trạng thái ngủ tự nhiên.
Bên cạnh việc kiểm soát hệ thống thần kinh trung ương, thiền định cũng có thể mang lại một số tác dụng như:
Tăng nồng độ melatonin (hormone gây ngủ)
Tăng nồng độ serotonin (tiền chất của hormone melatonin)
Giảm nhịp tim
Giảm huyết áp
Kích thích các bộ phận của não bộ điều khiển giấc ngủ
Giảm căng thẳng, lo lắng, stress
Ngoài ra, theo các chuyên gia, ngồi thiền có thể giúp não bộ, đặc biệt là khu vực dưới đồi hoạt động hiệu quả hơn. Điều này tạo tín hiệu đến tuyến yên, buồng trứng, giúp sản xuất hormone progesterone và estrogen. Điều này mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ đã mãn kinh và tránh các rủi ro khác do rối loạn nội tiết tố gây ra.
Hướng dẫn chi tiết cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Thiền định là một phương pháp đơn giản và có thể thực hành ở bất cứ vị trí nào. Tuy nhiên, để ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thiết lập một thói quen thiền khoa học.
1. Chuẩn bị trước khi thiền định
Khi ngồi thiền người bệnh không cần chuẩn bị bất cứ dụng cụ hoặc thiết bị đặc biệt nào. Tuy nhiên trước khi ngồi thiền, người bệnh nên chuẩn bị một số vấn đề như:
Chọn không gian yên tĩnh: Không gian yên tĩnh là yếu tố quan trọng khi ngồi thiền, đặc biệt là ở những người mới bắt tập tập thiền. Tắt tất cả các thiết bị phát ra âm thanh và ánh sáng gây mất tập trung. Ngoài ra, không nên sử dụng loại động hồ phát ra âm thanh hoặc mang đồng hồ ra khỏi nơi thiền định. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu, nến thơm để tăng không gian thư giãn.
Lựa chọn thời gian phù hợp: Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có thể thực hiện trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể thiền định sau khi thức dậy để tăng năng lượng trong ngày.
Sử dụng đệm khi ngồi: Thời gian thiền định mất ít nhất 15 – 30 phút, do đó người bệnh nên sử dụng đệm ngồi để tăng độ thoải mái và hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến mông và cột sống.
Quần áo phù hợp: Khi thiền định cần chọn quần áo thoải mái, rộng rãi với chất liệu phù hợp. Tránh các loại quần áo chật, bó sát người hoặc làm từ các chất liệu gây khó chịu như len hoặc vải tổng hợp.
Đảm bảo thời gian thiền định: Theo các chuyên gia, ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ cần thực hiện tối thiểu trong 15 – 20 phút và tối đa là 30 phút. Do đó, người bệnh có thể chuẩn bị đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ bấm giờ để đảm bảo thời gian thiền định.
2. Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Thiền định tập trung vào nhận thức về hiện tại, người bệnh cần tăng nhận thức, chú ý về hơi thở và cơ thể. Nếu nhận thấy một suy nghĩ hoặc cảm xúc trong lúc thiền, người bệnh cần để suy nghĩ đó trôi qua đầu mà không suy nghĩ hoặc đánh giá.
Cụ thể các bước ngồi thiền cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ như sau:
Ngồi trong tư thế thoải mái hoặc ngồi theo tư thế hoa sen trong Phật giáo, giữ thẳng cột sống, tay đặt lên đùi hoặc đầu gối. Giữa trạng thái thoải mái, thả lỏng, tránh căng thẳng hoặc tạo áp lực lên cơ thể.
Cúi nhẹ đầu và nhắm mặt lại để tránh tình trạng mất tập trung. Tuy nhiên nếu cảm thấy không thoải mái hoặc thiếu cảm giác an toàn khi nhắm mắt, người tập thiền định có thể mở mắt, tuy nhiên cần giữ trạng thái bình tĩnh, không suy nghĩ.
Tập trung vào hơi thở, hít thở bằng mũi. Trong khí hít vào đếm thầm đến 10, ngừng hơi thở đến thầm đến 10 và khi thở ra cũng đếm thầm đến 10. Thực hiện các thao tác hít thở 5 lần.
Hít sâu vào kết hợp căng cơ thể sau đó thở ra nhẹ nhàng kết hợp thư giãn cơ thể. Lặp lại 5 lần.
Chú ý hơi thở và phản ứng của cơ thể. Nếu cảm thấy áp lực ở một bộ phận nào đó, người bệnh nên dừng lại và thư giãn bộ phận đó.
Khi có suy nghĩ hoặc cảm xúc xuất hiện trong lúc thiền định, hãy từ từ tập trung vào hơi thở và để suy nghĩ đó bị lãng quên.
Người bệnh có thể gặp khó khăn và mất tập trung ở lần thiền định đầu tiên. Tuy nhiên, sau một thời gian não bộ sẽ quen với thiền định và người bệnh có thể thiền định ở bất cứ nơi nào hoặc thời điểm nào trong ngày. Thực hiện cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ liên tục trong 1 – 2 tuần đều đặn có thể cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, stress, đau đầu hoặc rối loạn cảm xúc.
3. Thiền quan sát cơ thể
Thiền quan sát cơ thể (Body Scan Meditation) tập trung vào các bộ phận của cơ thể. Mục đích của liệu pháp này nhằm tăng nhận thức cảm giác về cơ thể, giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng viêm hoặc đau đớn trong cơ thể. Ngoài ra, thiền quan sát cơ thể có thể tập trung ý thức vào cơ thể, thúc đẩy thư giãn, thả lỏng và cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Các bước thực thiền quan sát cơ thể cải thiện giấc ngủ bao gồm:
Loại bỏ tất cả các phương tiện có thể gây mất tập trung, bao gồm điện thoại hoặc máy tính bảng. Nằm xuống giường với tư thế thoải mái nhất.
Nhắm mắt và hít thở chậm, chú ý đến trọng lượng và áp lực của cơ thể trên giường.
Tập trung sự chú ý vào khuôn mặt, đến xương hàm, mắt và tất cả các cơ mặt.
Di chuyển sự chú ý đến cổ và vai, thư giãn các bộ phận này.
Tiếp tục di chuyển sự chú ý đến cánh tay, bàn tay, các ngón tay, đến lưng, bụng, hông, chân, bàn chân và các ngón chân.
Nếu có suy nghĩ hoặc trạng thái cảm xúc gây ảnh hưởng đến quá trình thiền định, người bệnh cần lấy lại sự tập trung bằng cách đếm nhịp thở. Nếu cần thiết, có thể lập lại quy trình thiền định theo hướng ngược lại, từ các ngón chân đến đầu.
Thực hiện thiền định 5 lần, người tập có thể rơi vào trạng thái giấc ngủ và ngủ một cách tự nhiên.
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có tác dụng phụ không?
Theo các nhà nghiên cứu, thiền định là một phương pháp rủi ro thấp và được xem là cách chữa mất ngủ tại nhà an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên đối với người bệnh có tiền sử bệnh tâm thần, rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, thiền có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, đối với các đối tượng không mắc bệnh tâm lý, mặc dù không phổ biến nhưng thiền có thể dẫn đến một số rủi ro như:
Gia tăng lo lắng, căng thẳng
Chóng mắt, hoa mặt, choáng váng
Thay đổi tâm trạng đột ngột
Rối loạn giải thể nhân cách, là tình trạng người thiền định cảm thấy mất kết nối hoặc bị tách rời khỏi những suy nghĩ của bản thân
Hội chứng giải thể nhân cách, là tình trạng người thiền định cảm thấy như đang quan sát chính mình từ bên ngoài cơ thể
Các tác dụng phụ này thường rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu lo lắng về các rủi ro hoặc có dấu hiệu biến chứng, người tập nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện thiền định.
Lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Bên cạnh việc tham khảo hướng dẫn thiền, người thực hiện cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ nên lưu ý một số vấn đề như:
Ngồi thiền vào buổi tối, gần giờ đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất
Kiên trì thực hành các bước thiền thường xuyên và đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu không thể tập trung, người bệnh có thể mở nhạc thiền định hoặc các loại nhạc sóng não, tiếng ồn trắng để thư giãn não bộ.
Nếu xuất hiện tình trạng hoang tưởng, trầm cảm, dấu hiệu rối loạn lưỡng cực hoặc có suy nghĩ tự tử, người bệnh nên dừng phương pháp thiền định và trao đổi với bác sĩ tâm lý.
Căng thẳng, áp lực, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây mất ngủ. Nhiều nghiên cứu cho biết, thiền định có thể làm dịu tâm trí, thúc đẩy chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ.
Tại Sao Ngồi Thiền Có Thể Chữa Được Bệnh?
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu Thiền là gì?
Thiền là phương pháp gom tâm trụ vào một điểm để giữ cho tâm trí được tĩnh lặng từ đó ta có thể kiểm soát được hoạt động của bộ não, giúp cho ta được cân bằng, tĩnh tâm, an lạc và sáng suốt.
Bệnh là gì? Tại sai chúng ta mắc bệnh?
Theo Đông Y từ ngàn xưa, bệnh là do sự mất cân bằng Năng lượng Âm Dương bên trong cơ thể. Sự mất cân bằng trong cơ thể lâu ngày tích tụ sinh bế tắc và hình thành nên bệnh tật. Sự mất cân bằng này do 2 yếu tố: Ngoại sinh và Nội sinh. Ngoại sinh là do những tác nhân bên ngoài tác động: gió, nắng, mưa, virus,.. hay chúng ta ăn phải những thức ăn chứa chất cấm, còn tàn dư thuốc bảo vệ thực vật; sinh sống ở nơi có nguồn nước, không khí bị ô nhiễm; ở môi trường sống, làm việc có nhiều nguồn sóng bức xạ không tốt cho cơ thể;.. sẽ dễ dẫn đến thân bệnh: cảm lạnh, sốt, ngộ độc thực phẩm,.. Nội sinh là những nguyên nhân phát sinh bên trong cơ thể: như khi chúng ta quá vui, quá buồn, lo lắng, giận dữ, suy nghĩ, sợ hãi, buồn bã kéo dài,.. dễ dẫn đến tâm bệnh: căng thẳng stress, u uất, trầm cảm, mất ngủ,.. Hay theo Phật Pháp ngoài thân bệnh, tâm bệnh còn có cả nghiệp bệnh do Thân – Khẩu – Ý phát sinh ra.
Thực hành 1 bài thiền tự chữa bệnh do Thầy Lê Thái Bình – Giám đốc trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt hướng dẫn:
Cách ngồi thiền để chữa bệnh?
Khi thiền định chúng ta chỉ hướng đến một đối tượng duy nhất hay còn gọi là Nhất niệm. Tùy theo các trường phái khác nhau mà đối tượng này có thể là hơi thở, câu chú, hình ảnh hay cảm nhận năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể.
Các nhà khoa học đã quan sát và nhận thấy khi Thiền định thì hơi thở chúng ta sẽ chậm lại, nhịp tim, huyết áp giảm xuống, sóng não và mức độ chuyển hóa cũng giảm theo. Đó là khi chúng ta không còn hướng suy nghĩ ra bên ngoài, quan tâm những việc cơm áo gạo tiền, mà hoàn toàn được hướng suy nghĩ vào bên trong cơ thể, quan sát chính bản thân lắng nghe cơ thể và sống chậm lại.
Khi thiền định đúng cách, sóng não có thể ở dạng Theta 4 – 8 Hertz: trạng thái thư giãn sâu, gống như lúc trước khi ngủ, người bình thường sẽ không còn nhận thức nhưng người thiền định sẽ vẫn có nhận thức. Đây là thể hiện sóng êm nhất, tâm trí, cơ thể và cảm xúc hoàn toàn tĩnh lặng. Giúp bộ não, cơ thể được thư giãn, thả lỏng hoàn toàn từ đó trở nên thông minh, sáng suốt, khỏe mạnh hơn.
Đối với phương pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng của Thiền Việt, các thiền sinh sẽ đồng thời tiếp nhận nguồn năng lượng từ vũ trụ đi vào khi thiền định sẽ giúp cơ thể được đả thông, điều hòa khí huyết kinh mạch huyệt lạc, đẩy lùi những bế tắc bên trong cơ thể. Khi khí huyết được lưu thông, các bộ phận bên trong cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, khí chất và dần dần được phục hồi, khỏe mạnh.
Không chỉ vậy, theo các nhà tâm lý, việc ngồi thiền có thể giúp con người kiềm chế cảm xúc, lạc quan, sống biết ơn và yêu đời hơn. Các công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh: Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng sáng tạo…
Như vậy, thiền là cách giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị hiệu quả các bệnh lý dù là thân bệnh hay tâm bệnh. Giúp chúng ta tĩnh tâm, sống chậm lại, biết quý trọng cuộc sống, sinh mạng, hướng thiện để chữa nghiệp bệnh. Nhưng chúng ta cũng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào thiền định để chữa bệnh. Mà bên cạnh đó còn cần phải có sự điều độ trong sinh hoạt, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thịt, tập thể dục thường xuyên đồng thời suy nghĩ tích cực, làm nhiều việc tốt sẽ giúp cho việc thiền định được phát huy tối đa hiệu quả.
Lưu ý: là chúng ta không nên tự học thiền theo hướng dẫn trên mạng hay sách vở. Mà nên theo 1 trường phái hay 1 khóa học để có người hướng dẫn cụ thể, chỉ dạy và giải đáp những thắc mắc. Bên cạnh đó cũng không nên quá mong cầu về việc khỏi bệnh hay khỏe mạnh hơn. Chúng ta hãy cứ thả lỏng, sống thuận tự nhiên, mỗi khi thiền định thì cảm nhận trân trọng những giây phút được thư giãn, được quan sát, lắng nghe chính bản thân mình. Đồng thời ăn uống ngủ nghỉ, tập thể dục điều độ, suy nghĩ tích cực và làm nhiều việc thiện kết hợp với thiền định, chắc chắn chúng ta sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc hơn.
Đăng ký tư vấn
Tư Thế Thiền Trong Yoga Và Điều Bạn Cần Chú Ý Khi Ngồi Thiền
Tư thế thiền trong Yoga
Ngồi thiền thường xuyên là một phương pháp giúp cho các cơ trong cơ thể chúng ta được giãn nở. Hơn nữa, thiền không những làm chúng ta có được thể chất khỏe mạnh mà cũng làm cho tinh thần của chúng ta vô cùng tỉnh táo và tập trung. Trong các tư thế thiền trong Yoga, ba tư thế sau là phổ biến nhất:
– Ngồi bán già: Ngồi bán già là cách ngồi gác một chân lên bắp vế chân kia. Chỉ ngồi tư thế này thôi thì bạn đã giữ cho cột sống của bạn thẳng thắn, không dễ bị nghiêng ngả những lúc bạn thiền sâu. Tư thế này khá là dễ thực hành nếu chân bạn chưa quá cứng. Trước khi ngồi, bạn tập một vài động tác khởi động nhẹ cho cơ đùi và cổ chân là có thể vắt lên được. Song, ngồi lâu ở tư thế này dễ gây mỏi và tê chân.
– Tư thế kiết già: Tư thế kiết già (hay còn gọi là tư thế hoa sen) là tư thế thích hợp nhất cho việc ngồi thiền. Để ngồi được kiết già, ban đầu bạn ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, các bạn dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. Đây là tư thế rất khó, nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì tập luyện, vượt qua những đau đớn ban đầu.
Một vài điều cần chú ý
Dù ngồi ở bất kể tư thế nào, bạn cũng phải luôn giữ lưng thật thẳng. Bởi khi thiền sâu sẽ có một dòng năng lượng đi từ cột sống tới não. Nếu lưng cong sẽ ngăn cản dòng năng lượng này làm suy giảm hơi thở và giảm sự tập trung, tỉnh thức của tâm trí.
Khi ngồi thiền, bạn cũng phải thả lỏng và làm giãn các cơ trên cơ thể nhất là cơ mặt và cánh tay, không gồng mình, gắng sức ngoài việc giữ cho cột sống thật thẳng. Thực tế, khi cơ mặt và cơ bàn tay giãn mềm thì toàn thân bạn đã đủ thư giãn do hai cơ quan này là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể.
Bạn đang xem bài viết Bật Mí 4 Điều Nên Lưu Ý Khi Ngồi Thiền Chữa Bệnh trên website Karefresh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!